Bầu cử tổng thống Mỹ
2024: Vì sao thế giới đang theo dõi chặt chẽ?
Katty
Kay
Phóng
viên BBC chuyên trách Hoa Kỳ
13
tháng 1 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gykqvw5pwo
Những
lá phiếu đầu tiên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sẽ được bỏ vào thùng phiếu
vào ngày thứ Hai 15/1 tại bang Iowa, khi Đảng Cộng hòa tiến hành chọn ứng viên
đại diện tranh cử với Tổng thống Joe Biden từ Đảng Dân chủ. Cuộc bầu cử tổng
thống không chỉ đang được theo dõi chặt chẽ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Sau
vài tuần gần đây tôi ở châu Âu, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã trở thành chủ đề
thường trực thu hút sự chú ý và quan tâm mạnh mẽ từ những người mà tôi nói
chuyện. Và không có gì ngạc nhiên.
Mỹ
hiện đang liên quan tới hai cuộc chiến tranh nóng trên thế giới, đó là Ukraine
và Gaza. Cùng lúc, quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi và căng thẳng trong khu vực châu
Á-Thái Bình Dương đã gia tăng.
Gần
với nước Mỹ hơn, các quốc gia vùng Trung Mỹ cũng trở thành tâm điểm khi mà ngày
càng có nhiều người di cư tìm cách vượt biên đến Mỹ qua tuyến biên giới đang
ngày càng trở nên lỏng lẻo. Và tuần này đã xảy ra các cuộc không kích do Mỹ dẫn
đầu nhằm vào quân Houthi ở Yemen.
Hầu
như không có khu vực nào trên thế giới mà vai trò lãnh đạo của Mỹ không có sức
ảnh hưởng.
Viễn
cảnh về một Donald Trump từ Đảng Cộng hòa quay trở lại Nhà Trắng, với chính
sách ngoại giao ‘Nước Mỹ trên hết’, đã thêm tính bất định vào bức tranh vốn đã
hỗn độn.
Một
số quốc gia trông chờ vào việc Donald Trump quay trở lại. Nhưng nhiều quốc gia
đồng minh của Mỹ ngày càng lo sợ về khả năng quay trở lại của một vị tổng thống
‘không giống ai’ mà họ từng thấy khó khăn trong quan hệ.
Thượng
nghị sĩ Đảng Dân chủ, Chris Coons, thuộc Ủy ban Đối ngoại và đồng Chủ tịch
chiến dịch tái tranh cử của ông Biden, cho tôi biết rằng vào mỗi buổi sáng ông
họp với các lãnh đạo nước ngoài hoặc các bộ trưởng ngoại giao, vào một thời
điểm nào đó, họ đã đặt câu hỏi về khả năng các cử tri của Mỹ có thể thật sự một
lần nữa, xoay sang lựa chọn Donald Trump làm tổng thống.
Vì
thế, dù đây là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các quốc gia khác cũng rất quan tâm
đến kết quả.
Không
có thủ đô nào trên thế giới theo dõi chiến dịch tranh cử này chặt chẽ như tại
Kyiv. Số phận cuộc chiến tranh Ukraine được cho là phụ thuộc vào kết quả của
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
“Nếu
chính sách của vị tổng thống tiếp theo – bất kể người ấy là ai – khác biệt đối
với Ukraine, lạnh lẽo hơn hoặc hướng về bên trong hơn… thì tôi nghĩ những tín
hiệu này sẽ ảnh hưởng mạnh đến diễn tiến của cuộc chiến tranh,” Tổng thống
Volodymr Zelensky gần đây đã nêu ý kiến.
Chiến tranh Ukraine:
Ba kịch bản có thể xảy ra trong năm 2024
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/029f/live/4c472a20-b289-11ee-beb5-e1400df560f2.png
Một
binh sĩ Ukraine trong xe tăng gần thành phố Bakhmut, miền đông Ukraine
Ông
Zelensky đã không nêu tên nhưng ông Trump đã tuyên bố sẽ chấm dứt cuộc chiến
tranh “trong vòng 24 giờ” sau khi được bầu làm tổng thống, mặc dù không giải
thích ông sẽ làm cách nào. Người dân Ukraine lo ngại Donald Trump sẽ thúc đẩy
đàm phán không theo hướng có lợi cho đại nghĩa mà họ đang theo đuổi.
Điều
này sẽ có lợi cho Nga, nơi truyền thông vẫn đặc biệt ủng hộ Trump, và một số cơ
quan truyền thông đã chỉ trích các nỗ lực loại ông Trump trong các cuộc bỏ
phiếu tại 16 bang của nước Mỹ.
Kênh
truyền hình NTV do Điện Kremlin kiểm soát đang tiến hành công kích. “Đây là sự
can thiệp thật sự vào cuộc bầu cử và chính người Mỹ làm xói mòn nền dân chủ.
Không có người Nga hay người Trung Quốc nào từng dám mơ về điều này,” phóng
viên của NTV Anton Ponomaryov nói với khán giả xem đài, không có dấu hiệu mỉa
mai.
Triển
vọng xoay chiều trong chính sách ngoại giao của Mỹ có thể được cảm nhận bên
ngoài biên giới Ukraine và sẽ đặc biệt khiến các nước châu Âu nằm gần Nga quan
ngại.
Xa
hơn, các đồng minh khác của Mỹ có thể đi đến kết luận rằng Mỹ không phải là một
đối tác an ninh đáng tin cậy. Một thượng nghị sĩ của Mỹ đã đưa ra viễn cảnh về
việc Nhật Bản phát triển kho vũ khí hạt nhân của chính họ nếu Mỹ ngừng hỗ trợ
Ukraine. Ông ấy nói với tôi rằng Tokyo có thể kết luận rằng ‘chiếc dù’ an ninh
hạt nhân của Mỹ có quá nhiều lỗ hổng.
Donald Trump sẽ định
hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a7f0/live/66a8b460-b289-11ee-bc2f-cb5579b90709.png
Cuộc
gặp giữa lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump năm 2019 thu
hút sự quan tâm của toàn cầu
Cũng
có viễn cảnh là ông Donald Trump nếu tái đắc cử sẽ tiếp tục thực hiện mong muốn
rút Mỹ khỏi NATO, căn bản làm suy yếu sức mạnh của liên minh quân sự này. Hai
người nắm vấn đề trong chiến dịch của Trump nói với tôi là ông ấy có kế hoạch
thực hiện điều đó.
Thượng
nghị sĩ Coons nói rằng việc các quốc gia châu Âu lo ngại là đúng.
“Mỹ
và các đồng minh châu Âu có cùng chung một thách thức đáng kể. Chúng ta phải
cùng nhau cho thế giới thấy rằng Putin không thể tồn tại lâu hơn chúng ta và
tầm nhìn của Chủ tịch Tập về chủ nghĩa chuyên chế không phải là điều tốt nhất
cho thế giới.”
Một
cuộc chiến tranh nóng khác, xung đột ở Trung Đông, rõ ràng đã làm rung chuyển
nền chính trị của Mỹ theo những cách khác nhau – người Mỹ trẻ tuổi hơn và người
Mỹ gốc Ả Rập phản đối sự ủng hộ của Nhà Trắng dành cho Israel – điều có thể
khiến ông Joe Biden thậm chí mất một bang ủng hộ trong cuộc bầu cử bởi vì yếu
tố này.
Thế
nhưng, phản ứng của người Israel đối với nền chính trị Mỹ có lẽ thậm chí còn
gây ngạc nhiên hơn. Người Israel thường ủng hộ Trump hơn Biden với tỷ lệ đông
đảo, nhưng một cuộc thăm dò hồi tháng 12/2023 của Midgam cho thấy sự chuyển
biến đáng kể trong sự ủng hộ dành cho ông Biden.
Một
cuộc điều tra trên truyền thông Israel cho thấy một nghịch lý mà người dân
Israel không hiểu, đó là tình cảm mà họ dành cho Joe Biden có thể sẽ gây tổn
hại đến khả năng ông tái đắc cử. Nhật báo chuyên về kinh doanh Calcalist đã
chạy dòng tít “Sự ủng hộ mà Biden dành cho Israel đã giúp củng cố sức mạnh cho
Trump trước cuộc bầu cử.”
Tuy
nhiên, những quốc gia Trung Đông khác có thể mong sự thay đổi ở Washington.
Chẳng
hạn, trong chiến dịch năm 2020, ông Joe Biden đã gọi Ả Rập Saudi là một nhà
nước bất trị. Rồi nhiều tháng sau khi ông lên nắm quyền tổng thống, việc Mỹ rút
quân khỏi Afghanistan một cách đầy thảm họa đã giúp Taliban củng cố quyền kiểm
soát.
“Tôi
nghĩ các quốc gia đối tác ở Trung Đông nhìn chung sẽ thích một tổng thống từ
phe Cộng hòa hơn ông Biden,” Matthew Kroenig, một cựu quan chức từ Bộ Quốc
phòng Mỹ, người hiện đang làm việc tại cơ quan nghiên cứu Atlantic Council (Hội
đồng Đại Tây Dương), nói.
Đối
với một số lãnh đạo nhà nước ở Trung Đông, một sự chuyển tiếp rời xa Joe Biden
có thể đồng nghĩa với việc ít có sự can thiệp và chỉ trích hơn từ Washington.
Ông
Kroenig nói một tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa có thể ít chỉ trích Israel hơn
về cách tiến hành cuộc chiến tranh tại Gaza hoặc rao giảng cho Ả Rập Saudi về
hồ sơ nhân quyền của quốc gia này.
Israel-Palestine: Có
phải giải pháp 'hai nhà nước' đang được tính đến?
Giải pháp ‘hai nhà
nước’ có chấm dứt xung đột Israel-Palestine?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8159/live/93e24f90-b289-11ee-8f07-bbfdfa890097.png
Người
dân Afghanistan tìm cách rời khỏi thủ đô Kabul sau khi Mỹ công bố rút quân vào
tháng 8/2021
Thượng
nghị sĩ độc lập Angus King vừa trở về từ phái đoàn lưỡng đảng của Thượng viện
đến Trung Đông. Ông ấy nói với tôi rằng sự tê liệt chính trị tại Mỹ đang gây
chú ý ở nước ngoài.
“Hamas
và Putin hiện có chiến lược giống nhau – đợi chờ Phương Tây đánh mất ý chí và
đợi nước Mỹ bị đánh bại bởi chính nền chính trị gây chia rẽ của mình.”
Từ
Bắc Kinh đến Buenos Aires, người dân theo dõi cơ hội thắng cử của các ứng viên
và chờ đợi kết quả.
Cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ có một lượng khán giả toàn cầu không giống bất kỳ cuộc bầu
cử nào khác. Bởi vì nước Mỹ vẫn đóng vai trò quan trọng hơn bất kỳ quốc gia nào
Thế
nhưng, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ sáu mà tôi đã trải qua này dường như
thu hút sự quan tâm của toàn cầu mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Lý
do một phần là vì nước Mỹ đã can dự vào quá nhiều khu vực trên thế giới, và
cũng bởi điều đã diễn ra sau cuộc bầu cử vừa qua. Cuộc bạo loạn vào ngày
6/1/2021 đã cho thấy tính chất mong manh của nền dân chủ Hoa Kỳ.
Hiện
nay, thế giới muốn biết nước Mỹ sẽ ra sao trong phép thử dân chủ lớn nhất kế
tiếp.
Cũng
như những cuộc khủng hoảng mà nước Mỹ đang phải đối mặt, vị tổng thống kế tiếp
sẽ phải đương đầu với những điều không ngờ.
Năm
2023 là năm nóng kỷ lục. Năm 2022 xảy ra chiến tranh ở châu Âu. Năm 2020 xảy ra
trận đại dịch mà không ai ngờ tới.
Nước
Mỹ không thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong số này mà không có các liên
minh mạnh mẽ trên toàn cầu – đây là lý do mà phản ứng của thế giới đối với cuộc
bầu cử này không chỉ có sức ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Mà còn
quan trọng đến cả nước Mỹ nữa.
--------------
Tường
thuật bổ sung do BBC Monitoring thực hiện với
các công đoạn việc theo dõi, dịch thuật và phân tích truyền thông trên thế giới
cho BBC News, các chính phủ, các cơ quan phi chính phủ và các tổ chức quốc tế
khác.
Bầu cử Mỹ 2024:
Trump-Biden tái đấu hay sẽ có bất ngờ?
Donald Trump sẽ định
hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
-----------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ 2024:
Trump-Biden tái đấu hay sẽ có bất ngờ?
10
tháng 1 năm 2024
Tổng thống Biden chỉ
được thông báo chuyện bộ trưởng quốc phòng nhập viện sau ba ngày
7
tháng 1 năm 2024
Donald Trump sẽ định
hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
24
tháng 12 năm 2023
Chiến tranh Ukraine: Ba kịch bản có thể xảy ra trong năm
2024
2 tháng 1 năm 2024
Giải pháp ‘hai nhà nước’ có chấm dứt xung đột
Israel-Palestine?
21 tháng 12 năm 2023
No comments:
Post a Comment