Bầu
cử tổng thống Đài Loan : Thách thức lớn trên hòn đảo nhỏ
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 12/01/2024 - 16:22
Ngày
13/01/2024, được kêu gọi tham gia các cuộc bỏ phiếu bầu cử tổng thống và
cơ quan lập pháp, người Đài Loan sẽ phải lựa chọn giữa việc bảo vệ quyền tự trị
của mình và mối quan hệ với Bắc Kinh. Một lựa chọn mang tính quyết định cho
tương lai của hòn đảo nhỏ, luôn thường trực nỗi lo bị Trung Quốc tấn công nhưng
đồng thời đang được đồng minh Hoa Kỳ rất quan tâm.
Một
cuộc mít tinh vận động tranh cử của Đảng Dân tiến (DPP) cầm quyền, Đài Bắc, Đài
Loan, ngày 11/01/2024. REUTERS - CARLOS GARCIA RAWLINS
Vượt
ra ngoài khuôn khổn một sinh hoạt chính trị mang tính chất dân chủ, cuộc bầu cử
ngày mai ở Đài Loan đang là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế, càng chú ý hơn
khi số phận của nền dân chủ Đài Loan được đặt trong bối cảnh quan hệ căng thẳng
giữa hòn đảo với Trung Quốc và cuộc đấu đầu chiến lược giữa Bắc Kinh và
Washington.
Những
năm gần đây, khi Hoa Kỳ mở rộng triển khai chiến lược trục châu Á-Thái Bình
Dương, Đài Loan đã trở thành nhân tố có ý nghĩa trong cuộc cạnh tranh và
xích mích giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nói rộng hơn nữa là giữa các nước phương
Tây và Trung Quốc. Ngay từ đầu Hoa Kỳ muốn sử dụng Đài Loan như một yếu tố gây
áp lực lên Bắc Kinh vì Washington đã bước vào giai đoạn xung đột thương mại,
công nghệ và sau đó là chính trị với Bắc Kinh và do đó cần phải tìm ra một yếu
tố có khả năng gây áp lực lên Bắc Kinh.
VIDEO
: https://youtu.be/Wkeu-fd6MFk
Supporters
of Taiwan's Taiwan People's Party (TPP) presidential candidate Ko Wen-je cheer
during an election campaign in Taipei, Taiwan, Friday, Jan. 12, 2024. Taiwan
will hold its presidential election on Jan. 13, 2024. AP - ChiangYing-ying
Người
Mỹ biết rõ Trung Quốc coi Đài Loan là một thành tố quan trọng trong chính trị
của họ cũng như không thể thiếu để thể hiện sự quyết tâm thống nhất, đoàn kết
dân tộc phục vụ các ý đồ đối nội của chính quyền Cộng sản vì thế Đài Loan có
thể trở thành quân bài lý tưởng để gây sức ép đối với Bắc Kinh.
Kỳ
bầu cử tổng thống tại Đài Loan lần này không có gì khác với các kỳ bầu cử dân
chủ trước từ khi hoàn đảo này thoát khỏi hệ thống chính trị độc tài quân sự, có
thể được tính từ 1988 khi cử tri Đài Loan được lựa chọn tổng thống của mình một
cách dân chủ.
Điểm
qua các gương mặt trong cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo hòn đảo hơn 23 triệu
dân, nằm sát cạnh Hoa Lục rộng lớn đang đầy tham vọng vươn lên chiếm vị trí
cường quốc số 1 thế giới. Người đầu tiên trong ba ứng cử viên tranh cử tổng
thống Đài Loan là ông Lại
Thanh Đức , cho Đảng Dân Tiến, hiện đang nắm quyền ở Đài Loan, kể từ
năm 2016 khi bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống. Ông Lại Thanh Đức, phó
tổng thống đương nhiệm, rõ ràng là người kế thừa bà Thái, người trong suốt hai
nhiệm kỳ tổng thống của mình luôn tìm kiếm cho Đài Loan một vị thế độc
lập đối với Trung Quốc. Chính quyền của Thái Anh Văn luôn lo ngại, Bắc
Kinh sử dụng chiêu bài « một đất nước hai chế độ » để sáp
nhập Đài Loan và cho rằng nền dân chủ Đài Loan và xã hội Đài Loan nói chung
ngày nay đang trong xu thế tự chủ, thậm chí độc lập so với Bắc Kinh về mọi mặt.
Ứng
viên thứ hai là ông Hầu
Hữu Nghi, ứng cử viên của Quốc Dân Đảng, đảng nắm quyền ở Đài Loan
cho đến năm 2016. Quốc Dân Đảng chủ trương một đường lối thực dụng, sẵn sàng
đối thoại với Bắc Kinh, được cho là nhân vật « thân Bắc Kinh ». Cuối
cùng là ứng viên, Kha
Văn Triết của Đảng Nhân Dân Đài Loan, một đảng do ông sáng lập và
lãnh đạo, đang lên và ít nhiều chiếm được cảm tình của người dân Đài Loan. Đảng
này là có quan điểm trung dung ủng hộ giữ nguyên trạng Đài Loan, tức là
không thân và cũng không chống Bắc Kinh.
Có
nhiều vấn đề vượt ngoài chuyện quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc sau kết quả
của cuộc bầu củ lần này. Nếu ông Lại Thanh Đức thắng cử - với cơ hội khá cao
theo các thăm dò dư luận - lập trường của ông vẫn sẽ là ủng hộ độc lập cho Đài
Loan, dù có lẽ ông sẽ không tuyên bố công khai điều này. Một chiến thắng của
đảng Dân Tiến, sẽ được Bắc Kinh coi là một hành động khiêu khích mới hoặc ít
nhiều là một thất bại trong chính sách của họ đối với Đài Loan.
Dưới
thời của bà tổng thống Thái Anh Văn từ 2016, Trung Quốc đã không ngừng gây áp
lực lên Đài Loan để nhắc nhở rằng hòn đảo không bao giờ là một quốc gia độc
lập, chỉ là một tỉnh của Trung Quốc, theo cách nào đó, và Đài Bắc không thể ứng
xử vô tư như một quốc gia độc lập trên trường quốc tế. Giới quan sát nhận thấy
nếu kịch bản đảng Dân Tiến tiếp tục nắm quyền thì Bắc Kinh sẽ có những phản ứng
cứng rắn chứng tỏ họ sẽ không bỏ cuộc và không hề suy yếu trước mắt Hoa Kỳ.
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong bài phát biểu đầu năm mới, đã nhắc lại
quyết tâm sẽ thống nhất với Đài Loan. Tuy ông không đưa ra thời điểm cụ thể,
nhưng báo chí chính thống Trung Quốc đã nhiều lần bóng gió nói đến là 2049, dịp
kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Và
phải nói thêm rằng Đài Loan là một trung tâm sản xuất chất bán dẫn lớn. 60%
chất bán dẫn được sản xuất trên thế giới và trên hết là 90% chất bán dẫn tiên
tiến đến từ Đài Loan. Với tiềm lực như thế, nếu Đài Loan trở thành một phần
không thể thiếu của Trung Quốc thì đó sẽ là một vấn đề thực sự đối với thế
giới.
Nhật
báo Pháp Libération trong bài xã luận số ra ngày 11/01 nhận định, nếu Bắc Kinh
phát động một cuộc chiến để thống nhất Đài Loan, ngoài những rủi ro về con
người, về địa chính trị thì thế giới sẽ tổn thất hơn 10 nghìn tỷ đô la trong
năm đầu tiên, tức là 10,2% GDP của toàn cầu.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Bầu
cử Đài Loan thách thức mục tiêu ổn định quan hệ với Trung Quốc của Mỹ
No comments:
Post a Comment