Bầu
cử Tổng thống Đài Loan : Những điểm chính của cuộc bỏ phiếu mang tính địa chính
trị cao
Anh
Vũ - RFI
Đăng ngày: 10/01/2024 - 15:26
Mối đe dọa từ nước láng giềng Trung Quốc
phủ bóng lên kỳ bầu cử quan trọng trên đảo Đài Loan, dự kiến diễn
ra vào ngày 13/1. Các cuộc thăm dò cho thấy ứng cử viên của đảng cầm quyền nhỉnh
hơn chỉ chút ít, phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hai ứng cử viên thân Bắc
Kinh khác.
Ứng viên tổng thống Đài Loan của Quốc Dân Đảng, Hầu
Hữu Nghi (trên xe) vận động tranh cử tại Đài Bắc, ngày 09/01/2024. AP - Ng
Han Guan
Cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của năm 2024 trên thế giới sẽ diễn ra tại
Đài Loan. Cử tri của hòn đảo 23,5 triệu dân nằm trong vùng Thái Bình Dương,
láng giềng với Trung Quốc, sẽ bầu chọn một lãnh đạo mới vào ngày 13 tháng
1, trong cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp cùng lúc để thay đổi 113 thành viên
Viện Lập pháp ( Quốc Hội).
Chủ đề về mối quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc bao trùm trong các
cuộc bầu cử này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người luôn khẳng định muốn “Đài
Loan hoàn toàn trở về với mẹ tổ quốc”, trong bài phát biểu đầu năm nay ông
đã nhắc lại quyết tâm sáp nhập hòn đảo này. Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng
hơn khi những năm gần đây đã chứng kiến nhiều gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Hồi tháng 8 năm 2022, chuyến viếng thăm hòn đảo của chủ tịch Hạ Viện Mỹ,
bà Nancy Pelosi đã khiến Bắc Kinh nổi đóa. Từ đó đến nay, những hành động răn
đe trên biển của Trung Quốc đối với Đài Loan diễn ra hầu như hàng ngày.
Chúng ta cùng lược qua những điểm chính của một kỳ bầu cử mang tính địa
chính trị cao này.
Các
ứng cử viên tổng thống là những ai ?
Tổng thống đương nhiệm, bà Thái Anh Văn chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ thứ
hai và hiến pháp không cho phép bà tranh cử thêm nhiệm kỳ nữa. Vị phó của bà,
ông Lại Thanh Đức thay bà ra tranh cử, đại diện cho đảng cầm quyền Dân Tiến, một
đảng có đường lối cứng rắn nhất với Hoa Lục.
Đối mặt với ông, hai ứng cử viên ban đầu muốn kết hợp phiếu bầu của mình
để có thêm sức nặng đối phó với DPP, cuối cùng họ đã đăng ký ứng cử riêng
lẻ do không đạt được sự đồng thuận. Đó là ông Hầu Hữu Nghi (Hou Yu-ih), 66 tuổi,
cựu cảnh sát và cựu thị trưởng nổi tiếng của thành phố Tân Đài Bắc, là ứng cử
viên của Quốc dân đảng (KMT). Đảng đối lập chính này là sứ giả của việc nối lại
quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó là Kha Văn Triết (Ko Wen-je), cựu đô trưởng
Đài Bắc, người đang tranh cử với tư cách ứng cử viên cho Đảng Nhân Dân Đài Loan
(TPP) do chính ông thành lập.
Chủ
đề bao trùm trong chiến dịch tranh cử là gì?
Dù cử tri Đài Loan đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ liên quan đến
cuộc sống hàng ngày của họ : Giá cả sinh hoạt, khoảng cách giàu nghèo, quyền có
nhà ở và việc làm và thậm chí cả tình trạng dân số già đi. Nhưng một trong những
chủ đề chính của chiến dịch tranh cử là vị tổng thống tương lai sẽ xử lý mối
quan hệ với Trung Quốc như thế nào.
Sau khi nổ ra các cuộc chiến tranh ở Ukraine rồi đến Gaza, không
còn ứng viên nào né tránh giả thuyết hòn đảo phải đối mặt với chiến tranhh, cả
ba đều “ thừa nhận nguy cơ Đài Loan trở thành khu vực xung đột tiếp
theo”, Kinh Bách Quân (Jing Bo -jiun), nhà nghiên cứu Đài Loan tại Đại học
Oxford, nhận định trên trang báo Guardian. Ông phân tích : “Họ nhằm
mục đích thuyết phục cử tri rằng họ là những nhà lãnh đạo có khả năng nhất
trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.”
Lập
trường của các ứng cử viên đối với Bắc Kinh thế nào ?
Ứng cử viên DPP tự cho mình là “một người thợ thực dụng vì nền độc lập
của Đài Loan”. Tuy nhiên, ông Lại cho biết ông vẫn để ngỏ cánh cửa trao đổi,
hợp tác với Trung Quốc nhằm “cải thiện phúc lợi cho người dân”. Ông nói
trong một cuộc tranh luận: “Chừng nào có sự bình đẳng và tôn trọng phẩm giá ở
cả hai bên eo biển Đài Loan, thì cánh cửa của Đài Loan sẽ luôn rộng mở”.
Ngay cả tỏ ra có chủ trương độc lập mạnh mẽ nhất, DPP chưa bao giờ vượt qua làn
ranh đỏ tức là tuyên bố Đài Loan chính thức độc lập.
Cả Quốc Dân Đảng và đảng Nhân dân Đài Loan đều hướng tới việc xích lại gần
hơn với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Quốc Dân Đảng, lâu nay ủng hộ thống nhất với
Trung Quốc, những năm gần đây đã thay đổi lập trường trước tâm lý mang tính dân
tộc chủ nghĩa ngày càng tăng của Đài Loan. Ứng cử viên của đảng, ông Hầu tuyên
bố rằng ông phản đối cả nền độc lập của hòn đảo cũng như kịch bản “một quốc
gia, hai chế độ”, được Bắc Kinh sử dụng để quản lý Hồng Kông. Ông muốn
duy trì “nguyên trạng” với Trung Quốc.
Ứng cử viên thứ ba, Kha Văn Triết, muốn trích dẫn Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Antony Blinken để giải thích quan điểm của mình về trường quốc tế : “Đài
Loan và Trung Quốc sẽ hợp tác nếu họ có thể hợp tác, cạnh tranh nếu cần cạnh
tranh và sẽ đối đầu với nhau nếu họ phải đối đầu”. Ông lưu ý: “Người
dân ở cả hai bên eo biển Đài Loan đều có cùng chủng tộc và có cùng lịch sử,
cùng ngôn ngữ, cùng tôn giáo và cùng văn hóa” . Tuy nhiên ứng cử viên
này ủng hộ việc “duy trì (hệ thống) chính trị”. và (lối sống) dân chủ và tự
do” của Đài Loan.
Dự
báo kết quả của bầu cử tổng thống?
Cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2020 diễn ra ngay sau làn sóng biểu tình
ở Hồng Kông phản đối sự can thiệp của Trung Quốc tại đặc khu. Việc đàn áp các
nhà đấu tranh dân chủ tại đó chắc chắn có ảnh hưởng dẫn đến việc cử tri đông đảo
bầu cho bà Thái Anh Văn, nhân vật hàng đầu trong việc bảo vệ chủ quyền và dân
chủ cho hòn đảo trước Bắc Kinh, với 57,1% phiếu bầu.
Lần này, các cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu cho thấy ứng cử viên đảng cầm
quyền chỉ vượt được một khoảng cách khá ngắn. Đảng của ông Lại Thanh Đức có thể
mất đa số trong Quốc Hội. Theo sát ông là ứng cử viên Quốc Dân Đảng (KMT), Hầu
Hữu Nghi, người mà theo cơ quan tình báo Đài Loan, có thể đã được sự ủng hộ
tích cực từ chính quyền Trung Quốc.
Nguy
cơ Trung Quốc can thiệp vào bầu cử Đài Loan ?
Chính quyền Đài Loan đã nhiều lần cảnh báo về sự can thiệp của Trung Quốc
vào quá trình bầu cử tại hòn đảo. Mặt khác, Bắc Kinh lên án Đài Loan “phóng
đại” sự việc để “khích động đối đầu và thao túng bầu cử”. Tuy
nhiên, Trung Quốc luôn coi DPP là một đảng ly khai và mục tiêu hàng đầu của họ
là thấy đảng này mất quyền lãnh đạo.
Nguy cơ can thiệp của Trung Quốc một lần nữa được ứng cử viên Lại Thanh Đức
giữa tuần qua nhắc tới. “Phe dân chủ rất lo lắng” về điều này,
ông tuyên bố mười ngày trước cuộc bầu cử, sau cuộc gặp với những người ủng hộ
ông ở Đài Bắc. Tư pháp Đài Loan mới đây đã mở điều tra về việc một số cử tri đã
qua thăm các tỉnh của Trung Quốc để quảng bá vận động cho các ứng cử viên thân
Bắc Kinh. Một số khinh khí cầu của Trung Quốc cũng được phát hiện lần đầu tiên
trên hòn đảo này hồi tháng 12. Theo một số chuyên gia, đó là ông cụ “chiến
tranh tâm lý” để khích lệ các cử tri thân Bắc Kinh.
(Theo Le Figaro)
----------------------------------
Các nội
dung liên quan
ĐÀI LOAN - TRUNG QUỐC
Phó
tổng thống Đài Loan: Duy trì “nguyên trạng’’ quan hệ hai bờ eo biển, nếu đắc cử
tổng thống
PHÂN TÍCH
Quan
hệ với Bắc Kinh, chủ đề bao trùm bầu cử Đài Loan
ĐÀI LOAN - TRUNG QUỐC
Trung
Quốc tiếp tục thả nhiều khinh khí cầu, bất chấp phản đối của Đài Loan
No comments:
Post a Comment