Bầu cử Đài Loan:
Trung Quốc gieo rắc nghi ngờ về Mỹ bằng tin thất thiệt
Tessa Wong
BBC
News, Đài Bắc
8 tháng 1 2024, 14:04 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c72y7dzpk98o
Các tin đồn đã cũ nhưng vẫn hiệu quả:
người Đài Loan đang được cho ăn thịt heo ‘nhiễm độc’ nhập khẩu từ Mỹ.
Tin đồn này đã kéo dài vài tuần qua, được tung ra sau một tin khác: chính
phủ Đài Loan bí mật thu thập máu của công dân và giao cho Mỹ để tạo vũ khí sinh
học nhằm chống Trung Quốc.
Cả hai tin đồn này đã nhanh chóng bị vạch trần.
Nhưng nó là một luận điệu đã nở rộ ở Đài Loan trước các cuộc bầu cử tổng
thống và lập pháp vào thứ Bảy.
“Nghi Mỹ luận” hay chủ nghĩa hoài nghi Mỹ, gồm các câu hỏi về sự thủy
chung của đồng minh lớn nhất của Đài Loan, vẽ nên chân dung của hòn đảo này như
một quân tốt thí bị Mỹ lợi dụng. Theo các nhà phân tích, mục tiêu tối thượng là
gây chia rẽ Đài Loan và Mỹ - và đẩy người Đài Loan vào vòng tay chào đón của
Trung Quốc.
“Dường như có thông tin cho rằng Mỹ sẽ không ủng hộ Đài Loan, hoặc sẽ bỏ
rơi hòn đảo này nếu có chiến tranh, hoặc tình hình không có lợi cho Mỹ,” Dương
Quang Thuấn, một nhà nghiên cứu về tin giả - người cho ra đời thuật ngữ này vào
năm 2018, nói.
Các chuyên gia về tin giả nói rằng Trung Quốc đã nhúng tay vào việc lan
truyền thông điệp này và có thể thậm chí đã tạo ra nó. Các bằng chứng cũng cho
thấy có sự tham gia của những người Đài Loan thân Bắc Kinh.
Việc này không phải lúc nào cũng là các thuyết âm mưu – đôi khi nó là một
sự nhấn mạnh các tin tức cho thấy Mỹ là xấu hoặc chỉ ra rằng nước này là một cường
quốc không đáng tin.
“Đối với Trung Quốc, đây là cuộc chiến dư luận,” Thẩm Bá Dương (Puma
Shen), một chuyên gia về tin giả Trung Quốc người Đài Loan, nói.
“Sẽ khó khăn hơn để Trung Quốc thuyết phục mọi người rằng họ là nước tốt
đẹp hơn, nhưng sẽ tương đối dễ hơn khi thuyết phục mọi người rằng Mỹ là xấu… Đối
với Trung Quốc, việc này có thể được coi là một thành công.”
Khi tập đoàn sản xuất chip TSMC của Đài Loan mở rộng sang Mỹ, việc này được
mô tả như là một sự ép buộc của Mỹ và ‘làm cạn kiệt’ tài nguyên của Đài Loan.
Và việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan được xem như ‘lừa tiền’ của hòn đảo này bằng
cách gửi cho họ những vũ khí không đáng tin.
Có khoảng 84 loại luận điệu về chủ nghĩa hoài nghi Mỹ được phát hiện bởi
Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Thông tin (IORG) từ năm 2021 – 2023 trên các
kênh truyền thông tiếng Trung Quốc, mạng xã hội, trên diễn đàn trực tuyến PTT
và nền tảng nhắn tin Line.
Phòng tuyên truyền cấp tỉnh của chính quyền Trung Quốc và các kênh truyền
thông nhà nước đã khuếch đại các câu chuyện này và trong vài trường hợp thậm
chí còn là nơi phát tán tin gốc.
Nhưng hầu hết nguồn của các câu chuyện này là từ các chính trị gia và các
tổ chức truyền thông Đài Loan thân Trung Quốc. Từ lâu đã có nghi ngờ về sự tham
gia của nhà nước Trung Quốc. Một bài báo của Reuters năm 2019 đã cho thấy bằng
chứng việc quan chức đại lục trả tiền cho các kênh truyền thông Đài Loan để
đăng tải thông tin.
Tin đồn về vũ khí sinh học ban đầu xuất hiện trong một bài báo vô căn cứ
đăng trên một tờ báo Đài Loan mà một số người cho rằng có liên quan đến Bắc
Kinh.
Tin đồn về thịt heo Mỹ bắt đầu với các thông tin đăng trên mạng, mà không
có bằng chứng, rằng chính phủ đã bí mật coi thịt heo Mỹ là thịt heo Đài Loan.
Nhiều tuần sau, những người khác lần ra tin đồn về các sản phẩm thịt heo nhiễm
độc của Mỹ bắt nguồn từ một báo cáo cũ đã bị vạch trần của một tờ báo Hong Kong
thân Trung Quốc.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/b399/live/69ad14c0-ade9-11ee-bc2f-cb5579b90709.jpg
Lo ngại về thịt heo Mỹ từng gây ra biểu tình ở Đài
Loan trong quá khứ
Thông tin thịt heo Mỹ có thể không an toàn đã gây tranh luận dai dẳng tại
Đài Loan trong nhiều năm qua. Nhưng tin này quay trở lại đúng vào thời điểm cuộc
tranh cử tổng thống đang căng thẳng.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Lại Thanh Đức của Đảng Dân Tiến
(DPP) cầm quyền chỉ dẫn trước ông Hầu Hữu Nghi của Quốc Dân Đảng (KMT) vài điểm
phần trăm. Và ông Thẩm Bá Dương ước tính rằng bất cứ chiến dịch tin giả nào
cũng chỉ cần thuyết phục khoảng 3% cử tri là có thể gây ảnh hưởng đến kết quả bầu
cử.
Trước cuộc bầu cử trước, vào năm 2020, Đài Loan đã chứng kiến một làn
sóng thông tin sai lệch chống DPP được cho là đến từ Trung Quốc. Mặc dù cuối
cùng nó đã thất bại - Tổng thống Thái Anh Văn đã giành chiến thắng vang dội
trong nhiệm kỳ thứ hai - nhưng điều đó khiến nhiều người Đài Loan vô cùng lo lắng.
Bối cảnh chính trị đã thay đổi kể từ đó. Thứ nhất, căng thẳng với Trung
Quốc đã tăng vọt - Bắc Kinh đã nhiều lần củng cố mục tiêu thống nhất, đề nghị
hòa bình nhưng không loại trừ việc sử dụng vũ lực.
Và thứ hai, niềm tin vào Mỹ đang suy giảm.
Các cuộc thăm dò cho thấy người dân Đài Loan vẫn tin tưởng Mỹ hơn nhiều
so với Trung Quốc. Nhưng cuộc khảo sát Chân dung Mỹ hàng năm do các học giả Đài
Loan thực hiện cho thấy năm ngoái chỉ có 34% người Đài Loan tin rằng Mỹ là một
quốc gia đáng tin cậy, so với 45% vào năm 2021.
Một cuộc khảo sát khác của Tổ chức Ý kiến Công chúng Đài Loan cho thấy
51% người Đài Loan ở độ tuổi đầu 20 đồng tình với những câu chuyện về chủ nghĩa
hoài nghi Hoa Kỳ, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi.
Tổ chức thực hiện cuộc khảo sát cho rằng một lý do có thể là vì những người
Đài Loan trẻ tuổi có nhiều khả năng bị đưa ra tiền tuyến một khi chiến tranh xảy
ra.
Hầu hết điều này có thể là do hành động của chính nước Mỹ. Các nhà phân
tích cho rằng, cuộc rút quân hỗ loạn khỏi Afghanistan và sự miễn cưỡng của một
Quốc hội bị chia rẽ trong việc tiếp tục tài trợ cho Ukraine trong cuộc chiến với
Nga đã góp phần khiến người Đài Loan lo ngại rằng Mỹ sẽ bỏ rơi họ hoặc không
can thiệp nếu Trung Quốc tấn công.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/caa1/live/849d9890-ade9-11ee-bc2f-cb5579b90709.jpg
Thông tin sai lệch chống Mỹ bắt đầu lan rộng ở Đài
Loan khi cuộc bầu cử đến gần
Năm 2021, Triệu Thiếu Khang, ứng cử viên phó tổng thống của Quốc Dân Đảng,
người đã kêu gọi xây dựng quan hệ bền chặt hơn với Trung Quốc và thúc đẩy hoài
nghi về Mỹ, đã cảnh báo rằng “nếu Đài Loan không muốn trở thành Afghanistan thứ
hai thì họ phải suy nghĩ kỹ lưỡng họ muốn chiến tranh hay hòa bình”.
Du Trí Hạo, tác giả nghiên cứu của IORG, cho biết chủ nghĩa hoài nghi của
Mỹ cũng góp phần "gieo mầm" nghi ngờ. “Và khi Mỹ phạm sai lầm, điều
đó sẽ xác nhận những nghi ngờ trước đó”.
Tâm lý mồ côi
Giống như các thông tin tuyên truyền và tin giả khác, sự hoài nghi Mỹ
cũng dâng cao nhờ nỗi sợ hãi, cho dù đó là về an toàn thực phẩm hay mối đe dọa
chiến tranh.
Nhưng nó cũng phơi bày một điều sâu thẳm trong tâm lý người Đài Loan: sự
bất an kéo dài hàng thập kỷ về mối quan hệ của họ với Mỹ.
Ông Dương Quang Thuấn cho rằng điều này xuất phát từ “tâm lý mồ côi” của
Đài Loan. “Đài Loan từng là thuộc địa của nhiều đế chế, được những người cai trị
trước đó chuyển giao nhiều lần. Viễn cảnh lịch sử đó luôn đọng lại trong ký ức
công chúng.
“Nhưng lý do khơi ngòi trực tiếp nhất là vào năm 1979.”
Đó là năm Mỹ khiến cả thế giới choáng váng và khiến Đài Loan mất tinh thần
khi chính thức quan hệ ngoại giao với Trung Quốc sau nhiều tháng đàm phán bí mật.
Bằng cách chuyển sự công nhận từ Đài Bắc sang Bắc Kinh, Mỹ đã cắt đứt quan hệ
chính thức với hòn đảo này.
Nhưng Mỹ cũng thông qua một đạo luật quy định Mỹ phải giúp Đài Loan tự vệ.
Cho đến ngày nay, Mỹ vẫn duy trì mối quan hệ không chính thức chặt chẽ với hòn
đảo và bán vũ khí cho hòn đảo.
Tuy nhiên, sự đổ vỡ ngoại giao đã gieo rắc quan niệm “Đài Loan có thể bị
Mỹ bỏ rơi một lần nữa”, ông Dương Quang Thuấn nói. Chính nỗi đau sâu sắc đó đã
là nguồn cảm hứng cho bài hát nổi tiếng của Đài Loan những năm 1980 có tên Cô
nhi châu Á - nói về một "trẻ mồ côi khóc trong gió" khi "làn gió
phương Tây hát một bài buồn ở phương Đông".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cf09/live/a87f8a20-ade9-11ee-bc2f-cb5579b90709.jpg
Tổng thống Jimmy Carter và lãnh đạo Trung Quốc Đặng
Tiểu Bình năm 1979 sau khi hai bên bình thường hóa quan hệ
Ông Dương Quang Thuấn nói thêm, đây là lý do tại sao sự hoài nghi Mỹ thường
đi đôi với những câu chuyện thân Trung Quốc như “lực kéo và đẩy” - khuyến khích
Đài Loan tương tác nhiều hơn với Trung Quốc để đảm bảo hòa bình.
“Nếu Đài Loan là một đứa trẻ mồ côi thì nó nên là một người con hoang
đàng trở về với đất nước vĩ đại [Trung Quốc], thay vì vẫn phụ thuộc vào Mỹ.”
Các nhà phân tích cho rằng những lời trấn an của Mỹ là liều thuốc giải độc
tốt nhất cho chủ nghĩa hoài nghi Mỹ.
Ông Du Trí Hạo nói: “Nếu đồng minh của chúng tôi có thể nhận thức rõ hơn
về sự nguy hiểm của chủ nghĩa hoài nghi Mỹ và hành động để nhắc lại những khía
cạnh tốt đẹp trong mối quan hệ đối tác của chúng tôi… người dân sẽ thấy rằng [mối
quan hệ] này là tốt cho chúng tôi”.
“Trung Quốc luôn làm điều này. Họ nói về tất cả những lợi ích mà Đài Loan
nhận được từ Trung Quốc. Nhưng bạn không thấy điều đó nhiều trong thông điệp
chính sách của Hoa Kỳ.”
Hòn đảo này đã tăng cường các biện pháp phòng chống thông tin sai lệch bằng
các chiến dịch giáo dục, đường dây nóng và thậm chí cả các chatbot AI chỉ ra
tin tức giả mạo.
Quốc hội Đài Loan cũng cân nhắc luật chống thông tin sai lệch, mặc dù điều
này làm dấy lên lo ngại về việc hạn chế quyền tự do báo chí.
Nhưng Đài Loan được cho là nơi bị nhắm tới nhiều nhất trên thế giới bởi
tin giả do các chính phủ nước ngoài lan truyền.
Theo tiến sĩ Lý Duy Bình, nhà nghiên cứu của nhóm chống tin giả Trung tâm
Factcheck Đài Loan, nhiều năm tuyên truyền và đưa thông tin sai lệch đã khiến
xã hội bị phân cực và tạo ra sự mất lòng tin lớn hơn vào sự thật.
“Vấn đề không phải là thông tin sai lệch, mà là thái độ của mọi người đối
với thông tin hiện nay… họ sẽ hỏi, bạn có tin được điều này không? Họ sẽ đưa
phán xét về độ tin cậy của thông tin dựa trên tính đảng phái hoặc quan điểm
chính trị của họ,” bà nóil
Ông Thẩm Bá Dương cảnh báo, khi Đài Loan tự vệ tốt hơn, thì Trung Quốc
cũng sẽ giỏi hơn trong việc truyền thông gây ảnh hưởng bằng những phương pháp
tinh vi hơn.
Ông nói, những cảnh báo liên tục từ chính phủ Đài Loan về sự nguy hiểm của
các biện pháp tuyên truyển của Trung Quốc, kết hợp với nỗ lực của Bắc Kinh nhằm
phủ nhận những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc, đã khiến người dân Đài Loan mệt mỏi.
“Ngày nay, ngay cả khi chúng tôi muốn thảo luận về các vấn đề của Trung
Quốc, sẽ có người nói… Tại sao ông không thảo luận về các vấn đề của Mỹ?”
----------------------------
TIN LIÊN QUAN
·
Bầu cử Đài Loan: Các ứng cử viên là ai
và vì sao thế giới cần quan tâm?
5 tháng 1 năm 2024
·
Thế hệ Gen Z đầy lo lắng đang định
hình lại Giấc mơ Trung Hoa
4 tháng 1 năm 2024
·
George Orwell của Trung Quốc 'trở lại'
khi người trẻ vỡ mộng
11 tháng 6 năm 2023
No comments:
Post a Comment