Monday, July 17, 2023

VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG QUANH CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 15/7/2023 (Phúc Lai GB)

 



VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG QUANH CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 15/7/2023   

Phúc Lai GB

15-7-2023  09:43  

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid03SiuNhuKRikhTkAecUc3WT4UCt18QUFSiG1e8d7VctSDAjaBot5Mbk48ZWTKBGVEl

 

1. Có thật là bom chùm hay đạn chùm gì đó, sẽ đem lại biến đổi lớn cho cuộc chiến?

Theo các nguồn tin nước ngoài, người ta đều cho rằng bom chùm hay đạn chùm, sẽ đem lại bước ngoặt cho cuộc chiến. Hôm qua trong một status của mình, cụ KVC cũng nêu băn khoăn về hai ý:

 

- Thứ nhất, cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đang rơi vào thế bế tắc.

- Thứ hai, bác viết F-16 và bom chùm không phải là quyết định.

 

Nguyên văn như sau: “Nói gì thì nói, cuộc chiến Nga - Ukraina đang đi vào thế bế tắc.

Ukraina muốn Nga trả lại biên giới 1991nhưng Nga họ không trả thì làm gì được? Phản công cả tháng rưỡi rồi, kết quả rất mờ nhạt. Bảo đánh bào mòn, đánh tiêu hao thì để bào nó 1 , nó cũng bào mình 1 ít. Trong thế lực hai bên thì bào như vậy có khi hàng chục năm nữa vẫn như gần 10 năm đã qua... Nói F16 với mìn chùm sẽ quyết định cũng không xác đáng. Bom chùm quyết định được cuộc chiến thì Nga họ đã giành lợi thế từ lâu rồi vì họ cũng có bom chùm, bom nhiệt áp.”

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai:

 

• Thứ nhất. Cuộc chiến có rơi vào thế bế tắc hay không? Bảo là bế tắc, thì nó là bế tắc, mà bảo nó là khả quan, thì nó là khả quan, tùy thuộc vào hệ quy chiếu của mỗi người. Chẳng hạn, cho đến nay sau hơn 5 tuần phản công (từ 4/6), quân Ukraine chỉ tiến lên được như… gãi ngứa, giải phóng được đâu như 253 ki-lô-mét vuông đất. Nếu định lượng như thế thì đúng là ít thật. Không những thế, những thông tin về bãi mìn dày đặc của quân Nga “chuẩn bị để tiếp đón” quân Ukraine CÓ VẺ NHƯ trở thành những chướng ngại không thể vượt qua.

 

Hôm trước tui có viết: Nga gài mìn dày đặc như thế thì cũng thủ tiêu luôn cả kế hoạch tấn công chiếm thêm đất, nếu có. Hai bên nhốt nhau ở bên này bên kia như thế, không phải bế tắc thì là cái gì.

 

Đầu tiên, chúng ta cần xem xét vài con số. Sau đây là tổn thất của quân Nga tính đến ngày 15/7 (cột đầu tiên) – ngày 4/6 (cột thứ hai) và hiệu số – cột thứ ba trong ngoặc.

15.07.2023 – 04.06.2023

- Xe tăng — 4102 – 3837 (+265)

- Xe chiến đấu bọc thép — 8019 — 7512 (+507)

- Đại bác — 4463 — 3555 (+908)

- MLRS — 680 — 583 (+97)

- Hệ thống phòng không — 425 — 344 (+81)

- Máy bay — 315 — 313 (2)

- Máy bay trực thăng — 310 — 298 (12)

- Máy bay không người lái — 3807 — 3175 (+632)

- Tên lửa hành trình — 1273 — 1132 (+141)

- Tàu (thuyền) — 18 — 18

- Xe tải và xe bồn — 7036 — 6305 (+1001)

- Thiết bị đặc biệt — 664 — 479 (+185)

- Quân nhân — khoảng 237180 người — 209940 người (+27240)

 

Như vậy nếu coi đây là một giai đoạn rất chủ động của người Ukraine thì hoàn toàn có cơ sở. Chẳng hạn trong 5 tuần mà số xe tăng của Nga bị diệt lên tới 265 chiếc – mà hiện nay nhà máy Uralvagonzavod là nhà máy duy nhất của Nga chạy hết ga, trong điều kiện đầy đủ linh kiện cũng chỉ cho ra được 120 chiếc xe tăng một tháng (đó là output lý thuyết cố gắng đạt được vào cuối năm nay). Vì thế ai chứ tui chẳng cảm thấy có ai tên là BẾ TẮC ở đây cả.

 

• Thứ hai. Gọi là bế tắc, chỉ khi cả hai bên đều không có mục tiêu chiến lược cụ thể, do đó không nắm được thế chủ động chiến lược.

 

- Nếu xét quân Nga trong thời gian qua, sao bảo họ không có mục tiêu chiến lược: vẫn cố tiến về phía Lyman (sau lưng nó là Slovyansk) để giữ thế tấn công (như trước tui đã trình bày, Nga có những mặt rất kẹt, chẳng hạn không tấn công không được vì như vậy sẽ bị quân Ukraine tẩn lại hết chỗ nọ đến chỗ kia.) Song song với nó, họ chủ động chuyển gần như toàn bộ chiến tuyến sang thành lập tuyến phòng ngự. Chiến lược của họ như vậy là đã khá rõ: một mặt kiên quyết không nhả đất, mặt khác thì vẫn cố nống ra được đến đâu thì nống. Tuy vậy như theo bài hôm qua tui báo cáo các bác, thì hướng Kreminna – Lyman các cuộc tấn công của Nga chỉ mang tính cải thiện các vị trí chiến thuật và cũng đã bị đẩy lùi.

 

- Còn về phần mình, quân Ukraine – như trên đây tui vừa bác bỏ ý kiến cho rằng họ đang bế tắc – sở dĩ tại sao như vậy là vì do về nhìn nhận cá nhân mà nói, tui chưa bao giờ cho rằng họ sẽ cố gắng tổ chức những mũi tấn công lớn, mãnh liệt… bằng sức mạnh và hành tiến cả chục ki-lô-mét một ngày. Tình hình quân Nga tổ chức phòng ngự và gài mìn dày đặc, chắc chắn người Ukraine họ biết. Trong một bài nào đó sau sau khi cuộc phản công bắt đầu, tui đã cho rằng họ cố tình tỏ ra là ĐANG TẤN CÔNG MẠNH MẼ thậm chí cho xe tăng Leopard ra chiến trường. Từ đó đến nay các bài báo liên quan đến số phận của Leopard được báo chí truyền thông Sáng Qua (Putox) và Chiều Nay đều thuộc dạng nhai đi nhai lại.

 

Hồi đó tui đã đề nghị các bác nhìn nhận cùng: người ta cố tình tổ chức tấn công tạo sức ép thường xuyên trên nhiều hướng (thực tế nếu tấn công thật không ai tấn công quá nhiều hướng đồng loạt như thế cả) và làm cho quân Nga phải đối phó căng sức, giảm khả năng chuyển quân từ chỗ nọ sang chỗ kia để ứng cứu lẫn nhau. Kết quả là, từ vụ Ivan Popov Tư lệnh Tập đoàn quân hợp thành số 58 thuộc Quân khu phía Nam, đã bị Bộ Quốc phòng Nga cách chức ngày 12/7 đã nói lên rất rõ “các đơn vị chiến đấu quá lâu đã mất sức, và không được luân chuyển.”

 

• Thứ ba. Về bào mòn. Xin quay lại các con số trên: không bào mòn thì là cái gì – trong 5 tuần xử lý của Nga đến 1000 hệ thống pháo và tên lửa phóng loạt – 200 món / tuần. Đánh như vậy thì Nga lấy đâu ra pháo mà chiến tiếp?

 

Bây giờ ngồi đọc lại các bản tin của BTTM – Bộ quốc phòng Ukraine quá mất công nhưng theo tui nhớ thì bản tin nào cũng có thông tin bắn được tối thiểu 2 đến 3 kho đạn nhỏ của quân Nga, còn kho lớn ít nhất tui đưa tin 4 lần. Đó mới chỉ là đạn – còn nhân lực.

 

Ngày 12/6 khi cuộc phản công diễn ra được 1 tuần, “đồng chí” thiếu tướng Sergey Vladimirovich Goryachev (1970 – 2023) đang yên lành là tham mưu trưởng của Tập đoàn quân đoàn vũ trang hợp thành số 35 có trụ sở chính ở Belogorsk, đã được biến thành “kiện hàng 200.”

 

Sau đó gần như đúng 1 tháng, ngày 11/7 đến lượt “đồng chí” Phó Tư lệnh Quân khu miền Nam của Nga, Trung tướng Oleg Tsokov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào sở chỉ huy dự bị của Quân đoàn 58 tại Berdyansk.

 

Cùng với 27.240 cháu sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính khác cũng thành kiện 200 mà không gọi là bào mòn thì là cái gì. Nhưng câu chuyện ở đây là “mình bào nó 1 thì nó bào mình 4, 5” – như bác HT nhận xét: giai đoạn này của cuộc chiến thương vong của hai bên đem lại do bắn nhau trực tiếp không nhiều, chủ yếu do pháo binh – mà pháo binh Nga dạo này như thế nào các bác biết rồi.

 

2. Trong status của cụ KVC có một ý cho rằng, Nga vẫn phục hồi được – điều này tui đồng ý với cụ một phần, nhưng không phải là tất cả.

 

Trong bài hôm trước tui có viết về ví dụ nhà máy Uralvagonzavod của Nga còn phải tuyển thêm công nhân để sản xuất thục mạng và sẽ đạt sản lượng như trước chiến tranh vào cuối năm nay. Bài cũ ở đây các bác tham khảo:

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/932803541141037

 

nhưng đồng thời lại có những thông tin khác trong những ngày gần đây – nếu nói "nguồn từ mạng xã hội không chính xác" nhưng nó vẫn giúp khẳng định những nguồn thông tin khác của tui là đúng. Ví dụ, trước đây tui đã viết rằng Nga có hàng triệu quả đạn pháo và không biết cơ man nào là đạn dược cho súng bộ binh được Liên Xô cũ để lại, vì thế Nga không cần sản xuất những thứ đó – có sản xuất cũng không bán được cho ai.

 

Đầu tiên, ngày hôm kia xuất hiện trên mạng xã hội thông tin ở Bakhmut người Ukraine thu được những hộp đạn 7,62x54mmR do Trung Quốc sản xuất năm 1967.

https://vi.wikipedia.org/wiki/7,62%C3%9754mm_R

 

loại đạn này nếu Nga có dùng chủ yếu là cho các mẫu súng bắn tỉa: Mosin Nagant, Dragunov SVD (bao gồm cả biến thể NDM-86 của Trung Quốc); Dragunov SVU (phiên bản được phát triển từ Dragunov SVD vào năm 1991).

 

Tiếp theo, ông ChrisO viết trên Tweeter:

https://twitter.com/ChrisO_wiki/status/1679893186620141582

cho thấy lính Nga ngoài hết đạn, hết súng (chắc là hỏng chẳng sửa được) thì hết cả thức ăn. Tình hình bắt đầu từ khoảng 20/6 – trước thời điểm cầu Chongar bị phá và nó là ở Luhansk, chỗ hướng Bakhmut, Kreminna… Như vậy kết quả của hoạt động bào mòn của người Ukraine đã bắt đầu bộc lộ và nếu ở phía đông đã như thế, thì phía nam còn thê thảm hơn vì liên quan đến chuyện cầu Chongar.

 

Còn hôm trước nữa tui viết về những video lính Nga phàn nàn về các suất ăn đến tay họ mà họ chửi là “như kứt” và tui nhận xét rằng, thức ăn không đến được thì có thể là do Ukraine phá hoại hậu cần, còn đến được mà “như mứt” thì câu chuyện còn nghiêm trọng hơn, nó có nghĩa là công nghiệp quốc phòng Nga… cũng như ứt nốt.

 

Chiến lược tấn công chủ động duy nhất của Nga hiện nay là bắn tên lửa, nhưng tui cũng lại viết rồi: cả tháng bắn gấp rưỡi một đêm trước đây do chính họ xác lập kỷ lục. Như vậy là cả sản xuất tên lửa cũng ỳ ạch. Các bác hãy nhìn quân trang của lính Nga thì biết, như lũ ăn mày ấy. Nếu sắp tới có thêm các thông tin về pháo binh, tui cũng không nghi ngờ về “năng lực” sản xuất của họ đâu – gì chứ pháo là phải xọc khương tuyến chứ cũng làm gì có nhiều pháo nòng trơn, và công nghiệp Nga thì máy CNC còn lâu mới làm được.

 

Chính cụ KVC bảo: nó có sản xuất được máy cái đâu!

 

Thế là, những cái gì là mặt hàng xuất khẩu xưa nay, thì nhìn chung duy trì sản xuất sẽ dễ hơn: xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành (nếu có đủ nòng pháo), các thứ giàn phòng không S-400 S-500 gì đó… Về máy bay chiến đấu cũng là những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nhưng nhìn con số trong 5 tuần có 2 cái rơi – không phải là họ bay như nhặng mà không rơi mấy, mà chính xác là họ không còn bay như trước nữa, hay hầu như không bay cũng được. Linh kiện mua của Tây không được thì lấy đâu ra mà bay.

 

Riêng cái món trực thăng, có 2 chục chiếc mà bị Ukraine bắn hơn 1 nửa (60%) thì chắc là cũng chung số phận với máy bay cánh cố định: nếu như không được bỏ cấm vận còn lâu mới sản xuất được.

 

Còn nếu hỏi tui biết tại sao sản xuất xe tăng lại phục hồi được, thì tui ngờ rằng trong thời gian qua khi Trung Quốc phát triển các mẫu xe tăng của mình, đặc biệt là Type-99 được phát triển trên khung T-72 và sau đó là cải tiến, nâng cấp cực sâu… Khi cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine được khoảng 3 tháng, có các thông tin rằng từ khi đó (khoảng tháng 5/2022) đến cuối năm, UVZ chỉ có thể sản xuất được 30 chiếc T-90 vì thiếu linh kiện. Nhưng rõ ràng là với sự vùng dậy ngoạn mục vào năm nay, chắc chắn là họ đã làm được một điều gì đó – phải chăng là thời gian cuối năm đó họ loay hoay với các mô-đun của xe tăng Trung Quốc và tìm cách lắp chúng lên xe tăng của mình?

 

Xe tăng T-90 cũng tương đồng với T-72 và do vậy, các mô-đun từ Trung Quốc chắc chắn là xoay xở lắp được lên T-90. Và có thể sau này nhiều thứ được bạch hóa và T-90M sẽ có tên chính thức là T-90M-K trong đó chữ K nghĩa là Kitai, Trung Quốc, he he.

 

3. Vậy có một câu hỏi: tại sao tình trạng hậu cần thê thảm đến thế, mà họ không sụp đổ?

 

Điều này có gốc rễ, có xuất phát điểm từ tư tưởng xây dựng học thuyết quân sự. Ở đây có bác nào đã từng xem một cái phim khá… vớ vẩn (hồi còn mê tít Hồng quân Liên Xô tui đã từng viết bài trên diễn đàn NuocNga.net chê phim này) là “A Bridge Too Far” (1977). Mấy ông lính Mỹ chỉ vì không có thuyền (không chuyển được đến) nên không vượt được sông. Tui bình loạn: lính Hồng quân thì có thể vượt sông chỉ bằng một khúc gỗ. Điều này đúng, nhưng cần phải viết bằng 1 cách khác: chỉ huy Hồng quân yêu cầu mỗi người lính tự lo cho bản thân mình để vượt sông, cầu phao chỉ dành cho xe tăng mà thôi.

 

Trong mỗi đơn vị bộ binh Hoa Kỳ sẽ có những người lo đạn dược riêng, thậm chí có người chuyên nạp đạn vào cassette (ta gọi là băng đạn) nhưng đạn đến với lính Nga là rời và tự ngồi mà ấn vào băng. Với súng máy có một thiết bị thủ công đổ đạn vào đó và quay tay (chạy bằng cơm) và nó sẽ nạp vào băng dải mềm. Đó là sự khác nhau về tiêu chuẩn hậu cần giữa hai quân đội.

 

Quay lại với tư tưởng và học thuyết, do đã có quá nhiều vấn đề khiếm khuyết trong quá khứ (chiến tranh thế giới lần thứ hai) về tổ chức hệ thống hậu cần, nên Liên Xô sau chiến tranh và Nga hiện nay có xu hướng giảm bớt tiêu chuẩn và đẩy những yêu cầu đó xuống đơn vị, đẩy ra cho người lính. Chúng ta chỉ cần nhìn HIMARS được nạp sẵn quả đạn vào hộp và được giàn phóng kéo lên bằng tời, nó khác với Grad BM-21 cùng thời nhưng vẫn nạp bằng cơm.

 

Ấy thế mà những cái “ưu điểm” đó qua mồm lũ DLV phò Putox thì hóa ra là những thành tựu rực rỡ. AK ngâm xuống bùn bắn thoải mái. Thô sơ xộc xệch thì ra chiến trường dễ chữa. Xin các cháu đi ạ. Vốn là dân cơ khí, tui chưa bao giờ thấy cái gì rơ xộc xệch mà chạy ngon được cả. Đừng có tự huyễn hoặc bản thân mình các cháu ạ.

 

Vì vậy trong cuộc chiến này, khi mà tuổi thọ trung bình của người lính Nga trên chiến trường quá thấp (không biết là bao nhiêu ngày nhỉ?) nên việc đưa họ ra chiến trường cũng là việc đưa kèm cả thức ăn lẫn đạn dược, còn sau đó thì là… đưa thằng khác ra và chở kiện 200 về.

Đơn giản như đan rổ.

 

4. Vậy đạn chùm hay bom chùm gì đó – có ảnh hưởng như thế nào đến chiến trường?

 

Xin nói trước, là tui chẳng thích thú gì cái món này. Những cái gì cứ giết hại chúng sinh là đáng ghê sợ.

 

Vấn đề mấu chốt của giai đoạn hiện tại của cuộc chiến, là bãi mìn. Nếu như phải Nga, chúng sẽ cho quân tiến bừa, chết thì thôi có khi cũng xong từ lâu. Nhưng nếu làm như thế, tổn thất quá lớn về nhân lực sẽ làm cho Ukraine thua luôn. Với các trận địa mìn, từ lâu người ta đã phá chúng bằng pháo binh, điển hình là trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, cả Liên Xô, Đức và quân đồng minh đều thực hiện. Đức, làm ở trận Kursk và hiệu quả khá tốt, nhưng do Liên Xô gài quá nhiều mìn nên Đức không trinh sát được hết. Liên Xô làm nhiều lần trước các trận tấn công của họ. Đồng minh làm ở Normandie.

 

Hiện nay, Mỹ đã phát triển một loại đạn chùm để phá mìn, nhưng không thực sự hiệu quả vì chủ yếu cũng cùng lý do với dùng pháo binh. Nếu pháo binh còn lý do quá tốn kém (lượng đạn cực lớn) thì cả đạn chùm lẫn pháo binh đều có một vấn đề là nó phá hoại hạ tầng, mà thường thì bên tấn công muốn giữ nguyên hạ tầng đó để sử dụng. Việc thả bom cũng tương tự như vậy.

 

Hiện nay, Ukraine đang phá mìn bằng cách thủ công. Đầu tiên, họ dùng UAV có cái gì đó tui không rõ, hình như là camera ảnh nhiệt đi quay chụp địa hình lúc xẩm tối, khi đó mặt đất bắt đầu nguội nhưng mìn thì khác chất liệu vẫn giữ nhiệt của ban ngày, sẽ sáng lên trên màn hình. Sau đó một UAV bay đến từ độ cao xác định đủ để không bị mìn nổ làm ảnh hưởng, thả đạn cối làm nổ quả mìn đó. Theo tiêu chuẩn, mìn chống xe cơ giới được gài với giãn cách 2x2m nhưng thường thì thưa hơn.

 

Cách tốt nhất với người Ukraine hiện nay là xe bắn dây thuốc nổ kích nổ mìn, vì nó dọn được 1 hành lang rộng 10 mét và dài 200 mét và hoàn toàn có thể khống chế khu vực đã phá. Cách tiếp theo chắc chắn họ sẽ dùng, là các lô nặng lắp trước xe tăng để phá mìn. Muốn làm được như vậy, thì phải đẩy lùi bộ binh địch về phía sau đủ một khoảng cách nhất định để chúng không có khả năng bắn hạ xe tăng bằng các vũ khí chống tăng cá nhân, không chỉ thị được mục tiêu cho pháo bắn. Đồng thời pháo binh cũng sẵn sàng phản pháo tiêu diệt pháo binh địch.

 

Muốn làm được như vậy trong giai đoạn hiện nay, có lẽ tốt nhất là… đạn chùm.

 

Vậy cụ KVC có viết: “Nga trước cũng dùng đạn chùm.” Đúng, chẳng hạn ở Kharkiv tháng 3/2022 Nga bắn rocket phân mảnh (ảnh). Hoặc vụ bắn phá vào nhà ga Kramatorsk là đầu đạn chùm làm chết rất nhiều người. Còn trên chiến trường, ngoài đạn chùm Nga còn dùng nhiệt áp (TOS-1) đặc biệt nhiều trên chiến trường Bakhmut.

 

Đặc điểm của việc sử dụng đạn chùm hoặc nhiệt áp của Nga trên chiến trường, chẳng hạn giai đoạn đánh Bakhmut, là do họ không có vũ khí cận chiến đánh nhau đường phố. Nếu cứ hai bên vũ khí cá nhân bắn qua lại, thì chỉ là hòa và Nga thì cần thắng. Do vậy họ dùng đạn chùm và nhiệt áp để chống bộ binh Ukraine, rất nhiều lần trong môi trường đô thị. Hồi chiếm thành phố Serevodonetsk họ cũng dùng đệm vào với pháo binh thường để chống bộ binh.

 

Vậy thì có gì khác nhau giữa hai bên, nếu như cùng sử dụng đạn chùm? Xin lưu ý trong chiến dịch mùa thu chiếm lại Kharkiv giải phóng hai thành phố Izyum và Kupyansk, người Ukraine sử dụng 5000 quả đạn (lúc đầu dự kiến 30.000). Như hôm trước tui có dẫn con số về hiệu quả bắn phá bằng pháo binh của Nga, hôm nay xin phục vụ các bác tấm không ảnh đó: do đạn pháo thời Liên Xô nổ trên mặt đất và do cách sử dụng bắn diện tích, nên để diệt 1 người lính Ukraine, quân Nga phải dùng 200 quả đạn pháo các loại (cả súng cối). Trong khi đó khi dùng đạn pháo chụp (bi vonphram) người Ukraine bắn 1 quả đạn có thể gây sát thương 200 lính Nga – hiệu quả như vậy là gấp nhau 40.000 lần. Điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu người Ukraine sử dụng 5.000 đạn cho một chiến dịch tấn công chiếm nửa tỉnh như Kharkiv năm ngoái, thì một chiến dịch tương đương như vậy của người Nga sẽ phản cần 200.000.000 quả mới đạt hiệu quả mong muốn. Thực tế họ dùng khoảng 2 triệu đạn, mỗi ngày trung bình 50.000 quả và như vậy thì đủ cho trận đánh kéo dài 40 ngày. Hoàn toàn phù hợp với những gì đã diễn ra và rõ ràng, với những định mức như trên họ đánh đấm rất lâu và phải trả những giá rất đắt về nhân lực mới đạt được mục đích.

 

Một điểm khác nữa, là cự ly hiệu dụng của pháo, pháo 155mm Ukraine đang sử dụng có tầm bắn xa hơn của 152mm Nga nhiều.

 

Điểm cuối, Nga dùng mô hình BTG, sau đó nó phá sản nên quay về với trung đoàn là cơ quan đầu tiên cấp thấp nhất có bộ phận tham mưu độc lập, khi tấn công thì dùng các nhóm cỡ trung đội. Ukraine thì sử dụng các nhóm nhỏ hơn cả cấp tiểu đội và hạt nhân là cấp tiểu đội. Nga phòng ngự thụ động, Ukraine phòng thủ chủ động – chủ yếu dùng nghi binh để dụ Nga bắn pháo vào chỗ trống, sau đó ngớt pháo lại quay lại tuyến chiến hào, nhưng không quá gần mà tập trung vào gọi pháo binh chống bộ binh Nga đang tấn công.

 

5. Khả năng chiếm lại Crimea có hay không, và vào lúc nào? – hay TAY MƠ NÓI CHUYỆN CHIẾN LƯỢC

 

Sau đây là bài viết của tên khủng bố Igor Girkin:

 

“Một số nhà phân tích đang xem xét khả năng tấn công Lực lượng Vũ trang Ukraine theo hướng Crimea thông qua Dnepr từ lãnh thổ của vùng Kherson. Theo đó, những người đăng ký kênh của tôi quan tâm hỏi tôi: “Điều này thực tế đến mức nào?”

 

Nói chung, vâng, nó có thật. Cần quay trở lại vào năm 1920 – khi đó mặt trận phía Nam của Hồng quân dưới sự lãnh đạo của Frunze, đã gây ra một tổn thất nặng nề cho Quân đội Nga bạch vệ của tướng Wrangel. Tàn quân của Wrangel phải lùi về Crimea bằng những trận chiến cam go nhất, nhưng lúc đó Frunze đã thất bại trong việc đột nhập vào Bán đảo qua eo Perekop và Chongar sau đó phải thúc quân lính xông vào một trận chiến kéo dài và đẫm máu.

 

Đầu tiên, chiến dịch Kakhovka được tiến hành, các đầu cầu bị chiếm và (sau các trận chiến phòng thủ dày đặc) các bàn đạp được tổ chức và mở rộng, các điểm giao cắt vĩnh viễn được thiết lập cùng với nó, các lực lượng đã được tập trung cho cuộc tấn công sắp tới trực tiếp từ các đầu cầu.

 

Hiện nay, mặc dù thực tế là trình độ công nghệ quân sự đã tiến xa vô cùng so với hồi đó – nhưng một cuộc tấn công sâu và tung thâm từ các vị trí có hàng rào sông lớn phía trước với các điểm giao cắt cố định bị phá hủy vẫn vô cùng khó khăn. Bất kể các đơn vị đổ bộ tiền phương của Lực lượng Vũ trang Ukraine tiến lên nhanh chóng và dứt khoát như thế nào, cho dù họ có thể thiết lập các điểm giao cắt để chuyển và tham gia trận chiến dự trữ nhanh như thế nào (thiết bị của NATO viện trợ) nhưng tất cả mọi chuyện vẫn đều giống nhau: tốc độ của cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu chậm lại vì những lý do khách quan như thiếu nhiên liệu, đạn dược v.v… và v.v… Ngoài ra, quân đội của chúng ta có lẽ cũng sẽ không “ngồi yên” – các cuộc tấn công bằng pháo và tên lửa gần như chắc chắn sẽ được thực hiện đánh vào nút giao và sau đó lục quân sẽ tiếp cận chúng. Thực hiện những điều đó có lẽ sẽ không tiêu diệt được quân địch, nhưng sẽ làm phức tạp đáng kể việc chuyển quân và tiếp tế. Và điều này đầy khả năng thất bại đối với những đội quân sẽ lao về phía Crimea vì phải dựa vào nguồn cung cấp dự trữ và đạn dược liên tục.

 

Vì vậy, cá nhân tôi tin rằng:

 

a) Chiến dịch tiến chiếm thiết lập đầu cầu trên sông Dnepr của Lực lượng Vũ trang Ukraine có thể được thực hiện (và được thực hiện thành công);

 

b) Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu sẽ là chiếm các đầu cầu rộng và sâu ở bờ biển phía đông, củng cố chúng và cung cấp cho chúng các kết cấu cầu và phao phà.”

 

Đoạn trên đây, Girkin viết từ hồi tháng Hai. Còn hôm qua 14/7 hắn viết: “Ở khu vực cầu Antonovsky đối diện Kherson, tình hình không có gì thay đổi. Kẻ thù đang giữ một bàn đạp trong khu vực của đầu cây cầu và cả một ngôi nhà gỗ gần nó, cũng như một số hòn đảo nhỏ khác gần đó ở phía bắc. Các đơn vị của chúng ta, do phải tránh bị “hành quyết” (bằng pháo binh) từ bờ cao bên phải, đã phải rút lui về phía nam của đảo Antonovsky và giữ phần phía nam của làng Dachi ( https://goo.gl/maps/VLuo51QgoLMGQoTf9 ). Địch vẫn đang bổ sung và tiếp tế thành công cho đầu cầu của mình. Chúng ta vì nhiều lý do không thể cắt đứt liên lạc của chúng với hữu ngạn bằng pháo và máy bay, đồng thời hỏa lực dày đặc của pháo binh địch không cho phép quân ta ném địch xuống sông .

 

Hai bên đang đứng trước thế bế tắc, cả hai bên không thể giải quyết nhiệm vụ của mình (phá hủy hoặc mở rộng đầu cầu) bằng các biện pháp trực tiếp. Nhiều khả năng, kẻ thù sẽ tìm kiếm một giải pháp khác thông qua các hoạt động để vượt Dnepr ngược lên phía thượng lưu.”

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: Không hiểu sau tui lại đồng ý với thằng cha này – trên chỗ thượng lưu đầy chỗ vượt sông tốt hơn, sông hẹp hơn và do địa hình chia cắt, quân Nga không thể thiết lập được một phòng tuyến phòng ngự dày đặc, đồng thời chính yếu tố này sẽ ngăn cản các đơn vị của Nga cơ động từ sâu phía trong ra để phản kích vào các đơn vị Ukraine đổ bộ sang sông.

 

Quay lại với nhiệm vụ chiếm Crimea. Đầu năm nay, nhiều cuộc thảo luận đã tập trung vào chiến lược của Ukraine nhằm chiếm lại bán đảo Crimea (tờ “Kyiv độc lập” ngày 2 tháng 2; Ukrinform ngày 14 tháng 3; Kyiv Post ngày 6 tháng 4).

 

Trong bối cảnh này, “Sivash, hay “Biển thối,” vùng đất phía đông bắc của Crimea và gần phần phía tây của biển Azov, là một khu vực chiến lược quan trọng trong bất kỳ chiến dịch tiến chiếm Crimea nào. Về mặt lịch sử, khu vực này đóng vai trò then chốt trong sự thành công hay thất bại của các số chiến dịch quân sự trên bán đảo” (Đánh giá của The Insider, ngày 23 tháng 3).

 

Sivash (từ sıvaş trong tiếng Tatar Crimea có nghĩa là “dính” và đặc trưng là các bờ ngập bùn) là một hệ sinh thái gồm 11 hồ muối nông ở phía bắc Crimea với lớp phù sa dày tới 10 hoặc 15 mét. Sivash có diện tích khoảng 2.500 ki-lô-mét vuông và độ sâu trung bình của nó là khoảng 1 mét, với độ sâu tối đa là 3 mét. Biệt danh “Biển thối” (tiếng Tatar Crimea “Çürük Deñiz”) – xuất phát từ mùi khó chịu của sunfua hydro, được giải phóng khỏi bề mặt do sự phân hủy của các chất hữu cơ còn sót lại dưới đáy biển trong môi trường không có oxy. Sivash được kết nối với biển Azov bởi eo biển Henichesk và được ngăn cách với biển Đen bởi eo đất Perekop hẹp (rộng 7 ki-lô-mét tại điểm hẹp nhất), nối bán đảo Crimea với lục địa Ukraine.

 

Vào đầu thế kỷ 21, một tuyến đường thay thế đến eo đất đã được xây dựng dưới dạng một cây cầu đường sắt qua Bán đảo Chongar (cầu đường bộ được xây dựng sau đó), cũng như một cây cầu bắc qua mũi đất Arabat.

 

Sivash trong một thời gian dài được coi là chướng ngại vật tự nhiên đáng tin cậy chống lại cuộc xâm lược Crimea, do thực tế là nó nhấn chìm tất cả bộ binh, kỵ binh, xe cộ… liều mạng đi qua trong bùn của nó. Suốt trong lịch sử, các trận đánh chính để tiếp cận Crimea để chiếm lấy bán đảo đã diễn ra trên eo đất Perekop. Các cấu trúc phòng thủ đầu tiên trên Perekop đã xuất hiện rất lâu trước Công nguyên. Kể từ khi Hãn quốc Crimea được thành lập vào thế kỷ 15, việc củng cố tuyến phòng thủ Perekop được thực hiện có tính hệ thống. Cơ sở của phòng tuyến này thuộc về Pháo đài Or Qapi, nơi từng có tầm quan trọng quân sự lớn với vai trò là chìa khóa của Hãn quốc Crimea, cũng như hào sâu và thành lũy cao. Nhiều nỗ lực tấn công pháo đài này đã thất bại.

 

Khả năng bất khả xâm phạm về quân sự của Sivash đã bị “bóc vỏ” bởi Ivan Sirko, thủ lĩnh huyền thoại của Zaporizhzhia Sich trong chiến dịch Crimean vào mùa hè năm 1675. Trong chiến dịch này, quân Cossack đã bí mật xâm nhập Sivash bằng cách vượt qua ở một địa điểm đã được trinh sát kỹ từ trước, bỏ qua Perekop một quãng xa về bên phải, bất ngờ tấn công kẻ thù và tiến đến Bakhchysarai – thủ đô của Hãn quốc Crimea nay thuộc ngoại vi của thành phố Sevastopol. Chiến dịch này thành công đến nỗi Khan Hãn quốc Crimea phải tự cứu mình bằng cách chạy trốn lên núi. Một chiến dịch tương tự cũng vượt qua được Sivash đã được lặp lại vào năm 1737 bởi quân đội Nga dưới sự chỉ huy của Thống chế Peter Lassi.

 

Chiến dịch Crimea trong thời kỳ nội chiến (cách gọi của Liên Xô và Nga) thực chất là cuộc chiến tranh chống lại những người Bolshevik xâm lược Ukraine vào tháng 4 năm 1918 cũng đáng được chú ý. Hành động này được thực hiện bởi quân đội Cộng hòa Nhân dân Ukraine (UNR) dưới sự lãnh đạo của đại tá Petro Bolbochan với mục đích thiết lập quyền kiểm soát của Ukraine trên bán đảo và đồng thời nắm quyền kiểm soát Hạm đội Biển Đen. Ban đầu, Bolbochan không có kế hoạch cho quân lao vào Sivash.

 

Nhìn chung, hành động của chiến dịch này là một ví dụ về việc sử dụng khéo léo các đặc điểm tự nhiên và nhân tạo của vùng đông bắc Crimea. Vào ngày 22 tháng 4 năm 1918, quân đội UNR đã phá vỡ phòng tuyến bảo vệ đường sắt của những người Bolshevik ở Chongar và giải phóng Dzhankoy vốn trung tâm đường sắt đầu tiên ở Crimea. Sau đó, quân của Bolbochan được đà nhanh chóng mở rộng cuộc tấn công, đánh chiếm thủ đô Crimea và giải phóng bán đảo. Một tuần sau, vào ngày 29 tháng 4 năm 1918, Hạm đội Biển Đen treo cờ Ukraine ở Sevastopol.

 

Sự kiện này năm 2023 đã được người Ukraine kỷ niệm bằng một cú tấn công vào trụ sở Hạm đội biển Đen của Nga ở Sevastopol.

 

Đặc điểm của vịnh lầy Sivash đã giúp Hồng quân trong chiến dịch Perekop – Chongar vào tháng 11 năm 1920. Bị thất bại trong cuộc tấn công trực diện đầu tiên vào các công sự của Perekop, Hồng quân dưới sự chỉ huy của Mikhail Frunze đã thực hiện một hành trình đi đường vòng qua Sivash. Thời tiết đã mang đến cho những người Bolshevik một bất ngờ thú vị: vào ngày 6 tháng 11, gió đổi chiều đã đẩy toàn bộ nước của Sivash ra ngoài biển, nhiệt độ giảm xuống –12°C và làm phù sa, bùn đóng băng cứng lại và sương mù đã che khuất sự di chuyển của quân đội. Do vậy thời tiết đã tạo ra một cơ hội tuyệt vời để tiếp cận Sivash. Đêm 8/11/1920, 20.000 lính Hồng quân xuyên qua 7 ki-lô-mét “hàng rào” nước tiến vào hậu cứ của các đơn vị Bạch vệ. Khi biết rằng một nhóm đổ bộ quan trọng của Bolshevik đã đột phá ở phía sau, quân đội của Pyotr Wrangel rời khỏi công sự của họ vào đêm ngày 9 tháng 11 và vội vàng rút lui. Những người Bolshevik đã phá vỡ các tuyến phòng thủ bên sườn của Bạch vệ và chiếm giữ các vị trí trên Perekop bằng các cuộc tấn công liên tục. Chiến dịch này đối với Hồng quân tuy thành công nhưng lại là đẫm máu nhất trong Nội chiến Nga. Họ đã mất khoảng 10.000 người (nhiều hơn năm lần so với Bạch vệ) trong trận chiến kéo dài 10 ngày, mặc dù những người Bolshevik đã có ưu thế về nhân lực và vũ khí so với quân của Wrangel.

 

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các hướng Perekop và Chongar, cũng như cầu phao vượt sông Sivash do các kỹ sư Đức xây dựng, đã được tướng (sau phong thống chế) Erich von Manstein sử dụng thành công để chọc thủng tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1941. Manstein khi đó với tư cách là Tư lệnh của Tập đoàn quân 11 của Wehrmacht, đã đạt được thành công ngoạn mục.

 

Sau đó hơn 2 năm, tướng quân đội Liên Xô Fyodor Tolbukhin, người chỉ huy chiến dịch Nizhnedniprovskaya (26 tháng 9 – 20 tháng 12 năm 1943) quyết định lặp lại kinh nghiệm của Đức về cây cầu phao bắc qua sông Sivash dựa trên điểm yếu của các công sự ở phía đông bắc Crimea. Các binh sĩ của Tập đoàn quân 51 thuộc Phương diện quân Ukraine thứ tư đã bắt đầu xây dựng cầu phao dài 3 ki-lô-mét đầu tiên vào ngày 1 tháng 11 năm 1943. Vào ngày 9 tháng 12, cầu vượt thứ hai được xây dựng. Tháng 1 năm 1944, họ bắt đầu xây dựng một con đập bằng đất để vận chuyển pháo và khí tài hạng nặng. Việc vượt biển đã mở ra cơ hội tạo đầu cầu cho lực lượng cơ giới của Hồng quân Liên Xô ở bờ biển phía bắc Sivash đi sang, từ đó bắt đầu quá trình giải phóng bán đảo từ tháng 4 năm 1944. Tuy nhiên, không giống như năm 1941, việc xây dựng vượt biển diễn ra trong điều kiện các cuộc tấn công liên tục của Không quân Đức và hỏa lực pháo binh, do đó khoảng 15.000 binh sĩ Liên Xô đã thiệt mạng cho chuỗi nhiệm vụ này. Những người hi sinh được chôn cất trong khu vực, trong 19 ngôi mộ tập thể.

 

Trong suốt cuộc chiến tranh mà Putox gây ra trên đất nước Ukraine, ngay cả khi khó khăn nhất chúng ta vẫn thấy người Ukraine lạc quan và vẫn luôn nhìn Crimea như một vùng không thể tách rời của Ukraine. Ngay sau khi quân Nga phải chạy bán mạng khỏi Kyiv, ông Zelensky đã nói: “cuộc chiến tranh bắt đầu ở Crimea thì sẽ kết thúc ở Crimea.”

 

Với Putox, Crimea có một vai trò đặc biệt quan trọng về chính trị, có thể nói nó quyết định số phận chính trị của lão ta. Cũng là do lỗi của lão khi liên tục tuyên bố đủ thứ xanh rờn từ khi chiếm được bán đảo năm 2014. Bây giờ thì đã trèo lên lưng hổ, chẳng xuống được nữa.

 

Vậy vị trí của Crimea trên bàn cờ chiến lược về quân sự của Nga hiện nay như thế nào? Xuất phát từ việc Nga Putox không thể để mất bán đảo, nên không thể chỉ coi đây là tàu chiến – tàu sân bay không thể đánh chìm hay căn cứ quân sự quan trọng hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam Ukraine thôi, mà nó là một khu vực buộc phải giữ được. Vì vậy nếu người Ukraine thường xuyên tuyên bố là họ sẽ đòi lại bán đảo, điều đó đặt quân Nga vào tình thế:

 

- Thứ nhất, thường xuyên phải duy trì một lực lượng quân thường trực ở đây, để giữ bán đảo. Điều này giúp cho toàn bộ chiến trường các khu vực miền đông và nam Ukraine dễ thở hơn.

 

- Thứ hai, do cầu Kerch quá hiểm hóc và có thể bị đứt bất cứ lúc nào, do vậy khả năng ứng cứu của họ từ Krasnodar sang là khó trông cậy, vậy nếu tình hình nguy ngập, quân Nga ở nam tỉnh Kherson phải lập tức rút về Crimea để hỗ trợ phòng thủ.

 

Đến đây, chúng ta đã bắt đầu hình dung ra cách tiếp cận của người Ukraine đối với mục tiêu chiến lược Crimea, đồng thời hình dung ra luôn cả vị trí của nó trong tổng thể toàn bộ mặt trận từ đông xuống nam đất nước.

 

- Thứ nhất, chia cắt các hướng của quân Nga khỏi nhau, không cho chúng có thể liên hệ với nhau, chạy qua chạy lại ứng cứu với nhau kiểu ỉ giốc. Về vấn đề này, cô Ganna Malyar cũng đã từng mô tả: chúng tôi tấn công không chỉ các đơn vị lên tuyến đầu, mà cả các đơn vị lùi lại và đi sang chỗ khác.

 

- Thứ hai, riêng Crimea với chiến trường miền nam, chia cắt nhưng chưa triệt để. Cú đánh cầu Chongar ngày 22/6 ngay lập tức kéo theo việc quân Nga bắc cầu phao và chữa hai cầu xây, nhưng người Ukraine chưa đánh tiếp. Chỉ riêng việc hậu cần Nga từ Crimea sang Kherson và Zaporizhia bị đi đường vòng xa gấp đôi đường, đã đủ đói rã họng rồi.

 

- Thứ ba, Crimea với đại lục bên Krasnodar, cũng chia cắt nhưng chưa triệt để. Cầu Kerch vốn dĩ mong manh, có khi chưa cần tấn công thêm phát nữa nó đã toi rồi, nhưng nếu bây giờ mà đánh cầu Kerch lần nữa, sẽ dẫn đến việc Nga ồ ạt đưa quân sang Crimea bằng phà, hoặc bằng đủ mọi cách đồng thời yêu cầu tàu bè còn lại của hạm đội biển Đen phải quyết tử để bảo vệ eo Kerch, trong khi hải quân của Ukraine gần như là không còn. Nhưng đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.

 

Chiến dịch phản công của người Ukraine sẽ có một đợt tấn công quyết tử và shock, nhưng sẽ vào thời điểm thích hơp, căn cứ vào tình hình “bỏ đói” quân Nga đủ chín muồi, như tui đã viết là khoảng cuối tháng Bảy này sẽ rã họng, và sang tháng Tám có thể sẽ có hành động.

 

Đối với Crimea, lực lượng Nga phòng thủ được các nguồn nước ngoài ước đoán khoảng 80.000 quân nhưng có đông Vệ binh quốc gia, là lũ chẳng đánh chác được gì mấy. Lực lượng của hạm đội biển Đen thì bao nhiêu thủy quân lục chiến cũng què quặt tương đối rồi. Một lực lượng quan trọng của Nga là các quân nhân có thể phục hồi tốt được từ các bệnh viện quân y trên bán đảo.

 

Thực tế, hiện nay Crimea đã thiếu nước và nếu bị phong tỏa chặt hơn nữa – chia cắt triệt để hơn nữa thì sẽ ở tình trạng không đánh mà tự rã. Như Kherson tháng 11 năm ngoái, khoảng 40.000 quân Nga cũng chỉ 1 tháng là đói, buộc phải chạy và vừa chạy vừa bị đánh. Với người Ukraine bây giờ vấn đề đau đầu cũng là làm thế nào để cho lính Nga có đường chạy, chứ không phải giam đói kỳ cùng.

 

Vì vậy, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy một hoặc hai mũi dùi theo hướng Berdyansk và Melitopol, cắt quân Nga ở miền nam thành 2 đến 3 đoạn mà như hôm qua bác NTT còm trên tường nhà tui, chỉ cần tiến thêm 20 ki-lô-mét nữa là đủ - vì như thế nhiều nút giao thông bị chiếm và mức độ phong tỏa đến tận bờ biển bằng pháo binh coi như là quây kín hàng rào. Thôi cứ tiến hẳn 30 – 40 đi cho nó chắc. Một phần sẽ chạy về Crimea, một phần chạy về Luhansk.

 

Nhưng trước đó, Bakhmut sẽ vỡ. Còn sau đó, vượt sông ở Kherson làm sao cho quân Nga ở tả ngạn chạy về Crimea. Crimea sẽ được giải phóng bằng phong tỏa, nhưng sau cùng. Khi quân Nga ở nam Kherson chạy về Crimea đủ đông, cầu Kerch sẽ bị đánh sập hẳn để lũ đông nghịt đó chỉ có thể về Nga bằng phà, những đứa nào không về được sẽ phải đầu hàng.

 

Vậy đó các bác ạ, chiến lược ở đây là CHIA CẮT VÀ PHONG TỎA.

 

#Slava_Ukraine

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

 

58 BÌNH LUẬN   






No comments: