Ukraina
đã bắt đầu sử dụng bom chùm Mỹ viện trợ
Trọng Thành - RFI
Đăng ngày: 21/07/2023 - 11:59
Hơn một tuần sau khi thông báo viện trợ
bom chùm cho Ukraina, hôm qua, 20/07/2023, chính quyền Mỹ cho biết quân đội
Ukraina đã bắt đầu sử dụng loại vũ khí này trong cuộc phản công đẩy lùi quân
xâm lược Nga.
Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan
trong cuộc họp báo hôm 07/07/2023 về việc Mỹ cấp bom chùm cho
Ukraina. REUTERS - JONATHAN ERNST
Theo hãng tin AFP, trả lời báo giới, phát ngôn viên của Nhà Trắng John
Kirby xác nhận quân đội Ukraina ‘‘đang sử dụng các vũ khí này một
cách phù hợp. Họ sử dụng hiệu quả và điều này đang có tác động đến hệ thống
phòng thủ của Nga." Washington vẫn đang chờ thêm thông tin cập nhật
từ quân đội Ukraina về hiệu quả của loại vũ khí này trên chiến trường.
Trên kênh truyền hình Mỹ CNN, tướng Ukraina Oleksandr Tarnavsky cho biết
việc có đủ đạn dược có thể làm ‘‘thay đổi hoàn toàn chiến trường’’. Trong
khi đó, tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc trả lời phỏng vấn được phát
hôm Chủ nhật, 16/07, khẳng định Matxcơva dự trữ nhiều bom chùm, và sẵn sàng sử
dụng nếu Kiev dùng đến loại vũ khí này.
Bom chùm khi nổ phát đi một số lượng lớn bom nhỏ, có thể không phát nổ
ngay, trở thành hiểm họa lâu dài cho người dân, tương tự như mìn. Công ước Oslo
năm 2008 cấm dùng vũ khí này. Anh, Pháp, Đức và nhiều đồng minh khác của Mỹ là
thành viên của Công ước Oslo, nhưng Mỹ, Ukraina và Nga không tham gia.
Liên
Âu bàn lập quỹ 20 tỉ euro hỗ trợ quân đội Ukraina
Hỗ trợ Ukraina có đủ vũ khí, đạn được về dài hạn là một mục tiêu của Ủy
Ban Châu Âu. Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borell, sau phiên họp các ngoại
trưởng của khối 27 nước hôm qua, thông báo Bruxelles đề nghị lập quỹ 20 tỉ euro
trong bốn năm để hỗ trợ quân đội Ukraina, như một phần của Cơ chế European
Peace Facility (EPF). Nếu được thông qua, quỹ dự kiến đi vào hoạt
động từ đầu năm tới.
Vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận vào cuối tháng 8 trong phiên họp
không chính thức của các ngoại trưởng Liên Âu tại Tolède, Tây Ban Nha, dưới sự
chủ tọa của Tây Ban Nha, chủ tịch luân phiên Liên Âu. Theo AFP, hiện tại một số
quốc gia châu Âu, trong đó có Hungary, có thể phản đối sáng kiến
này.
Hôm 19/07, ông Mykhailo Podoliak, cố vấn của tổng thống Ukraina, cho
biết để phá vỡ các tuyến phòng thủ của quân đội Nga, Ukraina cần từ 200 đến 300
xe bọc thép, trước hết là xe tăng’’, ‘‘khoảng 60 đến 80 phi cơ F-16’’ và ‘‘từ 5
đến 10 hệ thống phòng không Patriot’’ của Mỹ, hay SAMP/T của Pháp.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
Cấp
bom chùm cho Ukraina : Nga chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Mỹ
Nga
tiếp tục tấn công Kharkiv bằng bom chùm
CHIẾN
TRANH UKRAINA - VIỆN TRỢ
Quân
đội Ukraina khẳng định đã nhận được bom chùm của Mỹ
No comments:
Post a Comment