Tương
đồng và dị biệt qua chuyến thăm Trung Quốc của TTg Phạm Minh Chính
Đinh
Hoàng Thắng
03/07/2023
Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ
tướng Chính kết thúc hôm 28/6/2023. Hà Nội chắc chắn thấu cảm được ý đồ chia rẽ
quan hệ Việt – Mỹ, còn Bắc Kinh thì “đi guốc trong bụng” Việt Nam. Xưa là triều
cống. Ngày nay, vật cược Trung Quốc đòi hỏi là gì?
https://gdb.voanews.com/f2bf92e5-0949-4c2f-988a-0723d481f82a_w1023_r1_s.jpg
Xem
vậy để thấy, dù Bắc Kinh có tiếp tục đòi hỏi nhiều “vật cược” khác nữa thì cách
hóa giải của Việt Nam dường như vẫn là lấy lợi ích quốc gia – dân tộc làm hệ
quy chiếu trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay.
Chuyến thăm của ông Chính vừa qua có yếu tố đặc biệt.
Trong cả hai thông cáo báo chí, một của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và một của
Tân Hoa Xã (THX), cách đưa tin và bình luận về chuyến thăm ấy có những phần thống
nhất và khu biệt khá rõ. Cuối năm ngoái đến nay, từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng thăm Bắc Kinh về (ba ngày sau rút xuống còn hai) – với 13 nội dung trong
Thông cáo chung giữa hai Đảng – mọi chuyến thăm khác sau đó đều có thể xem như
những toa tàu trên con đường ray đã thành nếp, cứ thế mà qua lại. Các đoàn cao
cấp từ Hà Nội sang Bắc Kinh hay đảo ngược vẫn thế. Tuy nhiên, lần này, Thông
cáo phía THX đưa ra dài chỉ bằng phân nửa phiên bản TTXVN, chính vì vậy mà nội
dung của THX lại có phần cô đọng hơn, khó pha loãng các dị biệt lẫn bất đồng giữa
hai bên (so với bản của Việt Nam) qua các cuộc hội đàm và tiếp kiến.
“Kháng Mỹ viện
Trung” trong bối cảnh mới
Theo Thông cáo do phía Bắc Kinh đưa ra ngày
27/6/2023, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố, Trung Quốc coi Việt Nam là một ưu
tiên trong ngoại giao láng giềng và đang nỗ lực xây dựng một “cộng đồng
có chung tương lai” với Việt Nam, một lựa chọn chiến lược mà Trung Quốc
đã thiết kế dựa trên sự phát triển lâu dài của quan hệ song phương. Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hai bên nên cùng nhau xây dựng “Vành đai và
Con đường” chất lượng cao, nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp của các
chiến lược phát triển, tận dụng lợi thế bổ sung và đẩy nhanh hợp tác thiết thực
trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, hải quan thông minh và năng lượng xanh.
Chủ tịch Tập Cận Bình hoan nghênh Việt Nam tham gia “Diễn đàn hợp tác
quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba” và Hội chợ triển lãm nhập khẩu
quốc tế Trung Quốc vào nửa cuối năm nay. Cuối thông báo, Tập
Chủ tịch kêu gọi hai bên cùng phản đối việc tách rời và cắt đứt chuỗi
cung ứng và công nghiệp, đồng thời phản đối chính trị hóa các vấn đề kinh tế,
khoa học và công nghệ. Ông Tập cổ võ, hai nước (Trung Quốc và Việt Nam) nên bảo
vệ sự công bằng và công bằng quốc tế, cũng như các quyền và lợi ích phát triển
của mối nước.
Lợi kêu gọi “kháng Mỹ viện Trung” nói
trên cần được coi là một hiệu triệu nghiêm cẩn, vì hai lẽ. Thứ nhất,
từ đầu tháng 3/2023, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố: “Các
nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu đang thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bao vây
và đàn áp toàn diện Trung Quốc. Điều này đã mang lại những thách
thức nghiêm trọng chưa từng có đối với sự phát triển của đất nước
Trung Hoa”. Điều này mang ý nghĩa hàm ẩn, ai đi với Mỹ là chống Trung Quốc. Thứ
hai, từ 1/7 này, Luật Quan hệ đối ngoại do Quốc hội Trung
Quốc vừa thông qua có hiệu lực, như một cột mốc mới trong cách Bắc Kinh sẽ xử
lý các vấn đề quốc tế. Với bối cảnh được cho là Mỹ dùng các lệnh trừng phạt và
tìm cách thúc đẩy hợp tác với các đồng minh, trong đó có Việt Nam, kiềm chế Bắc
Kinh, thì động thái mới đây của Trung Quốc hứa hẹn sự
đáp trả đối với thế lực nào “có ý đồ xấu” đi theo Mỹ. Trong ý nghĩa ấy,
bài bình luận trên “Global Times” hôm 26/6 – chỉ một hôm sau khi tàu sân bay
USS Ronald Reagan cập cảng trong chuyến thăm Đà Nẵng – phải chăng cũng hàm ý
như một lời nhắc nhở: “Hoa Kỳ nỗ lực nâng cấp quan hệ với Việt Nam bằng cách
gieo rắc các mối bất hòa Bắc Kinh – Hà Nội. Trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng cường
triển khai ‘Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương’ (IPS), nước này đang hướng
trọng tâm chú ý vào Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Washington
nhằm lôi kéo Hà Nội về phía mình để đối đầu và bao vây quân sự Bắc Kinh, Việt Nam khó có thể cắn câu”.
Trong khi đó, bản thông cáo do Báo Điện tử Chính phủ
(chinhphu.vn) công bố thì “hiền hòa” hơn và dĩ nhiên, tránh nhắc đến Mỹ và
phương Tây. Bản thông cáo này gồm 1200 chữ, dài gấp đôi bản của THX. Nếu tính gộp
cả các hoạt động của ông Chính tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
Thiên Tân, thì bản
do chinhphu.vn công bố dài hơn gấp sáu lần (hơn 3900 từ) so
với bản của THX (chưa đến 600 chữ). Chỉ nhìn về lượng chữ, đủ thấy Việt Nam coi
trọng các pha “trình diễn” biết nhường nào. Tại đây, có thể thấy rõ ý đồ “diễn”
của Việt Nam là để làm chùng bớt những căng thẳng mà các dư luận viên Trung Quốc
“bình loạn” về chuyến thăm Bắc Kinh của ông Phạm Minh Chính trong bối cảnh Mỹ,
Việt chuẩn bị nâng cấp quan hệ. Hãy nghe chuyên gia quân sự Trung Quốc kiêm nhà
bình luận truyền hình Song Zhongping nhấn mạnh với Global Times hôm 23/6 rằng,
Trung Quốc là chủ đề không thể tránh khỏi trong quá trình nâng cấp quan hệ Việt
– Mỹ. Bình luận viên này lưu ý, Washington sử dụng các vấn đề liên quan đến
Trung Quốc như một con bài thương lượng trong các cuộc đàm phán với Việt Nam về
tăng cường hợp tác. Nói cách khác, bang giao Việt Nam – Trung Quốc càng trở nên
căng thẳng thì Mỹ càng thưởng cho Việt
Nam và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam.
“Vật cược” Bắc
Kinh đòi hỏi Hà Nội…
“Yếu tố đặc biệt” trong chuyến
thăm Bắc Kinh vừa qua của ông Chính là gì? Tham khảo tiếp bình luận trên “Global Times”: “Mặc dù Hoa
Kỳ và Việt Nam đã xích lại gần nhau hơn trong những năm gần đây, không thể bỏ
qua những xung đột cơ cấu giữa hai quốc gia dẫn đến mất lòng tin chính trị. Mối
bất hòa giữa hai bên về vấn đề lịch sử của chiến tranh vẫn chưa được giải quyết
hoàn toàn. Cùng với những mâu thuẫn không thể hàn gắn của hai bên về các giá trị
tư tưởng và vấn đề nhân quyền, đây là những nguyên nhân quan trọng cản trở sự hợp
tác chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”. Có một thực tế căn bản mà
bài bình luận đã bỏ qua: Mối quan hệ Việt – Mỹ hiện nay được chính các quan chức
cấp cao trong Bộ Ngoại giao Hà Nội thừa nhận, nó đã tự động nâng cấp trên thực
địa và nay đã hội tụ đầy đủ các yếu tố chiến lược quan trọng nhất. Đấy
là chưa nói, 96% người Việt Nam thích làm ăn với Mỹ. Xem vậy để thấy, một trong
những “vật cược” Trung Quốc đòi hỏi từ Việt Nam là không
được quên nhân tố “ý thức hệ” và không được xem nhẹ “hội chứng Mỹ” đã
bị chính quyền và người dân Việt Nam gác sang một bên.
Như để hỗ trợ cho xu hướng khó đảo ngước nói trên,
tại thông cáo hôm 30/6/2023, Nhà Trắng cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia Jake
Sullivan vừa tiếp Trưởng ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hoài Trung hôm
29/6. “Hai bên tái khẳng định sức mạnh của quan hệ song phương giữa hai nước
nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam
và thảo luận về nhiều lĩnh vực hợp tác trong tương lai, bao gồm năng lượng, biến
đổi khí hậu, đầu tư, giáo dục, nhân quyền và nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định
ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Ông Sullivan và Trưởng ban Đối ngoại Lê Hoài
Trung chia sẻ quan điểm rằng, mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam là một ví dụ điển
hình về sự hòa giải từ quá khứ với tiềm năng tiếp tục thúc đẩy thịnh vượng, ổn
định và hòa bình hơn trong tương lai. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng gọi
cuộc gặp với ông Trung là “hữu ích”. Ông Blinken viết trên Twitter: “Chúng tôi
đã thảo luận về cách có thể nâng cao và củng cố hơn nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện
Mỹ – Việt, một quan hệ đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy một khu vực “Ấn
Thái Dương tự do và rộng mở (FOIP) trong hơn mười năm qua”.
Xem vậy để thấy, dù Bắc Kinh có tiếp tục đòi hỏi
nhiều “vật cược” khác nữa thì cách hóa giải của Việt Nam dường như vẫn là lấy lợi
ích quốc gia – dân tộc làm hệ quy chiếu trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện
nay. Có điều là, xưa kia, theo sử sách ghi lại, với Trung Quốc, khi cần thì sứ
thần phải mang lư hương và bình hoa vàng cùng nhiều vật phẩm khác sang cống nạp.
Ngày nay, trong không gian FOIP rộng mở, tập hợp lực lượng ở Đông Á, Đông Nam Á
cũng như trên toàn cầu ngày cảng rõ làn ranh. Không cống nạp nhưng phải tránh
“vỗ mặt” Trung Quốc, “Ngoại giao cây tre” buộc đi đường vòng. “Trông dong cờ mở”
đón tàu Trung Quốc vào thăm Đà Nẵng trước, rồi kế đó mới lần lượt đón các tàu của
Ấn Độ, Nhật Bản và cuối cùng là Hoa Kỳ, sau khi đã trì hoãn kế hoạch này một
năm. Cũng là để “chiều lòng” Trung Quốc! Phải chăng tuyên bố mới đây nhất của Đại
sứ Trung Quốc đưa ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp châu Âu – Trung
Quốc ngày 16/6 tại thủ đô Brussels là một chỉ dấu của sự thay đổi? Đại sứ Fu
Cong cho biết, Trung Quốc có
thể tán thành các yêu cầu của Kiev đối với biên giới trước năm 1991 của
Ukraine. Phải chăng đến lúc Trung Quốc cũng công khai, trong ngoại giao chẳng
có gì là bất biến, ngoại trừ lợi ích quốc gia – dân tộc.
No comments:
Post a Comment