Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý xét đơn gia nhập NATO của Thụy Điển
Người
Việt
July 10, 2023
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nato-tho-nhi-ky-dong-y-xet-don-gia-nhap-nato-cua-thuy-dien/
VILNIUS,
Lithuania (NV) – Ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký
NATO, hôm Thứ Hai, 10 Tháng Bảy, cho biết ông Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ
Nhĩ Kỳ, đồng ý duyệt xét đơn xin gia nhập khối liên minh quân sự của Thụy Điển,
theo Reuters.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, ông
Stoltenberg lên tiếng: “Tôi vui mừng để thông báo rằng Tổng Thống Erdogan đã đồng
ý chuyển văn bản xin gia nhập khối NATO của Thụy Điển tới Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ
càng sớm càng tốt và hứa hợp tác chặt chẽ với cơ quan lập pháp này để bảo đảm
việc chuẩn thuận.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/07/TS-nato-tho-dien-1536x1024.jpeg
Ông Tayyip Erdogan (trái), tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, bắt
tay ông Ulf Kristersson (phải), thủ tướng Thụy Điển, dưới sự chứng kiến của ông
Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, hôm Thứ Hai, 10 Tháng Bảy. (Hình: Filip
Singer – Pool/Getty Images)
Hiện tại, Tổng Thư Ký Stoltenberg từ chối đưa ra ngày cụ thể khi nào Quốc
Hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phê chuẩn việc đồng ý để Thụy Điển vào khối NATO.
Thụy Điển và Phần Lan, từ bỏ chính sách không liên minh quân sự
trong nhiều thập niên của thời Chiến Tranh Lạnh, đã nộp đơn xin gia nhập NATO
vào năm 2022 khi chứng kiến diễn tiến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Đơn xin gia nhập liên minh phải được tất cả các thành viên NATO chấp thuận
và trong khi đơn của Phần Lan được thông qua vào Tháng Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và
Hungary trì hoãn việc xét đơn của Thụy Điển.
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan nại cớ Thụy Điển chứa chấp thành viên của
các nhóm chiến binh, chủ yếu là đảng Công Nhân Người Kurd (PKK), cáo buộc tổ chức
này hậu thuẫn các cuộc biểu tình và tài trợ cho các nhóm khủng bố, đồng thời
các cuộc biểu tình chống Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ở Stockholm.
Trong khi đó, Thụy Điển cho biết họ đã đáp ứng tất cả các yêu cầu đã thỏa
thuận trong các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái, bao gồm cả việc đưa
ra một dự luật mới coi việc trở thành thành viên của một tổ chức khủng bố là bất
hợp pháp và nhấn mạnh quyền tự do ngôn luận được bảo vệ trong Hiến Pháp của nước
này.
Còn phía Hungary, chánh văn phòng của Thủ Tướng Viktor Orban cho biết hôm
Thứ Năm rằng Budapest sẽ không ngăn cản việc phê chuẩn Thụy Điển gia nhập NATO. (MPL) [qd]
===============================================
.
Ankara
ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO nếu Liên Âu mở lại đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày: 10/07/2023 - 12:06
Ngày
10/07/2023, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan gặp thủ tướng Thụy Điển
Ulf Kristensson tại Vilnius, Litva. Tại cuộc họp do tổng thư ký Liên minh Bắc Đại
Tây Dương Jens Stoltenberg dàn xếp, ông Erdoğan tuyên bố sẽ ủng hộ Thụy Điển
gia nhập NATO nhưng với điều kiện Liên Hiệp Châu Âu mở lại các cuộc đàm phán kết
nạp Thổ Nhĩ Kỳ trước.
Ảnh tư liệu : Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip
Erdogan (P) và thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại dinh tổng thống ở
Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 08/11/2022. AP - Burhan Ozbilici
Theo ông Erdoğan, hầu hết các nước thành viên NATO cũng là thành viên
Liên Hiệp Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị gia nhập Liên Âu từ năm 1999. Tuy nhiên,
các cuộc đàm phán song phương, bắt đầu từ năm 2005, đã bị đình chỉ từ nhiều năm
qua do tồn tại nhiều bất đồng giữa hai bên.
Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết cản trở Thụy Điển gia nhập NATO vì muốn
Stockholm nhân nhượng nhiều hơn về hồ sơ chống khủng bố Kurdistan, cho
dù gần đây, tổng thống Mỹ không ngừng ủng hộ Thụy Điển. Ông Joe Biden đã điện
đàm với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ để bày tỏ mong muốn « đón Thụy Điển
vào NATO ngay khi có thể », theo thông cáo ngày 09/07 của Nhà Trắng.
Dù tổng thống Erdoğan công nhận hôm 09/07 là Thụy Điển đã « có
những bước đi đúng hướng » chống đảng Lao Động Kurdistan - PKK
nhưng ông vẫn cho là chưa đủ.
Thông tín viên RFI Anne Andlauer tại
Istanbul cho biết thêm về chiến lược của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ :
Ông Recep Tayyip Erdoğan tiếp
tục cáo buộc Thụy Điển bảo vệ những kẻ khủng bố, đặc biệt là để thành viên của
đảng Lao Động Kurdistan (PKK) biểu tình, chiêu mộ và gây quỹ tại Thụy Điển. Tổng
thống Erdoğan yêu cầu dẫn độ vài chục công dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Thụy Điển đã nhiều lần nhân nhượng. Nhưng tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ chưa hài lòng. Ông tiếp tục mặc cả chừng nào còn có thể. Ông Erdoğan vẫn
nổi tiếng là hay đổi ý và có thói quen ký các thỏa thuận vào phút chót. Cho nên
có thể là ông sẽ bỏ quyền phủ quyết. Nhưng sau khi đã đối đầu với Stockholm và
các đồng minh suốt một năm trời, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ nhân nhượng khi
ông có thể coi việc bật đèn xanh là một thắng lợi ngoại giao cho Ankara.
Cuộc mặc cả này có lợi cho Matxcơva, nhưng không
ngăn cản ông Erdoğan đưa ra quyết định khiến đồng nhiệm Nga
Vladmir Putin tức giận. Thứ Bẩy (08/07), ông đã cho phép nhiều chỉ huy của binh
đoàn Azov trở về Ukraina trong khi lẽ ra họ phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi hết
chiến tranh.
Sự kiện này minh họa rất rõ cho khoảng cách lớn, thường
trực của ông Tayyip Erdoğan giữa Ukraina và Nga, giữa NATO và Nga. Các
nước thành viên NATO phải liên tục đối phó với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng
minh khó khăn, nhưng cần thiết.
--------------------------
Các nội
dung liên quan
Tổng
thống Mỹ Joe Biden « rất mong » Thụy Điển gia nhập NATO
Thụy
Điển tỏ thiện chí với Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập NATO
Gia
nhập NATO : Thổ Nhĩ Kỳ muốn Thụy Điển tỏ nhiều thiện chí hơn
==============================================
.
Ba
Lan tái khẳng định ủng hộ Ukraina gia nhập NATO
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày: 10/07/2023 - 11:30
Ba Lan
và Ukraina chọn thành phố Lutsk, biểu tượng cho lịch sử thời Thế Chiến II giữa
hai nước, để thể hiện tinh thần « đoàn kết, cùng nhau sát cánh chống
một kẻ thù chung ». Tại lễ « tưởng niệm các nạn nhân
trong vùng Volhynie » ngày 09/07/2023, tổng thống Ba Lan tái khẳng
định ủng hộ Ukraina gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO tại thượng
đỉnh Vilnius ngày 11 và 12/07.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và đồng nhiệm
Ba Lan Andrzej Duda tại lễ tưởng niệm các nạn nhân của Thế chiến II ở Lutsk,
Ukraina, ngày 09/07/2023. REUTERS - ALINA SMUTKO
Thông tín viên Martin Chabal tại
Vacxava cho biết thêm :
« Tổng thống Ba Lan đến Ukraina trước khi lên
đường đến Litva tham dự thượng đỉnh Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.
Các nước thành viên có thể sẽ thảo luận trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư về liên
minh với Kiev và khả năng Ukraina gia nhập khối.
Phái đoàn Ba Lan đã đến Lutsk, thành phố nằm bên
trong đường biên giới Ba Lan trong thời gian dài. Tại đây, dân quân Ukraina đã
sát hại vài chục nghìn người Ba Lan trong Thế Chiến II. Tổng thống Ba Lan
Andrzej Duda đã nhân dịp tưởng niệm 80 năm các vụ thảm sát để một lần nữa khẳng
định tình hữu nghị lớn với Ukraina.
Bời vì không phải ngẫu nhiên mà Ba Lan và Ukraina
cùng tham gia lễ tưởng niệm này. Các vụ thảm sát người Ba Lan ở vùng Volhynie
là một vết thương sâu, đôi khi vẫn gây căng thẳng giữa Kiev và Vacxava, dù cả
hai bên tỏ ra rất thân nhau từ một năm qua.
Cho dù chủ đề thượng đỉnh NATO được đề cập ngắn gọn,
theo ông Volodymyr Zelensky, nhưng tổng thống Ukraina xác nhận rằng các cuộc thảo
luận đó rất cụ thể và Ba Lan sẽ ủng hộ Ukraina để đạt được « kết quả tốt
nhất cho Kiev ».
Dù không một chi tiết nào được tiết lộ nhưng chắc chắn
là sẽ có những yêu cầu mới về cung cấp thiết bị để hỗ trợ cho cuộc phản công của
Ukraina ».
Nga cảnh
cáo việc kết nạp Ukraina vào NATO
Ngày 10/07/2023, phát ngôn viên điện Kremlin cảnh cáo việc kết nạp
Ukraina vào NATO « sẽ gây ra những hậu quả rất tiêu cực cho cấu
trúc an ninh châu Âu ». Trả lời báo giới, ông Dmitri Peskov lên
án « một mối đe dọa » đối với Nga, buộc Nga phải
có « phản ứng rõ ràng và cứng rắn ».
--------------------------
Các nội
dung liên quan
Thổ
Nhĩ Kỳ : Ukraina « xứng đáng » để gia nhập NATO
Tổng
thống Zelensky muốn NATO mời Ukraina gia nhập liên minh quân sự
Tổng
thống Ukraina thăm đồng minh chiến lược Ba Lan
No comments:
Post a Comment