Phương Tây công bố
« kế hoạch bảo đảm an ninh lâu dài cho » Ukraina
Thanh
Hà - RFI
Đăng ngày:
12/07/2023 - 12:16Sửa đổi ngày: 12/07/2023 - 12:18
Liên
Minh Bắc Đại Tây Dương NATO không cam kết cụ thể về lịch trình kết nạp Ukraina
nhưng để đưa ra « một tín hiệu mạnh » gửi tới Matxcơva, phương
Tây hôm nay 12/07/2023 công bố một « kế hoạch bảo đảm an ninh lâu
dài » cho Ukraina. Trong khi đó, khối G7 và một số quốc gia khác cam kết
hỗ trợ Ukraina « xây dựng lại một lực lượng quân đội đủ sức tự vệ và
tránh mọi cuộc tấn công trong tương lai ».
https://s.rfi.fr/media/display/96be8b4e-2098-11ee-a903-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/000_33NT87N.webp
Tổng
thư ký khối NATO Jens Stoltenberg (P) đón tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky
tới dự thượng đỉnh tại Vilnius, Litva, ngày 12/07/2023. AFP - ODD ANDERSEN
Thông
cáo chung của G7 nhấn mạnh, đây sẽ là một chương trình « đầu tư lâu dài ».
Lãnh đạo 7 cường quốc công nghiệp thế giới (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Canada)
có một cuộc họp với tổng thống Ukraina và các bên chính thức công bố « kế
hoạch hỗ trợ an ninh lâu dài » đó.
Trở lại với
ngày họp đầu tiên tại Vilnius (Litva) hôm qua, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây
Dương Jens Stoltenberg khẳng định « tương lai của Ukraina là ở trong
NATO » nhưng khối này không đưa ra lịch trình kết nạp. Tổng thống
Ukraina đến dự thượng đỉnh đã thất vọng trước lập trường cứng rắn của NATO.
Đặc
phái viên Anastasia Becchio từ Vilnius tường trình :
« Những
tuyên bố cứng rắn của Volodymyr Zelensky vào lúc mà các nước đồng minh đang đúc
kết bản tuyên bố chung đã không thay đổi được gì. Tổng thống Ukraina không thuyết
phục được các lãnh đạo NATO đồng ý về một bản tuyên bố chung cùng với một lịch
trình cụ thể kết nạp Kiev vào liên minh.
Chung
cuộc, lập trường thận trọng nhất đã chiếm thế áp đảo. Đó là quan điểm của Mỹ và
Đức, muốn tránh leo thang xung đột với Nga. Như vậy là Ukraina sẽ được mời gia
nhập NATO khi các nước đồng minh chấp thuận và hội đủ các điều kiện. Nhượng bộ
duy nhất là Ukraina sẽ đốt ngắn được một giai đoạn, tức là sẽ không phải trải
qua giai đoạn thực hiện các nghĩa vụ chính trị, kinh tế và quân sự được ấn định
trong kế hoạch hành động để gia nhập tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương. Trong
khi chờ đợi Kiev và NATO sẽ đẩy mạnh thêm quan hệ nhằm chuẩn bị cho các cuộc
thương lượng trong tương lai trong khuôn khổ Hội đồng NATO - Ukraina. Và
Hội đồng có cuộc họp đầu tiên vào hôm nay. Đây cũng sẽ là cơ hội để các bên bàn
thảo trở lại về những biện pháp bảo đảm an ninh, hỗ trợ quân sự, tài chính, về
vật chất cho một quốc gia đang phải đối mặt với chiến tranh.
Khối G7
cam kết tiếp tục yểm trợ Ukraina đặc biệt là giúp quốc gia này nâng cao khả
năng phòng không, pháo binh, tình báo, huấn luyện. Một số quốc gia khác sẽ tham
gia vào sáng kiến này, trong đó có Ba Lan và Rumanie cũng như một số quốc gia
trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương như Úc, Hàn Quốc hay Nhật Bản. »
---------------------------
Các nội
dung liên quan
NATO
ủng hộ Ukraina nhưng chưa đề ra lịch trình kết nạp
Thượng
đỉnh NATO : Phương Tây giúp Ukraina nhưng tránh trực tiếp đối đầu với Nga
No comments:
Post a Comment