Phái
đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp lần đầu gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam
RFA
2023.07.12
Phái
đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp và cơ quan ngoại giao của Pháp ở Việt Nam gặp Hội đồng
Liên Tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa (thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 06/7 để
tìm hiểu về hoạt động của tổ chức độc lập, không theo sự chỉ đạo của Nhà nước
này.
Đại
sứ Jean-Christophe Peaucelle gặp Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang ngày
04/7/2023 (Báo
Công an Nhân dân)
Theo thông
cáo báo chí của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, phái đoàn gồm có Đại sứ
Jean-Christophe Peaucelle, Cố vấn các vấn đề Tôn giáo của Bộ Châu Âu và Ngoại
giao Pháp, bà Emmanuelle Pavillon-Grasser, Tổng Lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ
Chí Minh, và bà Candice Ragot, nhân viên của Toà Đại sứ Pháp tại Hà Nội.
Nhiều
thành viên chủ chốt của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam đã tham gia cuộc gặp mặt
trong đó ông Đại sứ bày tỏ mong muốn tìm hiểu về hội đồng và tình hình tôn giáo
tại Việt Nam trong khi đại diện của phía Việt Nam trình bày về thực trạng
chung của tự do tôn giáo ở quốc gia độc đảng.
Ông Lê
Quang Hiển, Đạo huynh của Phật Giáo Hoà Hảo và là thư ký của Hội đồng Liên Tôn
Việt Nam, nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) về cuộc gặp mặt với phái
đoàn của Pháp:
“Đây là
lần đầu tiên Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam và
các tôn giáo không thuộc Nhà nước Việt Nam quản lý. Tổng Lãnh sự Pháp chưa bao
giờ gặp Hội đồng Liên Tôn hết. Cách đây mấy năm (Hội đồng- PV) có gặp phái đoàn
của Liên hiệp Châu Âu nhưng không có Pháp.
Bộ Ngoại
giao Pháp cũng có quan tâm đến tự do tôn giáo trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Người ta có gặp để tìm hiểu Hội đồng Liên Tôn thôi chứ người ta không đặt
nặng vấn đề (về tự do tôn giáo- PV) như Chính phủ Hoa Kỳ.”
Ông nói về
nội dung của cuộc gặp mặt:
“Ông
Peaucelle là cố vấn các vấn đề tôn giáo thuộc Bộ Ngoại giao, có cuộc gặp mặt
hôm nay chỉ để biết Hội đồng Liên Tôn thôi, chứ không phải là để ghi nhận và về
trình cho Bộ Ngoại giao, làm cho tất cả thành viên của Hội đồng Liên Tôn hụt hẫng.
Dự trù
gặp một tiếng đồng hồ nhưng 45 phút đã về rồi mà không tìm hiểu về vấn đề bách
hại của nhà cầm quyền gì hết!”
Ông
Hiển cho biết các thành viên của Hội đồng Liên Tôn rất thất vọng về cuộc gặp mặt với
phái đoàn Pháp:
“Từ ngày
thành lập Hội đồng Liên Tôn, chúng tôi gặp tất cả các phái đoàn Châu Âu (EU),
Hoa Kỳ, Úc, Canada… thì lần đầu tiên mà mới có một cuộc họp như vậy đó.
Các chức
sắc của Hội đồng Liên Tôn hụt hẫng. Người ta đi xa xôi như ông Hứa Phi đi từ ba
hôm trước để khỏi bị chặn ngoài kia, rồi mấy người kia ở Trà Vinh ở Vĩnh Long rồi
lên để gặp như gặp chơi vậy đó.”
Ông cho biết
đại diện phía Việt Nam trình bày ngắn gọn về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, và nhiều
thành viên của hội đồng không thể nói về nhóm tôn giáo của mình do phía khách
không có nhiều thời gian.
Theo ông
Hiển, trong buổi chiều cùng ngày, Phái đoàn Pháp có gặp đại diện Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn). Phóng viên không thể liên lạc
được với các vị chức sắc của giáo hội này để tìm hiểu thông tin về cuộc gặp.
Phóng viên
gửi email cho Đại Sứ quán Pháp ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Pháp ở thành phố Hồ
Chí Minh với đề nghị cung cấp thông tin về cuộc gặp mặt với hai tổ chức tôn
giáo không đăng ký ở Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.
Trang
Facebook của Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam đưa tin trong thời gian viếng thăm
Việt Nam, Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an về tình hình tôn giáo ở Việt
Nam và chính sách tôn giáo cũng như tầm quan trọng của tự do tôn giáo.
Đại sứ
Jean-Christophe Peaucelle cũng gặp gỡ một số đại diện của nhiều tôn giáo khác
nhau tại Việt Nam, trong đó có Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài. Ông
cũng thăm nhiều nơi thờ tự của các tôn giáo khác nhau hiện có mặt ở Việt Nam
như Nhà thờ Saint-Joseph Hà Nội (Nhà thờ Lớn), chùa Trấn Quốc hay Thánh đường
Al-Noor Masjid.
Hội đồng
Liên Tôn Việt Nam là một tổ chức đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thành
viên của hội đồng là chức sắc cao cấp của các nhóm tôn giáo độc lập như Tăng
đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội thánh Tin Lành, Phật giáo Hoà
Hảo Chơn truyền, và Cao Đài 1926.
No comments:
Post a Comment