Được ngồi
vào ghế lãnh đạo là phước đức phải lớn lắm. Phước lớn thì phải làm việc lớn. Việc
lớn cũng có việc tốt, việc xấu.
Lãnh đạo
làm tốt, một việc tốt nhân lên muôn vạn hạnh phúc. Lãnh đạo làm việc xấu, cái xấu
cũng bội phần. Vì lãnh đạo có cơ hội, có lực lượng, có quyền lực hơn. Nên một
quyết định thôi, bao nhiêu cuộc đời nhân sinh được quyết định. Mình nhớ kinh Địa
Tạng Bồ Tát có đoạn các vua vì dân mà làm hạnh lành, phước báo trùng trùng.
Hôm nay,
cô Út The, người phụ nữ lớn tuổi ở Thủ Thiêm dành gần 20 năm đi đòi quyền lợi
vì Quy hoạch Đô Thị Mới Thủ Thiêm đã về với tổ tiên. Quyền lợi của cô và gia
đình vẫn chưa đòi được. Cuộc đời cô là chuỗi ngày gồng gánh gia đình trong uất
hận.
Chồng mất,
cô còn lại hai người con trai. Quy hoạch tới, người con trai lớn của cô thắt cổ
sau khi bị va chạm với những công nhân thi công công trình thuộc khu Đô Thị Mới
Thủ Thiêm. Đứa cháu nội con trai của người vừa mất bị ngớ ngẩn sau sự ra đi của
cha nó. Con dâu cũng ngẩn ngơ.
Người con
trai còn lại vừa đi làm phụ mẹ nuôi con, vừa chắt mót cho mẹ ra Trung ương khiếu
nại đòi nhà.
Vô phước
đáo tụng đình.
Có ai muốn
mình mất nhà mất đất. Có ai muốn mình phải xa xôi ngàn dặm đi khiếu nại khiếu
kiện hay không? Có ai muốn đi làm xấu bản thân bằng việc kêu gào rồi bị kéo đi,
bị theo dõi không? Ai ép họ? Và ai ép cả bản thân tôi vào cảnh phải đi khiếu nại.
Không cần
câu trả lời, vì lẽ trong lòng mỗi người đều có câu trả lời.
Cô Út The
mất đi trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn. Đứa cháu nội trai còn lại (con người
em của người tự tự), niềm hi vọng duy nhất của cả nhà bây giờ vào một tương lai
tươi đẹp vừa thi Tốt nghiệp lớp 12 xong. Trường Đại học với cháu là một ước ước
mơ đầy khó khăn.
Những quan
chức nhúng tay vào Thủ Thiêm, tôi tin, các vị đang chia với nhau sự phẫn uất và
mất mát của người dân Thủ Thiêm.
Sự nghẹn
ngào và tiếc nuối của cô Út cũng như những người Thủ Thiêm đau khổ đã, đang và
sẽ nằm xuống sẽ bám lấy các người đời đời như bóng với hình.
Các người
dù quần là áo lụa, dù chức cao vọng trọng nhưng các người cũng là những con nợ
của những mảnh đời đau khổ bị các người cướp bóc hoặc lãng quên do thiếu trách
nhiệm.
.
No comments:
Post a Comment