Nguồn
gốc và truyền thống Lễ Độc lập Mỹ : Những điều cần biết
04/07/2023
Người Mỹ ăn mừng Lễ Độc
lập Hoa Kỳ ngày 4 tháng 7 với các cuộc diễu hành, nấu ăn ngoài trời, uống bia lạnh,
và tất nhiên là phải có pháo hoa.
https://gdb.voanews.com/7ce99fee-6d59-457a-bd9a-3cd9fe380e71_w1023_r1_s.jpg
Pháo hoa nhân ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ 4/7/2022 tại
Washington.
Pháo hoa cũng khiến cho ngày lễ này trở thành một ngày lễ đặc biệt nguy
hiểm, thường dẫn đến hơn 10.000 chuyến cấp cứu. Tuy nhiên, pháo hoa vẫn là
trung tâm của Ngày Độc lập, một ngày lễ đã hình thành 247 năm.
Nguồn
gốc của Ngày Độc lập
Ngày này kỷ niệm việc Quốc hội Lục địa thứ Hai nhất trí thông qua Tuyên
ngôn Độc lập hôm 4 tháng 7 năm 1776, một văn bản tuyên bố tách các thuộc địa ra
khỏi Vương quốc Anh.
Một năm sau, theo Thư viện Quốc hội, một lễ kỷ niệm tự phát ở
Philadelphia đánh dấu kỷ niệm ngày độc lập của Hoa Kỳ.
Nhưng trên khắp quốc gia, việc tôn trọng ngày này không trở nên phổ biến
cho đến sau Chiến tranh năm 1812. Nó nhanh chóng lan rộng: Thư viện Quốc hội
lưu ý rằng các sự kiện lịch sử quan trọng trong thế kỷ 19, chẳng hạn như lễ khởi
công xây dựng Kênh đào Erie và Baltimore và Đường sắt Ohio, đã được lên kế hoạch
trùng với lễ hội ngày 4 tháng 7.
Làm
thế nào mà pháo hoa trở thành một truyền thống trong ngày 4/7?
Màn trình diễn pháo hoa đã là một phần quan trọng của Ngày Độc lập ngay từ
đầu. Tổ phụ sáng lập John Adams đã thấy trước điều đó.
Lễ kỷ niệm nền độc lập của Hoa Kỳ “nên được tổ chức long trọng với Sự lộng
lẫy và Diễn hành, với Các màn trình diễn, Trò chơi, Thể thao, Súng, Chuông, Lửa
trại và Treo đèn Kết hoa từ đầu này của lục địa tới đầu kia của lục địa, từ nay
cho tới mãi mãi về sau,” ông Adams viết trong một lá thư cho vợ, bà Abigail,
ngày 3 tháng 7 năm 1776.
Pháo hoa đã có từ nhiều thế kỷ trước khi Mỹ trở thành một quốc gia. Hiệp
hội Pháo hoa Hoa Kỳ cho biết nhiều nhà sử học tin rằng pháo hoa được phát triển
lần đầu tiên vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên ở Trung Quốc cổ đại bằng cách
ném thân tre vào lửa, gây tiếng nổ khi các túi khí rỗng bị nóng quá độ.
Đến thế kỷ 15, pháo hoa được sử dụng rộng rãi cho các lễ hội tôn giáo và
các sự kiện giải trí công cộng ở châu Âu và những người định cư đầu tiên ở Hoa
Kỳ đã tiếp tục những truyền thống đó, Hiệp hội cho biết.
Có
tổng thống nào không chịu ăn mừng ngày 4/7?
Các tổng thống từ George Washington đến Joe Biden đã tổ chức lễ kỷ niệm
ngày sinh của quốc gia vào ngày 4 tháng 7, với một ngoại lệ: Tổng thống Adams.
Ông Adams từ chối tổ chức ngày lễ vào ngày 4 tháng 7 vì ông cảm thấy ngày
2 tháng 7 mới là Ngày Độc lập thực sự. Tại sao? Ngày 2 tháng 7 năm 1776, Quốc hội
Lục địa đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết giành độc lập, mặc dù Tuyên ngôn Độc lập
mãi hai ngày sau mới chính thức được thông qua.
Ông Adams kiên quyết đến mức từ chối lời mời tham dự các lễ hội và các sự
kiện khác, ngay cả khi đang giữ chức vụ tổng thống thứ nhì của quốc gia. Cả ông
Adams và ông Thomas Jefferson, tác giả chính của Tuyên ngôn Độc lập, đều qua đời
vào ngày kỷ niệm 50 năm ngày văn kiện này chính thức được thông qua, ngày 4
tháng 7 năm 1826.
Pháo
hoa phổ biến ra sao?
Doanh số bán pháo hoa đã tăng nhanh trong hai thập niên qua.
Thống kê từ Hiệp hội Pháo hoa Hoa Kỳ cho thấy trong năm 2000, người tiêu
dùng Mỹ đã chi 407 triệu đô la cho pháo hoa. Đến năm 2022, con số đó tăng lên
2,3 tỷ đô la. Bước nhảy vọt lớn nhất diễn ra trong đại dịch COVID, khi các màn
bắn pháo hoa công cộng bị ngừng hoạt động. Doanh số tiêu dùng đã tăng từ 1 tỷ
đô la năm 2019 lên thành 1,9 tỷ đô la vào năm 2020.
Bà Julie Heckman, giám đốc điều hành của Hiệp hội Pháo hoa Hoa Kỳ, nói:
“Mọi người mua sắm pháo bông từ lễ Chiến sĩ Trận vong [tức cuối tháng 5].”
“Họ đã bắn pháo hoa suốt cả năm 2020.”
Hiệp hội cho biết doanh thu dự kiến sẽ tăng thêm 100 triệu đô la trong
năm nay. Thật hữu ích khi ngày 4 tháng 7 năm nay rơi vào thứ Ba, về cơ bản tạo
ra một cuối tuần kéo dài bốn hôm.
Pháo
hoa có nguy hiểm không?
Bất chấp những nỗ lực giáo dục rộng rãi, hàng ngàn người Mỹ bị thương nặng
do pháo hoa mỗi năm. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ báo cáo rằng vào
năm 2022, có 10.200 người được điều trị tại các phòng cấp cứu và 11 người chết
được cho là do pháo hoa. Khoảng 3/4 số vụ thương tích xảy ra vào khoảng ngày 4
tháng 7.
Khoảng một phần ba các vết thương là ở đầu, mặt, tai hoặc mắt. Các vết
thương ở ngón tay, bàn tay và chân cũng rất phổ biến.
Tiến sĩ Tiffany Osborn, bác sĩ phòng cấp cứu tại Bệnh viện Barnes-Jewish ở
St. Louis, nói: “Tôi đã từng chứng kiến những người bị đứt lìa ngón tay.” “Tôi
đã thấy những người bị mù mắt. Tôi đã thấy những người bị thương nặng trên mặt.”
Trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 1/3 số người bị thương do pháo hoa. Người
ta cho rằng pháo sáng thường gây bỏng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Đối với những người dự định bắn pháo hoa, bà Heckman khuyến khích tìm một
bề mặt bằng phẳng, cứng, cách xa các công trình và những thứ khác có thể bắt lửa.
Người chịu trách nhiệm về pháo hoa nên tránh uống rượu. Trẻ em không bao giờ
nên đốt pháo hoa.
Bác sĩ Osborn khuyến khích có một cái xô hoặc vòi nước gần đó trong trường
hợp cháy hoặc nổ. Bà nói, bắn từng quả một và nhanh chóng bỏ đi sau khi đốt, và
không bao giờ châm lại hoặc xử lý pháo hoa bị hỏng. Khi hoàn tất, xúc xác pháo
rồi ngâm nước trước khi đổ bỏ.
No comments:
Post a Comment