Luật
Khoa 360: Barbie, BlackPink, và đường lưỡi bò
July 10
2023 11:49 AM
https://www.luatkhoa.com/2023/07/luat-khoa-360-barbie-blackpink-va-duong-luoi-bo/
Làn
sóng tẩy chay đang lan rộng trong công chúng.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w2000/format/webp/2023/07/BPBB-1.jpg
Nguồn: IME
Vietnam/ Warner Bros Pictures.
àn sóng phản
đối đường lưỡi bò và tẩy chay phim Barbie cũng như các show diễn của BlackPink
đang lan rộng trong công chúng. Luật Khoa 360 kỳ này sẽ tổng hợp các diễn biến
liên quan, cung cấp thêm thông tin về bối cảnh và bình luận vụ việc.
Khởi
phát với bộ phim Barbie
·
Ngày
3/7, Cục Điện ảnh thông
báo phim Barbie bị cấm chiếu ở Việt Nam sau quyết định của Hội đồng Thẩm định
và Phân loại Phim Quốc gia do có phân cảnh chứa đường lưỡi bò. Cục không công bố
rõ phân cảnh nào. [1]
·
Cùng
ngày, trang Facebook thân chính phủ Tifosi đăng
bài ủng hộ quyết định này, thu hút tới 15 nghìn lượt thích và gần 500 lượt
chia sẻ tính tới ngày 9/7. [2]
·
Sau
đó, hình
ảnh một phân cảnh trong phim chứa một bản đồ nguệch ngoạc không rõ ràng được
lan truyền trên mạng. Hình ảnh này cho thấy hai đường đứt đoạn hiển thị trên bản
đồ. Trong dư luận có người cho rằng một trong hai đường đứt đoạn này là đường
lưỡi bò ở Biển Đông, có người cho rằng nó nằm ở vị trí Greenland hoặc Bắc Mỹ chứ
không phải Biển Đông. Một đường đứt đoạn khác hiển thị ở khu vực châu Á. [3]
·
Ngày
7/7, hãng phim Warner Bros cho
biết bản đồ trong phim là những nét vẽ kiểu trẻ con, không có ý đồ gì. [4]
·
Cùng
ngày 7/7, trả lời VietNamPlus, Tiến sĩ Trần Thanh Hiệp - Chủ tịch Hội đồng Thẩm
định và Phân loại Phim Quốc gia cho
biết, “hình ảnh bản đồ này xuất hiện nhiều lần trong phim, trong nhiều cảnh
khác nhau chứ không riêng cảnh đang được lan truyền” và “bản đồ không rõ ràng,
khi soi ra dễ gây suy diễn và vi phạm này là rất rõ ràng rồi”. [5] Cục Điện ảnh
tuyên
bố không thay đổi quan điểm. [6]
·
Cho
tới nay, báo chí quốc tế đã theo sát diễn biến của vụ việc.
·
Hội
đồng Thẩm định và Phân loại Phim điện ảnh và truyền hình Philippines cho biết họ
đang
thẩm định phim Barbie. [7]
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2023/07/230707-barbie-map-mb-0828-3fe781.png
Một cảnh
trong phim Barbie. Nguồn: Warner Bros Pictures.
Lan
sang BlackPink
Làn sóng
phản đối đường lưỡi bò lan rộng sang một sự kiện giải trí đình đám khác là
chương trình biểu diễn của nhóm nhạc BlackPink ở Việt Nam (dự kiến diễn ra vào
ngày 29 và 30/7).
·
Sau
khi vụ Barbie nổ ra, nhiều khán giả Việt Nam phát
hiện trang Facebook của đơn vị tổ chức chương trình - Công ty TNHH Âm nhạc
IME (IME Việt Nam) - dẫn link tới website của công ty mẹ, và website này có bản
đồ đường lưỡi bò. [8]
·
Công
ty mẹ -
iMe Entertainment Group - có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. [9]
·
Làn
sóng tẩy chay chương trình lan rộng trên cộng đồng mạng Việt Nam. [10]
·
Ngày
6/7, ông Brian Chow, Giám đốc IME Việt Nam, lên tiếng xin
lỗi: “Chúng tôi ý thức được việc tôn trọng chủ quyền và văn hóa của tất cả
quốc gia công ty IME có mặt. IME đã nhanh chóng rà soát và cam kết thay thế những
hình ảnh không phù hợp với người dân Việt Nam. Một lần nữa, chúng tôi muốn bày
tỏ lời xin lỗi chân thành nhất cho sự hiểu lầm đáng tiếc này.” [11]
Không dừng
lại ở BlackPink, làn sóng kiểm duyệt và tẩy chay tiếp tục lan sang phim bộ “Hướng
gió mà đi” (Flight to you). Ngày 9/7, Cục Điện ảnh đã đánh
công văn yêu cầu Netflix và FPT Play gỡ phim với lý do đường lưỡi bò xuất
hiện trong nhiều tập của phim bộ này. [12]
Đường
lưỡi bò là gì?
·
Các
tên gọi khác: đường chữ U, đường chín đoạn.
·
Đường
lưỡi bò là yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, chiếm tới 90% toàn
bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng tuyên bố chủ quyền của các quốc gia
ven biển như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
·
Đường
lưỡi bò được cho là xuất
hiện lần đầu tiên trong một bản đồ năm 1947 do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc
công bố. [13] Năm 1949, sau khi Quốc Dân Đảng thua trận và phải rút ra Đài Loan,
Đảng Cộng sản Trung Quốc lập ra Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
·
Trung
Quốc chính
thức hóa yêu sách chủ quyền này bằng một bản đồ gửi cho Liên Hiệp Quốc vào
tháng 5/2009, trong một văn bản đáp trả lại yêu sách của Việt Nam và Malaysia.
[14] Phần lớn công chúng bắt đầu biết đến đường lưỡi bò kể từ sự kiện này.
·
Ngày
12/7/2016, Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan ra
phán quyết tuyên bố đường lưỡi bò không có giá trị pháp lý theo Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), sau hơn ba năm thụ lý đơn kiện của
chính phủ Philippines. [15] Việt Nam không tham gia vụ kiện và cho tới nay chưa
từng kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò cũng như các tranh chấp trên Biển Đông.
·
Từ
nhiều năm nay, Trung Quốc đã in bản đồ có đường lưỡi bò lên hộ chiếu cấp cho
công dân của họ.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2023/07/social_media.jpg
Bản đồ
Biển Đông với đường lưỡi bò (đường màu đỏ) do phía Trung Quốc đơn phương đặt
ra. Nguồn: AFP.
Các
luồng quan điểm trong dư luận
·
Chuyên
gia Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông (RFA): “Nếu như bộ phim này mà
thực sự xuất hiện đường lưỡi bò và nếu Việt Nam cho chiếu trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, thì Trung Quốc sẽ ghi ra một điểm, rằng đây, Việt Nam đã chấp nhận sự xuất
hiện của đường lưỡi bò, tức là chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên
Biển Đông.” [16]
·
Một
độc giả bình luận trên Thanh Niên Online: “Ủng hộ cấm. Thậm chí nên kèm
theo cảnh báo: nếu hãng phim còn đem các phim loại này về Việt Nam là cấm luôn
toàn bộ phim của hãng. Chủ quyền quốc gia không có chuyện nhân nhượng, dù chỉ một
li”. [17]
·
Giáo
sư Carlyle Thayer, chuyên gia về chính trị Việt Nam (RFA): “Dựa trên những
gì mà tôi biết thì tôi cho rằng đây là một phản ứng quá mức cần thiết, và nó
đánh lạc hướng dư luận ra khỏi hành vi hung hăng của Trung Quốc hiện đang diễn
ra tại bãi Tư Chính.” [18]
·
Chuyên
gia về tự do ngôn luận Michael Caster (VOA): “Bản đồ vốn có tính chính trị,
và biên giới thường đèo bòng những tổn thương từ trong lịch sử, nhưng thay vì đảm
bảo thảo luận tự do và cởi mở, những phản ứng thiếu suy tính thế này hiếm khi
giúp ích được gì cho việc mưu cầu công lý [...]”. [19]
Đường
lưỡi bò đã bị phản đối ở Việt Nam ra sao?
Ngoài việc
chính phủ và truyền thông chính thống Việt Nam liên tục phản đối đường lưỡi bò
một cách có hệ thống, có những hoạt động phản đối khác ít hoặc không được nói đến.
Một số người tham gia các hoạt động này thậm chí còn bị bắt bỏ tù.
·
Năm
2011, một phong
trào biểu tình chống Trung Quốc diễn ra suốt mùa hè với 11 cuộc biểu tình lớn
nhỏ ở Hà Nội, Sài Gòn và một số địa phương khác. [20]
·
Trong
phong trào này, một mẫu áo thun đã được phổ biến, gần như trở thành đồng phục
biểu tình. Chiếc áo có hình đường lưỡi bò bị gạch chéo, với khẩu hiệu “No to
U-line, Yes to UNCLOS”. Một số mẫu áo khác cũng xuất hiện sau này.
·
Chiếc
áo No-U do báo Sài Gòn Tiếp Thị khởi xướng giữa lúc phong trào biểu tình đang
diễn ra. Tháng 2/2014, tờ này bị Bộ Thông tin và Truyền thông đóng
cửa. [21]
Người
dân Hà Nội mặc áo NO-U biểu tình chống Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc
tại Hà Nội ngày 6 tháng 8 năm 2019. Ảnh: Reuters.
·
Trong
phong trào biểu tình này, hàng chục người đã bị bắt và bị tạm giữ hành chính.
Chính quyền đã theo dõi, sách nhiễu và thậm chí đánh đập nhiều người biểu tình
nhằm dập tắt phong trào này.
·
Chiếc
áo No-U trở thành một biểu
tượng nhạy cảm. Một số người chỉ vì mặc hoặc in chiếc áo này mà bị công an
bắt hoặc sách nhiễu. [22]
·
Sau
phong trào biểu tình này, nhiều người đã lập ra các
câu lạc bộ bóng đá mang tên No-U ở Hà Nội, Sài Gòn và một số nơi khác. Hoạt
động của họ bị công an theo dõi chặt chẽ. Một số trận bóng không thể diễn ra do
công an gây áp lực buộc chủ sân hủy hợp đồng. [23]
·
Nhiều
cuộc biểu tình chống Trung Quốc và yêu sách đường lưỡi bò tiếp tục nổ ra rải
rác từ năm 2011 tới nay và đều bị chính quyền nhanh chóng đàn áp.
·
Hầu
hết các cuộc biểu tình này đều không được báo chí nhà nước đưa tin. Thông tin
trên báo, nếu có, đều theo hướng cáo buộc người biểu tình vi phạm pháp luật.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2023/07/image.jpg
Người
dân Hà Nội biểu tình phản đối đường lưỡi bò vào tháng 5 năm 2014. Ảnh: Reuters.
Bình
luận của Ban biên tập
Lưu ý:
Đây chỉ là một quan điểm trong vô số quan điểm khác nhau. Nếu bạn có ý kiến phản
hồi hoặc phản bác, bạn có thể hồi âm vào email này cho Luật Khoa, chúng tôi có
thể sẽ trích đăng một số ý kiến đáng chú ý trong những thư sau.
·
Những
tấm bản đồ xuất hiện trong phim Barbie mà cư dân mạng đang lan truyền hoàn toàn
xa lạ với bản đồ thế giới thật và rất khó có thể liên hệ những đoạn đứt gãy
trong phim với đường lưỡi bò trên thực tế. Việc áp đặt suy diễn của nhà kiểm
duyệt phim vào tấm bản đồ này là hết sức gượng ép, thể hiện tính tùy tiện thường
thấy của các cơ quan kiểm duyệt nói riêng và công tác thực thi pháp luật ở nước
ta nói chung.
·
Phản
ứng của Cục Điện ảnh và một phần lớn trong công chúng một lần nữa cho thấy ảnh
hưởng sâu đậm của tâm lý chống Trung Quốc trong văn hóa chính trị Việt Nam. Nó
sâu đậm tới mức trong một tình huống hoàn toàn không rõ ràng như trên nhưng nhà
chức trách vẫn lựa chọn phương án an toàn về mặt chính trị: cấm. Phương pháp ra
quyết định ở đây khá rõ ràng: thà cấm nhầm còn hơn bỏ sót. Họ biết rằng dù có cấm
nhầm thì phần lớn công chúng vẫn sẽ bày tỏ thái độ hoặc là ủng hộ, hoặc là
thông cảm. Còn cấp trên của họ thì ít có lý do gì để phàn nàn, thậm chí cấp
trên của họ còn hài lòng với phản ứng thái quá này.
·
Thông
qua những vụ việc như thế này, chính quyền đang lợi dụng tâm lý dân tộc trong
những vấn đề về chủ quyền để củng cố tính chính danh của chế độ kiểm duyệt ngôn
luận ở nước ta. Bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của công chúng trong việc kiểm
duyệt những nội dung ít hoặc không gây tranh cãi, họ cho công chúng thấy tính hữu
dụng của chế độ kiểm duyệt và từ đó bác bỏ những luồng dư luận chỉ trích chính
sách kiểm duyệt. Vậy là sau một thời kỳ lúng túng đối phó với chủ nghĩa dân tộc
bài Trung trong khoảng 15 năm đầu thế kỷ 21, chính quyền đã biết cách tận dụng
tâm lý này để phục vụ cho lợi ích của chính mình.
·
Những
bên thiệt hại trực tiếp từ quyết định kiểm duyệt phim Barbie là các hãng phân
phối phim và các rạp chiếu phim. Các hãng hoàn toàn có thể kiện quyết định hành
chính của Cục Điện ảnh ra tòa án hành chính, đề nghị tòa bác bỏ quyết định này.
Nhưng đó là trên lý thuyết. Thực tế thì tòa án ở nước ta không độc lập và thường
phải phán quyết theo chỉ đạo của “cấp ủy”, tức cơ quan đảng. Ít có khả năng các
hãng phân phối phim thắng kiện.
·
Trong
khi chính quyền ra tay thô bạo để can thiệp vào việc chiếu phim Barbie, mọi hoạt
động dân sự nhằm phản đối đường lưỡi bò sẽ dễ dàng bị cho là bất hợp pháp. Chẳng
hạn, nếu một nhóm công dân in áo thun phản đối phim Barbie hoặc biểu tình phản
đối đường lưỡi bò thì khả năng cao họ sẽ bị công an bắt, bị tịch thu hết đồ vật,
và ít nhất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đây không phải là giả thuyết mà là
thực tế đã diễn ra trong nhiều năm qua. Nó là ngọn nguồn của thuật ngữ “độc quyền
lòng yêu nước”.
------------
Chú
thích
1. Phim
Barbie bị cấm chiếu rạp Việt vì “đường lưỡi bò.” (2023, July 3). vnexpress.net.
https://vnexpress.net/phim-barbie-bi-cam-chieu-rap-viet-vi-duong-luoi-bo-4624523.html
3. Bản
đồ đứt đoạn phim Barbie xuất hiện nhiều lần, gây suy diễn. (n.d.).
VietnamPlus. Retrieved July 7, 2023, from https://www.vietnamplus.vn/ban-do-dut-doan-phim-barbie-xuat-hien-nhieu-lan-gay-suy-dien/873592.vnp
4.
Broadway, D. (2023, July 7). Warner Bros defends “Barbie” film’s world map as
“child-like.” Reuters. https://www.reuters.com/lifestyle/warner-bros-defends-barbie-films-world-map-child-like-2023-07-06/
5. Xem [3]
6. Barbie
cãi về “đường lưỡi bò”, Cục Điện ảnh vẫn giữ lệnh cấm. (2023, July 7). TUOI
TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/barbie-cai-ve-duong-luoi-bo-cuc-dien-anh-van-giu-lenh-cam-20230707105033545.htm
7.
Westerman, A. (2023, July 7). After Vietnam, the Philippines could be next to
ban “Barbie.” Here’s why. NPR. https://www.npr.org/2023/07/06/1186178724/barbie-movie-philippines-vietnam-china-map
8. Chi T.
(2023, July 9). Vụ BTC concert BlackPink tại Việt Nam dính đến ‘đường lưỡi bò’
thu hút truyền thông quốc tế. thanhnien.vn. https://thanhnien.vn/vu-btc-concert-blackpink-tai-viet-nam-dinh-den-duong-luoi-bo-thu-hut-truyen-thong-quoc-te-185230709030641338.htm
9. Xem: https://www.linkedin.com/company/ime-entertainment-group-asia/about/
10. VN: Tẩy
chay đêm nhạc Blackpink, phim Barbie vì “đường lưỡi bò” là yêu nước? (2023,
July 7). BBC News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2xk0rpp818o
11. BTC
show Blackpink xin lỗi vì hình ảnh “đường lưỡi bò” trên website. (2023, July
7). vnexpress.net. https://vnexpress.net/btc-show-blackpink-xin-loi-vi-hinh-anh-duong-luoi-bo-tren-website-4626075.html
12. Yêu
cầu Netflix, FPT Play gỡ phim Trung Quốc “Flight to you” vì có “đường lưỡi bò.”
(2023, July 9). TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/yeu-cau-netflix-fpt-play-go-phim-trung-quoc-flight-to-you-vi-co-duong-luoi-bo-20230709095019519.htm
13. Zhen,
L., & Zhen, L. (2018, September 18). What’s China’s ‘nine-dash line’ and
why has it created so much tension in the South China Sea? South China
Morning Post. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/1988596/whats-chinas-nine-dash-line-and-why-has-it-created-so
14. Chapter
10: The South China Sea Tribunal – Law of the Sea. (n.d.). https://sites.tufts.edu/lawofthesea/chapter-ten/
15. Tòa
trọng tài phán quyết: Đường lưỡi bò vô giá trị. (2017, July 31). TUOI TRE
ONLINE. https://tuoitre.vn/duong-luoi-bo-vo-gia-tri-1136023.htm
16. Rfa T.
S. (2023b, July 4). Việt Nam cấm chiếu phim Barbie vì có hình ‘đường lưỡi bò’:
nhạy cảm thái quá hay cẩn tắc vô áy náy? Radio Free Asia. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn_bans_barbie-07042023074256.html
17. Chi T.
(2023a, July 8). Khán giả phản đối Warner Bros., ủng hộ việc cấm chiếu ‘Barbie’
tại Việt Nam. thanhnien.vn. https://thanhnien.vn/khan-gia-phan-doi-warner-bros-ung-ho-viec-cam-chieu-barbie-tai-viet-nam-185230708135713302.htm
18. Xem
[16]
19. Scott,
L. (2023, July 8). No Barbie Girl in Vietnam’s World. VOA. https://www.voanews.com/a/no-barbie-girl-in-vietnam-s-world-/7171971.html
20. Nhìn lại
Phong trào Biểu tình Hè 2011. (2011, September 4). BBC News Tiếng Việt.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/09/110903_viet_summer_protest_analysis
21. Rfa M.
L. B. T. V. (2020, October 11). Sự đóng cửa của một tờ báo. Radio Free Asia.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-closing-of-a-newspaper-ml-02282014071101.html
22. Rfa.
(2020, October 11). ‘NoU’: chiếc áo mang biểu tượng yêu nước! Radio Free
Asia. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/le-hieu-dang-club-sent-an-open-letter-about-the-shirts-bearing-the-patriot-symbol-11152019124235.html
23. The
Economist. (2019, December 12). The Vietnamese football club that defies China.
The Economist. https://www.economist.com/asia/2019/12/12/the-vietnamese-football-club-that-defies-china
No comments:
Post a Comment