NỘI DUNG :
Liệu Mỹ và Trung Quốc
có thể gạt bỏ đối đầu để cùng chống biến đổi khí hậu?
Tessa
Wong, BBC News
.
Mỹ
- Trung Quốc đối thoại chống biến đổi khí hậu
Phan
Minh - RFI
===================================================
..
.
Liệu Mỹ và Trung Quốc
có thể gạt bỏ đối đầu để cùng chống biến đổi khí hậu?
Tessa Wong
Phóng
viên số châu Á, BBC News
16 tháng 7
năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6pr6d5kp5lo
Trong bối
cảnh Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Khí hậu, ông John Kerry công du Trung
Quốc, câu hỏi chính là liệu hai siêu cường kinh tế - và cũng là quốc gia có lượng
khí thải nhiều nhất thế giới - có thể gạt bỏ những những căng thẳng về ngoại
giao để tập trung cho những mục tiêu khí hậu quan trọng hay không.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4a54/live/5e265940-2388-11ee-941e-23d1e9ab75fa.jpg
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Khí hậu, ông John Kerry và người đồng
cấp Trung Quốc, ông Giải Chấn Hoa tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2022
Ông Kerry, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu, là quan chức cấp
cao mới nhất được Washington cử đến Trung Quốc, theo sau các chuyến đi trước đó
của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen trong bối cảnh
Mỹ đang tìm cách khởi động lại mối quan hệ đang chững lại với Bắc Kinh.
Ông Kerry sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc, ông Giải Chấn Hoa và các quan
chức khác trong chuyến công du kéo dài bốn ngày của mình. Văn phòng của ông
Kerry nói ông muốn cùng tham gia với Trung Quốc trong việc "tăng cường thực
thi và tham vọng", và đảm bảo một hội nghị về chống biến đổi khí hậu COP28
thành công, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Trong khi các cuộc gặp của hai quan chức này không được kỳ vọng nhiều sẽ
tạo nên bất kỳ quyết định mang tính cụ thể nào, đây được xem là nhân tố giúp khởi
động đối thoại. Họ có thể thảo luận về các thách thức chung trong việc tăng cường
quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và giảm lượng khí thải carbon.
Nhưng Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đầu tư nhiều nhất vào năng lượng
tái tạo, chỉ tính riêng Trung Quốc đã chiếm hơn 50% tổng lượng đầu tư năng lượng
tái tạo của thế giới, theo một
đánh giá.
Thế nhưng hai quốc gia này cũng có lượng khí thải carbon nhiều nhất trên
thế giới, khiến họ rơi vào "nhóm G2 quốc gia tiêu thụ, sử dụng năng lượng
và gây ô nhiễm," Dan Kammen, Giáo sư năng lượng từ Đại học California,
Berkeley nhận định.
"Vì thế cả hai quốc gia này đều đang thực hiện những bước đi quan trọng,
nhưng cả hai đều chưa giảm lượng khí thải," Giáo sư Dan Kammen nói với
chương trình BBC Newshour.
Hơn 60 tổ chức
nhân quyền kêu gọi Obama thúc giục VN trả tự do cho bà Minh Hồng
Ai sẽ giám
sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của VN?
Những
bước đi trái ngược
Chính phủ hai nước đều rõ ràng đang ra sức cân bằng nhu cầu phát triển
kinh tế và giảm lượng khí thải, dẫn đến nhưng bước đi trái ngược, có thể khiến
các nhà hoạt động vì môi trường chỉ trích.
Không lâu trước đó, Trung Quốc dường như cho thấy mối quan tâm giảm sự phụ
thuộc vào than đá.
Vào năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố những mục tiêu
trung hòa carbon sau khi phát triển ổn định cơ sở hạ tầng năng lượng sạch những
năm trước đó. Những năm xảy ra tình trạng sương khói trầm trọng do ô nhiễm tại
Bắc Kinh và các thành phố khác đã gây sự bất an trong dân chúng, và khiến giới
chứng phải dần đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá và cắt giảm việc
sản xuất than đá.
Nhưng kể từ khi đó, tình trạng mất điện đã gây bất ổn, phần lớn là do từ
việc giảm sản xuất điện than hoặc hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến công suất
của các đập thủy điện. Nền kinh tế hậu Covid, ở Trung Quốc và trên toàn cầu,
cho thấy nhu cầu năng lượng cao hơn khi các nhà máy của Trung Quốc tăng cường sản
xuất. Nắng nóng cực đoan, như mùa hè năm nay và đợt lạnh khắc nghiệt đã dẫn đến
tiêu thụ điện cao hơn.
Trung Quốc đã chuyển sang ưu tiên an ninh năng lượng. Điều này đồng nghĩa
quay trở lại điện than, bởi vì nguồn năng lượng này được xem ổn định hơn so với
năng lượng gió và mặt trời.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/eafa/live/bf74eea0-2388-11ee-941e-23d1e9ab75fa.png
Trung Quốc phụ thuộc vào điện than trong một khoảng
thời gian dài
Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã chấp thuận tăng đáng kể năng suất điện than,
tương đương với việc chấp thuận hai nhà máy điện than lớn trong một tuần, theo một
phân tích.
Một phân
tích khác chỉ ra rằng nguồn năng lượng tái tạo hiện nay đóng một tỷ trọng lớn
hơn trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc, điện than chắc chắn vẫn tăng vì nhu
cầu cao đáng kể.
Các nhà hoạt động cũng chỉ trích việc quay trở lại điện than là một cách
thức lười biếng để giải quyết vấn đề, đưa ra lập luận rằng có những chính sách
thị trường và giải pháp về cơ sở hạ tầng có thể giúp nguồn năng lượng sạch mang
tính bền vững hơn.
Và đối với Mỹ, quốc gia này gần đây đã thông qua hai dự luật, bơm hàng tỷ
USD vào năng lượng sạch. Nhưng Mỹ cũng vừa chấp thuận một trong hai dự án khai
thác dầu mỏ lớn nhất trong những năm gần đây tại bang Alaska.
Lượng khí thải carbon của Mỹ đã tăng trong năm 2022 khi quốc gia này tiêu
thụ khí đốt tự nhiên nhiều hơn trong thời gian xảy ra thời tiết cực đoan vào
năm nay, theo cơ quan International Energy Agency.
"Mỹ thì không khá hơn... vì vậy mỗi nước còn một chặng đường dài để
giải quyết, nước này đưa ra lời xúi nước kia thực hiện, và quan trọng nhất là tất
cả các nước đang theo dõi mức độ nghiêm túc của Mỹ và Trung Quốc đến đâu trong
các mục tiêu về khí hậu," Giáo sư Kammen nói.
Năng lượng
tái tạo: Việt Nam học được gì từ các nước Châu Âu?
Việt Nam:
Thiếu điện bộc lộ hạn chế về cơ cấu và bộ máy quan liêu?
Đề
ra các kỳ vọng
Các nhà phân tích cho rằng ông Kerry có thể cố gắng thuyết phục Trung Quốc
tận dụng nguồn năng lượng sạch và đạt mức trung hòa carbon nhanh hơn.
Trung Quốc đặt mục tiêu đạt đỉnh lượng khí thải carbon trước năm 2030 và
đạt mức trung hòa carbon trước năm 2060 - các mục tiêu mà một số người nhận định
là quá xa vời và khung thời gian quá thoải mái. Những người khác cũng nhìn nhận
vấn đề với thực tế rằng Trung Quốc vẫn được Liên Hiệp Quốc xem là "quốc
gia đang phát triển", điều này có nghĩa quốc gia này tuân theo những quy
chuẩn khác với Mỹ và những cường quốc khác.
Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng tài chính Mỹ Yellen đã kêu gọi Bắc Kinh đóng
góp và quỹ khí hậu quốc tế, được các quốc gia giàu có hơn lập nên để giúp các nền
kinh tế khó khăn hơn đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu. Trung Quốc đã từ chối
những yêu cầu như vậy trong quá khứ, viện dẫn tình trạng quốc gia đang phát triển,
theo phân loại của Liên Hiệp Quốc.
Các kỳ vọng từ chính Trung Quốc có thể bao gồm việc dỡ bỏ hàng rào thuế
quan của Mỹ áp lên những tấm pin năng lượng mặt trời do Trung Quốc sản xuất. Bắc
Kinh cũng có thể phản đối các mức thuế của Mỹ bị áp lên mặt hàng thiếc và nhôm
từ nước ngoài, dựa theo mức khí thải carbon, điều này sẽ tác động nặng nề đến
lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc.
Hơn 60 tổ chức
nhân quyền kêu gọi Obama thúc giục VN trả tự do cho bà Minh Hồng
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1ade/live/d3b5de60-2388-11ee-941e-23d1e9ab75fa.jpg
Ông Kerry sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc, ông
Giải Chấn Hoa và các quan chức khác trong chuyến công du kéo dài
bốn ngày
Cả hai nước có thể sử dụng vấn đề về khí hậu như một con cờ, xa hơn nữa
là trên bàn đàm phán chính trị và thương mại.
Trung Quốc sẽ không muốn bị xem là nhượng bộ Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ
song phương hiện nay, ông Lý Thọ, cố vấn cấp cao chính sách toàn cầu Đông Á của
tổ chức Greenpeace, có trụ sở tại Bắc Kinh nói.
Thế nhưng cũng có cơ hội dành cho ông Kerry và ông Giải để "tận dụng
thời kỳ tương đối bình lặng này... để tách biệt mối quan hệ song phương Mỹ-Trung
với các cuộc hội đàm về khí hậu", ông Lý nói với BBC.
Theo cách khác, cả hai nước cần phải cấp bách gạt bỏ sự đối đầu để giải
quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, các chuyên gia cho biết. Cũng có hy vọng quay
trở lại thời kỳ nồng ấm như hồi COP 2021, khi Mỹ và Trung Quốc bất ngờ công bố
sự đồng thuận chung để tăng cường giảm khí thải.
"Vẫn có thể đưa ra lý lẽ tách biệt nền thương mại, miễn là sẵn sàng
chịu được cái giá phải trả. Nhưng bạn không bao giờ có thể lập luận tách biệt,
không cùng tham gia trong vấn đề khí hậu được bởi vì vấn đề này... sẽ không bao
giờ có thể được Mỹ hay Trung Quốc tự mình giải quyết. Đây thật sự là một vấn đề
toàn cầu cần tất cả các bên chung tay," ông Lý nói.
Giáo sư Kammen đồng thuận. "Hãy cùng thừa nhận rằng nếu không giải
quyết vấn đề này, khi xem tất cả những tranh cãi về vấn đề nhân quyền đều quan
trọng - thế nhưng câu chuyện thật sự là họ đang sắp xếp lại những chỗ ngồi trên
một con tàu Titanic," ông nói.
Ai sẽ giám
sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của VN?
Công văn Cục
thuế TPHCM hé lộ điều gì quanh chuyện thuế của bà Minh Hồng?
===================================================.
.
Mỹ
- Trung Quốc đối thoại chống biến đổi khí hậu
Phan
Minh - RFI
Đăng ngày: 16/07/2023 - 11:20
Ông John Kerry, đặc phái viên của Hoa
Kỳ về biến đổi khí hậu, hôm nay 16/07/2023, đã có mặt tại Bắc Kinh để đàm phán
với đồng nhiệm Trung Quốc, Giải Chấn Hoa, từ ngày 16-19/07, về các vấn đề giảm
khí thải mê-tan, hạn chế sử dụng than, ngăn chặn nạn phá rừng và giúp các nước
nghèo giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Ảnh tư liệu: Ông John Kerry (Trái) đặc phái viên
Chính phủ Mỹ về biến đổi khí hậu và đồng nhiệm Trung Quốc Giải Chấn Hoa tại Diễn
đàn Kinh tế Thế giới Davos Thụy Sĩ, ngày 24/05/2022. AP - Markus Schreiber
Cuộc gặp diễn ra sau hai chuyến thăm cấp cao khác của quan chức Hoa Kỳ tới
Trung Quốc trong năm nay. Các nhà quan sát hy vọng hai bên sẽ tìm được tiếng
nói chung trước khi diễn ra Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu được tổ
chức vào cuối năm 2023 ở Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
(UAE).
Theo chuyên gia về Trung Quốc, Emmanuel Veron, biến
đổi khí hậu là một trong số ít những chủ đề mà Washington và Bắc Kinh có thể đối thoại :
"Đây là một trong những chủ đề giúp duy trì đối
thoại, về cơ bản Hoa Kỳ và Trung Quốc là 2 quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới,
phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới...
Cuộc đối thoại này cho cộng đồng quốc tế thấy các cường
quốc chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu có đề cập đến vấn đề này, nhưng về cơ
bản, sẽ không có quyết định nào được đưa ra và thậm chí cũng không có vấn đề phối
hợp và hợp tác nào.
Chủ yếu, các vấn đề ngoại giao giúp tiến hành đối
thoại và sau đó là đề cập đến những chủ đề khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tế và thương mại là rất lớn, do đó, đây là cách để cả Trung Quốc lẫn Mỹ tiếp tục
đối thoại, mặc dù hai bên có rất nhiều vấn đề cực kỳ phức tạp, cấm kỵ không được
hay rất khó đề cập, hoặc không được thảo luận sâu.
Tôi muốn nói đến các hồ sơ Đài Loan, quân sự, tất
nhiên là về các cuộc tấn công mạng, đánh cắp công nghệ, gián điệp… Mặc dù duy
trì đối thoại và rất phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, nhưng hai nước vẫn còn căng
thẳng."
-----------------------------
Các nội
dung liên quan
Khí
hậu : Bang California và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác
COP26 :
Trung Quốc và Hoa Kỳ bất ngờ đạt thỏa thuận về khí hậu
Bảo
vệ khí hậu thế giới trông chờ vào Mỹ-Trung hợp tác
No comments:
Post a Comment