CHỐNG
DỊCH CỰC ĐOAN VÀ CHỐNG THAM NHŨNG
Ở status
trước mình viết là chuyện anh hùng đồng thời là tội phạm nó là vấn
đề của thể chế. Xong có bạn vào comment là mình định hướng! Nên tút này mình viết
cụ thể cho rõ tại sao đây lại là vấn đề của thể chế.
Chuyện này
mình đã dự báo khi mới chớm dịch khi phân tích và so sánh cách chống dịch kiểu
Tây và kiểu ta. Nên các vụ như Việt Á, bay giải cứu… chỉ là hệ quả của cách chống
dịch mà thôi. Nên việc này có thể đoán được trước.
Việt
Nam chống dịch bằng cách huy động toàn hệ thống chính trị một cách khá cực
đoan. Do hoàn cảnh dịch bệnh nên người ta thường dùng các giải pháp rút ngắn thời
gian, lược bớt quy trình, huy động ngân sách và các cơ quan chức năng nhiều khi
là cực đoan, duy ý chí, lạm quyền. Từ đó ắt dẫn tới tham nhũng.
Xét về vĩ
mô thì về nguyên tắc là cứ chi tiêu công, dùng ngân sách càng nhiều thì rủi ro
tham nhũng càng lớn, nhất là với hoàn cảnh đặc biệt, thể chế toàn trị sẽ ra quyết
định rất nhanh, bỏ qua các thủ tục về giám sát (tuy khá lỏng lẻo), thường dùng
cơ chế chỉ định thầu, chi tiêu ngân sách nhiều, thì không thể tránh tham nhũng.
Vì thế, dịch
bệnh chính là cái bẫy chuột để bẫy quan lại trong toàn hệ thống chính trị, mà
ngành Y sẽ chết nặng nhất, chẳng qua do chi tiêu nhiều nhất. Cục lãnh sự tèo do
vận chuyển dân nhiều. Chứ mình dự đoán là việc này họ vẫn ăn hàng ngày từ mấy
chục năm nay như vậy thôi. Chẳng qua dịch là tình huống đặc biệt, dân tập trung
chạy về Việt Nam quá đông, cầu vượt cung quá nhiều thì đương nhiên giá sẽ tăng,
bao gồm cả tăng tiền chạy thủ tục. Ngày thường chạy mất 100 đôla/suất thì giờ
đông quá thì lên ngàn đôla, có gì lạ đâu.
Để công bằng,
mình nghĩ là nên thanh tra toàn bộ hệ thống chính trị tham gia chống dịch, là hết
cán bộ luôn! Bởi vì nguyên tắc của thể chế là cứ có chi tiêu công là phải có thất
thoát, mà dịch bệnh cấp bách thế thì đương nhiên ăn phải dày hơn thôi. Chỉ là
người ta có muốn đánh hay không? Vì anh em lực lượng vũ trang tham gia chống dịch
cũng ác liệt đó, bới ra là… à, mà thôi! Người ta có súng, có còng, bàn làm gì
nhiều!
Mình kể sơ
sơ một số cái có thể thanh tra, kiểm toán, thì sẽ vui. Như các trại cách ly, tiền
ra tiền vào, sân sau cung cấp suất ăn, trang thiết bị y tế, sinh phẩm, test
kit. Rồi việc cấp lương thực, thực phẩm cứu dân cũng có anh em sân sau vào cung
cấp, tiền % hoa hồng thôi cũng bét nhè chưa kể bớt xén.
Mọi người
để ý, ta chống dịch cứ thích đi phát chẩn, phát gạo muối rau dưa nước mắm. Đó
là cửa tham nhũng đó. Cứ dùng ngân sách để chi tiêu mua sắm là có % trong đó.
Còn Tây
lông nó chuyển khoản cho dân, dân cần gì tự đi mà mua, Chính phủ chỉ cần kiểm
soát để tránh thổi giá là OK. Sẽ khó tham nhũng hơn nhiều.
Ăn theo
chuyến bay giải cứu còn có hệ thống khách sạn dùng làm nơi cách ly với giá cắt
cổ. Đảm bảo khách sạn cũng phải chạy suất để được tham gia hệ thống. Vì khách sạn
lúc đó đều ế sưng, làm gì có khách, nhưng giá lại cao gấp mấy lần ngày thường.
Thì chắc hẳn phải có abc trong đó.
Rồi tới
các trại cách ly hàng ngàn người, chi tiêu mỗi ngày biết bao nhiêu mà kể, mà
toàn chi ngân sách. Bò đỏ thì thủ dâm là nhà nước cứu dân, không thu tiền dân,
nhưng mà quan lại sướng quá, vừa được tiếng vừa được miếng, ngu gì không chống
nhiệt tình.
Đó chính
là lý do tại sao mình bảo anh hùng đồng thời lại là tội phạm tham nhũng. Bởi vậy
nên nhiều tỉnh chống dịch rất cực đoan và kéo dài. Vì càng cực đoan càng kéo
dài càng tiêu nhiều ngân sách, thì càng kiếm được nhiều tiền. Cứ bắt tất cả dân
đi ngoái mũi hàng tháng thì đương nhiên phải thu được nhiều tiền hoa hồng test
kit, khẩu trang.
Vì thế nên
UB Kiểm tra cứ mò đến những địa phương nào chống dịch cực đoan và dai dẳng nhất
mà thanh kiểm tra là sẽ càng đốn được nhiều củi. Đấy là logic chứ không phải lại
bịa đặt gì đâu. Dịch bệnh là cơ hội để chi tiêu công nhiều và nhanh nhất, không
thất thoát nhiều mới là lạ.
Từ những
suy luận trên, chắc chắn TQ cũng gặp vấn đề như Việt Nam, chẳng qua họ xử lý kín
mà thôi.
.
No comments:
Post a Comment