Bộ
Quốc phòng: Lính đánh thuê Wagner đang giao nộp vũ khí cho quân đội Nga
13/07/2023
Lính
đánh thuê của Tập đoàn Wagner đang hoàn tất việc bàn giao vũ khí của họ cho
quân đội Nga, Bộ Quốc phòng cho biết ngày 12/7, một động thái diễn ra sau cuộc
nổi dậy ngắn ngủi của quân đội tư nhân vào tháng trước nhằm thách thức chính
quyền Điện Kremlin.
https://gdb.voanews.com/35279e5b-75e1-466a-9b55-85c60270ad93_w1023_r1_s.jpg
Mặt
nạ
Tổng thống Vladimir Putin (phải) ông Yevgeny Prigozhin thủ lĩnh Tập đoàn Wagner
(giữa) và lãnh tụ Chechnya Ramzan Kadyrov được bày bán tại một cửa hàng lưu niệm
ở St. Petersburg, Nga, ngày 4/6/2023.
Việc tước
vũ khí của Wagner phản ánh những nỗ lực của chính quyền nhằm tháo gỡ mối đe dọa
Wagner gây ra và dường như cũng báo trước sự chấm dứt hoạt động của nhóm lính
đánh thuê trên chiến trường Ukraine.
Các hành động
này diễn ra trong bối cảnh không chắc chắn về số phận của thủ lĩnh Wagner,
Yevgeny Prigozhin, và các điều khoản của thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi dậy vũ
trang bằng cách đề nghị ân xá cho ông ta và những người lính đánh thuê cùng với
việc cho phép họ di chuyển đến Belarus.
Trong số
vũ khí được chuyển giao có hơn 2.000 thiết bị, chẳng hạn như xe tăng, bệ phóng
rốc-két, pháo hạng nặng và hệ thống phòng không, cùng với hơn 2.500 tấn đạn dược
và hơn 20.000 khẩu súng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Tuyên bố
này được đưa ra sau lời thừa nhận của Điện Kremlin hôm 11/7 rằng ông Prigozhin
và 34 sĩ quan hàng đầu của ông đã gặp Tổng thống Vladimir Putin hôm 29 tháng 6,
năm ngày sau cuộc nổi loạn. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết
các chỉ huy của Wagner cam kết trung thành với ông Putin và sẵn sàng “tiếp tục
chiến đấu vì Tổ quốc”.
Ông Putin
đã nói rằng quân đội Wagner phải chọn một là ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng, hai
là chuyển đến Belarus, ba là nghỉ hưu.
Xác nhận của
Điện Kremlin rằng ông Putin đã gặp ông Prigozhin, người dẫn đầu đội quân tuần
hành tới Moscow để yêu cầu lật đổ các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của đất nước,
đặt ra những câu hỏi mới về thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi loạn.
Ông Putin
đã tố cáo cuộc nổi dậy là một hành động phản quốc khi nó bắt đầu và thề sẽ trừng
phạt nghiêm khắc những người tham gia, nhưng vụ án hình sự chống lại ông
Prigozhin đã bị hủy bỏ vài giờ sau đó như một phần của thỏa thuận. Đồng thời,
người đứng đầu Wagner dường như vẫn có thể bị truy tố vì sai phạm tài chính hoặc
các cáo buộc khác.
Tổng thống
Belarus, Alexander Lukashenko, người đã môi giới cho thỏa thuận chấm dứt cuộc
binh biến, tuần trước cho biết đất nước của ông đã cung cấp các trại dã chiến
cho Wagner nhưng lưu ý rằng ông Prigozhin đang ở Nga và quân đội Wagner vẫn còn
ở doanh trại quê nhà. Ông Lukashenko nói rằng việc triển khai của họ tới
Belarus sẽ phụ thuộc vào quyết định của Prigozhin và chính phủ Nga.
Trong cuộc
nổi dậy kéo dài chưa đầy 24 giờ, lính đánh thuê của ông Prigozhin đã nhanh
chóng càn quét qua thành phố Rostov-on-Don ở miền nam nước Nga và chiếm được sở
chỉ huy quân sự ở đó mà không bắn một phát súng nào trước khi tiến đến cách
Moscow khoảng 200 km. Ông Prigozhin mô tả đó là một “cuộc tuần hành của công
lý” nhằm lật đổ các nhà lãnh đạo quân sự, những người yêu cầu Wagner ký hợp đồng
với Bộ Quốc phòng trước ngày 1 tháng 7.
Cuộc binh
biến vấp phải rất ít sự kháng cự và các chiến binh đã bắn rơi ít nhất 6 máy bay
trực thăng quân sự và một máy bay của sở chỉ huy, giết chết ít nhất 10 phi
công. Khi thỏa thuận được ký kết, ông Prigozhin ra lệnh cho quân đội của mình
trở về trại của họ.
Cuộc nổi dậy
là mối đe dọa lớn nhất đối với ông Putin trong hơn hai thập niên cầm quyền và
làm sứt mẻ nghiêm trọng quyền lực của ông, mặc dù ông Prigozhin tuyên bố cuộc nổi
dậy không nhắm vào tổng thống mà nhằm buộc Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu
và Tổng tham mưu trưởng, Tướng Valery Gerasimov, phải từ chức.
Cả hai người
này vẫn giữ được chức vụ của họ. Nhiều nhà quan sát cho rằng ngay cả khi ông
Putin không hài lòng với thành tích của họ, thì việc Prigozhin yêu cầu sa thải
họ đã giúp đảm bảo công việc cho họ, vì sa thải hai người sẽ được coi là một sự
nhượng bộ đối với ông chủ Wagner.
Đồng thời,
số phận của Tướng Sergei Surovikin, phó chỉ huy của lực lượng Nga đang chiến đấu
ở Ukraine, người được cho là có quan hệ với ông Prigozhin, cũng không chắc sẽ
ra sao.
Tướng
Surovikin đã không được nhìn thấy kể từ khi cuộc nổi loạn bắt đầu, khi ông đăng
một video kêu gọi chấm dứt, và hai người ở Washington quen thuộc với vấn đề này
đã nói với điều kiện giấu tên vào tháng 6 rằng ông đã bị giam giữ. Một số
blogger quân đội Nga cũng cho biết ông đã bị giam giữ và thẩm vấn.
Ông Andrei
Kartapolov, một vị tướng đã nghỉ hưu, người đứng đầu ủy ban các vấn đề quốc
phòng tại hạ viện của quốc hội Nga, ngày 12/7 nói rằng ông Surovikin đang “nghỉ
ngơi” và “hiện không tiếp xúc được”, nhưng không nói chi tiết.
No comments:
Post a Comment