Nguyễn Đạt Thịnh
Wednesday, 16/08/2017
Hôm thứ Hai, 14 tháng 8, Tổng Thống Donald Trump nói
với phóng viên đài Fox News, ông sẽ ân xá ông Joe Arpaio, cựu chỉ huy trưởng cảnh
sát quận Maricopa, tiểu bang Arizona; ông này phạm tội khinh mạn tòa án, bất chấp
án lệnh của tòa, cấm ông không được tiếp tục bắt giam những người ông mới chỉ
nghi ngờ là cư dân bất hợp pháp, mà chưa có bằng cớ nào chứng minh điều ông
nghi ngờ.
Chánh án liên bang Susan R. Bolton ký lệnh truy tố ông Arpaio, nhưng ông sẽ không cần ra tòa, nếu tổng thống ký lệnh ân xá; mà tổng thống lại là người tôn trọng tình nghĩa, ông nói ân xá, là ông sẽ ân xá.
Hơn nữa, ngoài thành tích cuồng nhiệt ủng hộ tổng thống trong thời gian tranh cử, Cò Arpaio còn có tác phong toàn quyền, muốn làm gì thì làm, không câu nệ pháp luật, không nể nang ai cả, giống như một nhân vật được nhà thơ Nguyễn Du mô tả bằng hai câu thơ:
“Chọc trời, quấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.”
Chánh án liên bang Susan R. Bolton ký lệnh truy tố ông Arpaio, nhưng ông sẽ không cần ra tòa, nếu tổng thống ký lệnh ân xá; mà tổng thống lại là người tôn trọng tình nghĩa, ông nói ân xá, là ông sẽ ân xá.
Hơn nữa, ngoài thành tích cuồng nhiệt ủng hộ tổng thống trong thời gian tranh cử, Cò Arpaio còn có tác phong toàn quyền, muốn làm gì thì làm, không câu nệ pháp luật, không nể nang ai cả, giống như một nhân vật được nhà thơ Nguyễn Du mô tả bằng hai câu thơ:
“Chọc trời, quấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.”
Tại khám đường Tent City, một trong những cơ sở đặt dưới quyền chỉ huy của ông, ông treo bảng quảng cáo VACANCY (còn chỗ trống) và khẩu hiệu I DO IT MY WAY (tôi làm theo kiểu riêng của tôi )
Nhiều lần tổng thống cũng tỏ ra có phong độ hiên ngang DO IT MY WAY đó.
Thẩm phán Susan R. Bolton
Cò Joe Arpaio người công khai chủ trương I DO IT MY WAY
Hôm sau, thứ Ba, tại Trump Tower ở New York, tổng thống
lại tuyên bố là cả hai phe tham dự cuộc xô xát tại Charlottesville đều đáng
trách, vì phe mà ông gọi là “thiên tả” chống biểu tình kéo đến tấn công phe Mỹ
trắng trong lúc phe này đang biểu tình đòi giữ lại bức tượng kỷ niệm một tướng
lãnh thời Nội Chiến Hoa Kỳ, kiến trúc mà Hội Đồng Thành Phố Charlottesville quyết
định phá hủy.
Đó là lần thứ nhì tổng thống thay đổi lập trường, trở lại với lập trường tuần trước -chỉ trích “nhiều phe” gây ra cuộc xô xát chính trị; ông bỏ lập trường hôm thứ Hai, buộc tội nhóm quá khích da trắng.
Ông nói, “Võ trang bằng gậy gộc, họ choảng nhau kịch liệt, nhìn thấy mà khiếp, phe thiên tả hung hăng tấn công phe kia;” nói cách khác ông kết tội phe chống biểu tình đánh trước, và chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra, kể cả việc cô Heather Heyer bị anh James Alex Fields, Jr., cán chết trong lúc anh lái xe ủi vào đám đông người chống biểu tình.
Trump chưa đến giai đoạn lập luận là việc anh Fields giết người chỉ là để tự vệ, bảo vệ tập thể Quyền Lực Da Trắng, bị nhóm người mà ông dán nhãn “tả phái” tấn công.
Lập trường được ông công bố hôm thứ Ba, là lập trường thứ ba của ông -giống như lập trường đầu tiên ông đã tuyên bố, và bị anh lãnh tụ KKK David Duke chỉ trích bằng Tweeter.
Duke viết: Tôi đề nghị ông nhìn kỹ chân dung của ông trong gương & và nhớ lại là chính những người Mỹ Trắng chúng tôi đưa ông lên địa vị tổng thống, chứ không phải bọn tả phái cực đoan.
Có thể Duke đã làm ông tin là phiếu của khối cử tri da trắng đưa ông vào Bạch Cung, và thuyết phục ông có thái độ “ăn quả, nhớ và bênh vực kẻ trồng cây”; do đó ông thay đổi lập trường -thôi không đơn thuần lên án nhóm Quyền Lực Da Trắng nữa.
Sau khi tổng thống thay đổi lập trường, không lên án nhóm Quyền Lực Da Trắng, Duke tweets khen ông là ngay thẳng và can đảm. Anh viết, “Xin cảm ơn tổng thống Trump về sự ngay thẳng và can đảm của ông nói lên sự thật về Charlottesville, và lên án bọn khủng bố tả phái.”
Dĩ nhiên tổng thống là người rất can đảm; ông dám nói những điều mà 44 vị tiền nhiệm của ông chưa vị nào dám nói, và dám làm nhiều việc mà chưa một lãnh tụ chính trị nào trên thế giới dám làm; điển hình là việc ông tuyên bố sẽ ân xá ông cò Joe Arpaio, vượt quyền tòa án, bất chấp chủ thuyết tam quyền phân lập.
Cò Joe Arpaio và tổng thống
Không chỉ coi rẻ ngành tư pháp, tổng thống còn coi rẻ
cả ngành lập pháp nữa, ông từng mắng mỏ nghị sĩ trưởng khối đa số Thượng Viện
Mitch McConnell, bảo ông này là nếu không bóc gỡ nổi đạo luật Obamacare quá tốn
kém vì tài trợ người Mỹ nghèo mua bảo hiểm, thì từ chức đi; bị chửi nặng đến
như vậy mà 100 ông bà nghị sĩ vẫn lủi thủi trở lại Thượng Viện tìm cách hủy bỏ
Obamacare theo lệnh tổng thống.
Rất có thể, tổng thống sẽ ân xá anh James Alex Fields, Jr., dù anh bị đại bồi thẩm đoàn truy tố về tội cố sát. Đừng hỏi ông có quyền ân xá một kẻ sát nhân hay không, vì quyền ân xá của tổng thống Hoa Kỳ rất lớn, rất rộng.
Giáo sư Andrew Rudalevige -chuyên giảng dạy về tổ chức chính quyền Mỹ và những tương quan giữa các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp- mô tả quyền ân xá của tổng thống là “vô cùng bao quát, và cũng vô cùng mạnh.”
Tổng Thống Jimmy Carter từng ân xá cho 200,000 thanh niên Hoa Kỳ trốn quân dịch để tránh cuộc chiến tranh nguy hiểm tại Việt Nam; Tổng Thống Barack Obama ân xá 1,700 tù nhân không phạm tội bạo động. Tháng Chín 1974, Tổng Thống Gerald Ford ân xá Tổng Thống Richard Nixon, sau khi ông này từ nhiệm để tránh không bị truất phế về vụ Watergate.
Tổng thống có quyền ân xá bất cứ ai, dù người đó phạm bất cứ tội gì; ông còn có thể ân xá cho chính ông nữa, chỉ ngoại trừ một trường hợp duy nhất là ông không được tự ân xá biểu quyết truất phế ông.
Rất có thể, tổng thống sẽ ân xá anh James Alex Fields, Jr., dù anh bị đại bồi thẩm đoàn truy tố về tội cố sát. Đừng hỏi ông có quyền ân xá một kẻ sát nhân hay không, vì quyền ân xá của tổng thống Hoa Kỳ rất lớn, rất rộng.
Giáo sư Andrew Rudalevige -chuyên giảng dạy về tổ chức chính quyền Mỹ và những tương quan giữa các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp- mô tả quyền ân xá của tổng thống là “vô cùng bao quát, và cũng vô cùng mạnh.”
Tổng Thống Jimmy Carter từng ân xá cho 200,000 thanh niên Hoa Kỳ trốn quân dịch để tránh cuộc chiến tranh nguy hiểm tại Việt Nam; Tổng Thống Barack Obama ân xá 1,700 tù nhân không phạm tội bạo động. Tháng Chín 1974, Tổng Thống Gerald Ford ân xá Tổng Thống Richard Nixon, sau khi ông này từ nhiệm để tránh không bị truất phế về vụ Watergate.
Tổng thống có quyền ân xá bất cứ ai, dù người đó phạm bất cứ tội gì; ông còn có thể ân xá cho chính ông nữa, chỉ ngoại trừ một trường hợp duy nhất là ông không được tự ân xá biểu quyết truất phế ông.
Rudalevige giải thích chính điều “ngoại trừ” đó khiến Tổng Thống Richard Nixon phải từ chức để phó tổng thống Ford lên nắm quyền tổng thống có quyền ân xá, để tha ông.
Năm đó truyền thông Hoa Kỳ chưa bị tổng thống gọi là bọn fake news (bọn tin giả) nên họ vận động thành công việc đòi tân Tổng Thống Ford ra giải thích trước Quốc Hội xem ông có toa rập với cựu Tổng Thống Nixon đánh đổi chức vụ tổng thống lấy cam kết ân xá hay không.
Hậu quả của toa rập đó là đảng Cộng Hòa mất 50 ghế quốc hội, trong cuộc bầu cử giữa kỳ 1974, và hai năm sau, tổng thống Ford thất cử.
Việc Tổng Thống Trump có thể phải từ chức để tránh bị truất phế và truy tố như tổng thống Nixon đã từ chức, sẽ không xảy ra -ít nhất trong hai năm nữa -thời gian mà các chính khách Cộng Hòa còn nắm quyền kiểm soát quốc hội; tuy nhiên nếu ông ân xá anh James Alex Fields, Jr., người lái xe lủi vào đám đông những người chống biểu tình, giết cô Heather Heyer, và gây thương tích cho 19 người khác, thì hiện tượng Cộng Hòa mất quyền kiểm soát Quốc Hội sẽ xảy ra năm tới, và mất ghế tổng thống năm 2020.
Chính ông chọn kịch bản đó bằng quyết định không lên án hai tổ chức KKK và Quyền Lực Da Trắng, rồi, ngày hôm sau, lại lên án những tổ chức đó, và đổi thái độ lần chót đổ lỗi cho tất cả mọi người -cả nhóm biểu tình lẫn nhóm chống biểu tình.
Ông nghĩ là cô Heyer bị giết là lỗi tại cổ, cái lỗi dám chống lại Quyền Lực Da Trắng.
---------------------
Các
tin khác
Nguyễn Đạt Thịnh
Monday, 14/08/2017
Anh James Alex Fields, Jr., 20 tuổi, người Mỹ da trắng,
đang bị truy tố về tội giết cô Heather Heyer, 32 tuổi, cũng người Mỹ da trắng.
Bố cô Heather, ông Mark, giải thích việc cô bị anh Fields, người cùng một mầu da giết chết, “Con gái tôi hăng say với những điều nó tin tưởng. Tôi nhìn nhận là tôi không can đảm được như nó; nó thường bênh vực người yếu thế." Qua ba chữ “người yếu thế,” ông Mark mô tả những người Mỹ da đen, da vàng, và da nâu. Cô Heather chống kỳ thị.
Anh James Alex Fields, Jr. bị truy tố tội giết người.
Cô Heather Heyer
Án mạng xảy ra trong cuộc xô xát giữa những người
theo chủ thuyết “thượng tôn người da trắng” (TTNDT) và những người chống lại chủ
thuyết này, tại Charlottesville, tiểu bang Virginia, hôm thứ Bảy 12 tháng 8,
2017 -cuộc xô xát được coi như đẫm máu nhất trong những cuộc xô xát thường xảy
ra từ vài chục năm nay giữa người da Mỹ trắng và người Mỹ da mầu.
Phe TTNDT dự trù tổ chức một cuộc biểu tình chống quyết định của thị xã Charlottesville hủy bỏ bức tượng ông Robert E. Lee, một vị tướng lãnh trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Cuộc biểu tình chống việc hủy bỏ bức tượng nhanh chóng trở thành biểu tình đòi quyền TTNDT, rồi trở thành bạo động khi khán giả chống kỳ thị sắc tộc lên tiếng chống nhóm QUYỀN LỰC DA TRẮNG (QLDT).
Xô xát quan trọng đến mức Thống Đốc Virginia, ông Terry McAuliffe, phải tuyên bố tình trạng khẩn trương, và ra lệnh cho Vệ Binh Quốc Gia giúp cảnh sát trong nỗ lực tái lập trật tự.
Cuộc ẩu đả -tuy hung tợn- nhưng cũng chỉ gây thương tích nhẹ, vì những người đánh nhau chỉ đánh tay không, hoặc đánh bằng gậy gộc, cho đến lúc anh James Alex Fields, Jr., 20 tuổi lái một chiếc Dodge Challenger, chạy thật lẹ, lủi vào đám người chống nhóm QLDT.
Phe TTNDT dự trù tổ chức một cuộc biểu tình chống quyết định của thị xã Charlottesville hủy bỏ bức tượng ông Robert E. Lee, một vị tướng lãnh trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Cuộc biểu tình chống việc hủy bỏ bức tượng nhanh chóng trở thành biểu tình đòi quyền TTNDT, rồi trở thành bạo động khi khán giả chống kỳ thị sắc tộc lên tiếng chống nhóm QUYỀN LỰC DA TRẮNG (QLDT).
Xô xát quan trọng đến mức Thống Đốc Virginia, ông Terry McAuliffe, phải tuyên bố tình trạng khẩn trương, và ra lệnh cho Vệ Binh Quốc Gia giúp cảnh sát trong nỗ lực tái lập trật tự.
Cuộc ẩu đả -tuy hung tợn- nhưng cũng chỉ gây thương tích nhẹ, vì những người đánh nhau chỉ đánh tay không, hoặc đánh bằng gậy gộc, cho đến lúc anh James Alex Fields, Jr., 20 tuổi lái một chiếc Dodge Challenger, chạy thật lẹ, lủi vào đám người chống nhóm QLDT.
Chiếc xe Sport cán chết cô Heather Heyer
Cảnh tượng xe cán chết người
Sáng hôm sau -Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017- tại nhà thờ
Charlottesville, Thống Đốc Terry McAuliffe chỉ trích nhóm QLDT là “mỗi ngày,
ngày hôm nay giống ngày hôm qua, từ lúc bước xuống giường cho đến tối mịt, lúc
trở lại giường ngủ, họ chỉ tìm cách chia đôi đất nước chúng ta, tìm cách gây tổn
hại cho người khác mầu da. Tôi muốn nói thẳng với họ là họ nên ra khỏi lãnh thổ
Hoa Kỳ, vì họ không phải là người Mỹ."
Quan điểm của ông McAuliffe cho là bản chất người Mỹ không kỳ thị, và những người kỳ thị không phải là người Mỹ.
Ngoài việc bắt chước đám khủng bố Trung Đông lái xe lủi vào đám đông, giết cô Heyer, và gây thương tích cho 19 người khác, anh Fields còn gián tiếp chia trách nhiệm trong vụ hai cảnh sát viên tử nạn trong lúc bay trực thăng, theo dõi cuộc xô xát đang diễn ra bên dưới mặt đường. Hai viên chức tử nạn là trung úy Cullen và phi công Bates
Quan điểm của ông McAuliffe cho là bản chất người Mỹ không kỳ thị, và những người kỳ thị không phải là người Mỹ.
Ngoài việc bắt chước đám khủng bố Trung Đông lái xe lủi vào đám đông, giết cô Heyer, và gây thương tích cho 19 người khác, anh Fields còn gián tiếp chia trách nhiệm trong vụ hai cảnh sát viên tử nạn trong lúc bay trực thăng, theo dõi cuộc xô xát đang diễn ra bên dưới mặt đường. Hai viên chức tử nạn là trung úy Cullen và phi công Bates
trung úy Cullen và phi công Bates
Phó Thống Đốc Ralph Northam nói với tín đồ Mount
Zion First African Baptist Church, “Cộng
Đồng người Virginia chúng ta không chấp nhận kỳ thị chủng tộc, cũng không chấp
nhận quyền lực của bọn người tự xưng là QLDT; vì vậy tôi đã đến tận nơi, với tư
cách là một phó thống đốc để bảo vệ luật pháp, và với tư cách bác sĩ để chữa trị
vết thương kỳ thị.”
Cử tọa đứng lên, vỗ tay hoan hô ông, mặc dù cách điều trị “vết thương kỳ thị” có thể không cần đến một bác sĩ.
Trong lúc hai ông thống đốc và phó thống đốc Virginia chỉ trích anh Fields, thì bà Samantha Bloom -mẹ anh- bảo anh phóng viên của hãng thông tấn AP, “Con tôi theo chủ thuyết QLDT (quyền lực da trắng) à? Nó chỉ là một đứa con nít mới lớn. Tôi không thấy nó QLDT tí nào cả.”
Cử tọa đứng lên, vỗ tay hoan hô ông, mặc dù cách điều trị “vết thương kỳ thị” có thể không cần đến một bác sĩ.
Trong lúc hai ông thống đốc và phó thống đốc Virginia chỉ trích anh Fields, thì bà Samantha Bloom -mẹ anh- bảo anh phóng viên của hãng thông tấn AP, “Con tôi theo chủ thuyết QLDT (quyền lực da trắng) à? Nó chỉ là một đứa con nít mới lớn. Tôi không thấy nó QLDT tí nào cả.”
Bà Samantha Bloom
Trong cuộc phỏng vấn quay phim, bà Bloom nói tiếp, “Tôi nghĩ nó ngưỡng mộ ông Trump, mà ổng lại
không hề thượng tôn bất cứ điều gì cả.”
Khổ thân ông tổng thống; chuyện xảy ra cách Bạch Cung vài trăm cây số; ông lại chưa hề biết mặt, biết tên anh khủng bố; vậy mà thiên hạ cứ lôi ông vào mà phiền trách là ông không dám chỉ trích bọn khủng bố Mỹ Trắng.
Ông lên mạng Tweeter lên án những kẻ gây rối; nguyên văn bản điện thư ông viết trên Tweeter: “Toàn thể chúng ta phải đồng thanh lên án mọi sản phẩm của thù ghét; lãnh thổ Hoa Kỳ không có chỗ cho loại thù ghét đó. Triệu người như một hãy đứng lên."
“We ALL must be united & condemn all that hate stands for. There is no place for this kind of violence in America. Lets come together as one!”
Chỉ 42 phút sau khi tổng thống gửi mét-xịt đi, anh David Duke trùm QLDT lên tiếng trả lời ông; ông viết một lần, anh Duke viết ba lần trong vòng 4 phút -từ 1:01 trưa thứ Bảy đến 1:04 trưa cùng ngày.
Khổ thân ông tổng thống; chuyện xảy ra cách Bạch Cung vài trăm cây số; ông lại chưa hề biết mặt, biết tên anh khủng bố; vậy mà thiên hạ cứ lôi ông vào mà phiền trách là ông không dám chỉ trích bọn khủng bố Mỹ Trắng.
Ông lên mạng Tweeter lên án những kẻ gây rối; nguyên văn bản điện thư ông viết trên Tweeter: “Toàn thể chúng ta phải đồng thanh lên án mọi sản phẩm của thù ghét; lãnh thổ Hoa Kỳ không có chỗ cho loại thù ghét đó. Triệu người như một hãy đứng lên."
“We ALL must be united & condemn all that hate stands for. There is no place for this kind of violence in America. Lets come together as one!”
Chỉ 42 phút sau khi tổng thống gửi mét-xịt đi, anh David Duke trùm QLDT lên tiếng trả lời ông; ông viết một lần, anh Duke viết ba lần trong vòng 4 phút -từ 1:01 trưa thứ Bảy đến 1:04 trưa cùng ngày.
Lá điện thư thứ nhất viết: Như vậy là, sau nhiều thập niên người Mỹ da trắng bị nhắm làm mục tiêu cho nạn kỳ thị và chống người da trắng, chúng tôi đến với nhau, đoàn kết với nhau, trăm người như một, và bị ông tấn công chúng tôi?
“So, after decades of White Americans being targeted for discriminated & anti-White hatred, we come together as a people, and you attack us?”
Lá điện thư thứ nhì viết: Tôi đề nghị ông nhìn kỹ chân dung của ông trong gương & và nhớ lại là chính những người Mỹ Trắng đưa ông lên địa vị tổng thống, chứ không phải bọn tả phái cực đoan.
“I would recommend you take a good look in the mirror & remember it was White Americans who put you in the presidency, not radical leftists.”
Lá điện thư thứ ba viết: Người Mỹ Trắng chúng tôi khiếp sợ đến mức không dám nói ra là chúng tôi đã để đất nước chúng tôi bị xâm lăng, và con cái chúng tôi bị bọn cộng sản tuyên truyền.
“White Americans are so afraid to speak out that weve allowed our country to be invaded and our children to be propagandized by marxists.”
Tổng thống không chỉ bị anh trùm KKK sỉ nhục thôi, ông còn bị những người chống QLDT hạch hỏi nguyên nhân khiến ông không gọi đích danh bọn QLDT ra để lên án, mà chỉ viết chung chung lên án mọi sản phẩm của thù ghét, trong lúc nhiều chính khách Cộng Hòa cũng như Dân Chủ đã chỉ trích đích danh bọn QLDT.
Tội nghiệp tổng thống, bị tấn công từ phải sang trái; ai bảo ngồi trong Bạch Cung là mát lắm đâu?
-------------------------
Wednesday, 16/08/2017
Thursday, 17/08/2017
Wednesday, 16/08/2017
Tuesday, 15/08/2017
Monday, 14/08/2017
Saturday, 12/08/2017
No comments:
Post a Comment