Wednesday, August 2, 2017

BẢN TIN NGÀY 3/8/2017 (Báo Tiếng Dân)





Tin trong nước

Tin biển Đông
Báo Người Việt đưa tin: Thỏa hiệp khung ‘Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Ðông’ sắp được ký. Ông Robespierre Bolivar, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Philipines, cho biết: “Chúng tôi dự trù các ngoại trưởng của ASEAN và Trung Quốc chấp thuận thỏa hiệp khung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử [trên Biển Ðông] (COC) tại cuộc họp sẽ diễn ra ngày Chủ Nhật, 6 tháng Tám 2017“.

Bài báo của RFI: Biển Đông: Khung COC sẽ không nhắc đến phán quyết quốc tế La Haye (RFI). Ông Robespierre Bolivar, cũng tiết lộ rằng, “phán quyết vào năm ngoái 2016 của Tòa Trọng Tài La Haye phủ nhận các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông có thể sẽ không được nhắc đến trong thỏa thuận khung về Bộ Quy Tắc Ứng Xử“.

RFA có bài: Hãng Repsol lên tiếng về việc ngưng khoan thăm dò tại lô của Việt Nam. Trích dẫn từ Reuters, dẫn lời ông Miguel Martinez, người phụ trách tài chính của Repsol, “xác nhận Repsol đang làm việc với PetroVietnam và cơ quan chức năng chính quyền Hà Nội và bình luận duy nhất mà ông này có thể đưa ra lúc này là hoạt động khoan thăm dò đã ngưng“.

Trang Tư lệnh Hạm đội 7 đưa tin, một lính thủy Mỹ trên tàu khu trục USS Stethem đã bị mất tích ở Biển Đông, lúc 9h sáng, giờ địa phương, ngày 1/8/2017. Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản cùng phối hợp để tìm kiếm người lính thủy này. Mời đọc thêm: Mỹ tìm kiếm thủy thủ mất tích trên Biển Đông (VOA).

Bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh: Khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt
Hàng loạt tờ báo lớn của Đức và của các nước khác đã đưa tin về ông Trịnh Xuân Thanh. Tin từ các tờ báo này cho biết, Bộ Ngoại giao Đức trục xuất một viên chức ngoại giao Việt Nam ở ĐứcBáo Washington Post đưa tin: “Hôm thứ Tư, Chính phủ Đức cáo buộc cơ quan tình báo Việt Nam tham gia vào vụ bắt cóc cựu viên chức dầu khí Việt Nam tại Berlin và đã cho viên chức tình báo nước này 48 giờ để rời khỏi Đức”.

Báo Financial Times đưa tin: Đức trục xuất đại sứ và người đứng đầu cơ quan tình báo Việt Nam ở Đức, sau vụ bắt cóc. Bài báo cho biết, các viên chức ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ VN ở Berlin để ra hạn, đến trưa thứ Tư phải đưa ông Thanh trở lại Đức, như hết hạn mà không có ông Thanh. Các quan chức Đức rất bực bội vì họ đã thảo luận vụ việc này ở cấp cao với các đối tác Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, gần một tháng trước.

Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ VN tại Đức. Ảnh: ĐSQ VN

Đài BBC có bài dịch: Toàn văn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức vụ ông Thanh bị bắt cóc. Tuyên bố có đoạn: “Hệ quả của vụ việc hoàn toàn không chấp nhận được này là chúng tôi tuyên bố đại diện chính thức cho cơ quan an ninh Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức là người không được thừa nhận và cho phép ông 48 tiếng để rời khỏi Đức. Chúng tôi cũng bảo lưu quyền có thêm các hành động khác nữa ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển. 

Đoạn này có lẽ nói tới người đứng đầu chính phủ và cơ quan ngoại giao VN: “Đây cũng là hành động phá vỡ lòng tin nghiêm trọng: tại các cuộc họp bên lề ở Hội nghị Thượng đỉnh G20, các đại diện cao cấp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhắc lại yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam này từ Đức về Việt Nam“.

Bộ Ngoại giao Đức cũng đã post tuyên bố này trên Twitter lúc 8h26′ tối 2/8/2017, có đoạn: “Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh là một vụ vi phạm Luật Pháp Đức và Luật Pháp Quốc tế, một cách trắng trợn và chưa từng có“.

GS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia nghiên cứu về VN nói với VOA rằng, Việt Nam rơi vào ‘thế kẹt’ với Đức. Ông Hùng nói: “Nếu đúng, nó tạo ra thế khó xử cho Việt Nam. Tạo thêm rắc rối. Đây là vấn đề ngoại giao khó xử. Nó tạo ra một tình huống tương đối là xấu”.

Mặc dù báo Việt Nam nói ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Bộ Công an “đầu thú”, nhưng báo Soha có bài tổng hợp, đưa ra thông tin nghi vấn. Tối 31/7, sau khi Bộ Công an có thông báo Trịnh Xuân Thanh “đầu thú“, được biết, phóng viên báo Đất Việt đến nhà riêng của ông Thanh tại địa chỉ số 24, C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội, nhưng một người ở trong căn nhà này khẳng định: “Bác Thanh không về nhà“.



Cập nhật thông tin về ông Trầm Bê
Theo báo Zing, ông Trầm Bê hiện đang nợ Ngân hàng Sacombank, số tiền 43.000 tỷ đồng, thật ra đó là tiền nợ dân.

Và thật quá ngây thơ khi còn tin vào số tài sản bảo đảm với giá trị tương đương này: “Ông Trầm Bê có 2 khoản nợ tại Sacombank, một là nợ liên quan tới bất động sản với giá trị khoảng 33.000 tỷ đồng. Khoản nợ thứ 2 là cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng. Tất cả khoản nợ này đều có tài sản bảo đảm tương đương“.

Đài BBC có bài dẫn lời chuyên gia luật kinh tế Nguyễn Việt Khoa: Vụ bắt Trầm Bê ‘thể hiện quyết tâm Tổng Bí thư’, cho rằng, “việc bắt Trầm Bê là động thái thể hiện quyết tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc làm trong sạch hệ thống thống ngân hàng Việt Nam…“. Chuyên gia này còn tự tin cho biết, “theo tôi quan sát thì khả năng một vài một vài ủy viên Bộ Chính trị bị khởi tố và điều tra chưa bao giờ gần đến thế.


Thông tin về cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa
Sau khi có thông tin bà Hồ Thị Kim Thoa gửi đơn xin thôi việc, hôm 2/8 báo Giao Thông cho biết, việc này “Không đơn giản…” cho bà. Báo này cho biết, cho dù bà Thoa đã gửi đơn xin thôi việc, nhưng mọi việc vẫn phải đúng theo “quy trình”. Cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc nói rằng, “dù gì đi nữa, cũng phải chờ việc thi hành kỷ luật, chứ không phải muốn là xin ‘chạy làng’ được ngay”.


Về 4 nhà hoạt động bị bắt
RFA đưa tin: Ân Xá Quốc tế lên tiếng về vụ bắt 4 người mới đây. “Tổ chức Ân Xá Quốc Tế khẳng định các việc làm của 6 thành viên trong tổ chức xã hội dân sự độc lập Hội Anh Em Dân Chủ là thực hiện Quyền công dân được hiến định và theo quy định của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, như quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp mà không bị bắt bớ tùy tiện hay giam cầm“.

Được biết, ông Nguyễn Bắc Truyển không phải là thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ ông Nguyễn Bắc Truyển đã đính chính thông tin này qua đài VOA.

Hãng tin Reuters có bài: Yếu tố Trump giúp Việt Nam gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến. Bài báo cho biết, việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến gia tăng ở Việt Nam. Trong năm nay, đã xảy ra những vụ bắt bớ lớn nhất so với nhiều năm trước. Các nhà hoạt động ở Việt Nam nhận định rằng, nhà cầm quyền CSVN đã được khuyến khích bởi chính quyền Trump, thiếu quan tâm tới nhân quyền.

Ông Nguyễn Bắc Truyển (giữa) bị các nhân viên an ninh giải tới tòa án TP HCM, VN ngày 10/5/2007. Ảnh: Kham/ Reuters

Mời đọc thêm các bài tóm lược: Hà nội tăng đàn áp bất đồng vì Tổng thống Mỹ ít quan tâm? (VOA/ TD). – Yếu tố Trump trong đà gia tăng trấn áp bất đồng chính kiến ở Việt Nam(RFI). Có lẽ chính quyền Hà Nội đã có phép thử đầu tiên với chính quyền Trump trong vụ xử ông Trần Anh Kim và đồng sự Lê Thanh Tùng.

Nhà văn Tưởng Năng Tiến có bài viết về những Kẻ Mở Đường” nêu một số ý kiến tôn vinh những người đấu tranh, cũng như so sánh một số ý kiến của quan chức Việt Nam với thực trạng xã hội mà cộng đồng mạng đã nhiều lần lên tiếng.

Ông Tiến kết luận: “Nếu thực sự đúng là ‘Nguyễn Văn Đài và cùng đồng bọn’ có ‘âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ chăng nữa thì đây là việc rất thuận lòng người và hợp ý trời. Chứ không lẽ dân tộc Việt cứ cúi đầu ‘chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước’ mãi sao?

Thả ra, bắt vào: trao đổi tù nhân?
RFA đưa tin: Tù nhân lương tâm được trả tự do sớm 8 tháng. Bài báo cho biết, ngày 1/8, người tù chính trị Nguyễn Ngọc Cường, 60 tuổi, đã được trả tự do sớm hơn thời hạn 8 tháng, so với bản án 7 năm tù mà ông đã bị tuyên theo Điều 88 BLHS Việt Nam, tội ‘tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’.

Ông Cường cùng con trai là Nguyễn Ngọc Trường Thi và con dâu Phạm thị Bích Chi bị bắt hồi năm 2010 vì đã làm ra hơn 3 ngàn tờ truyền đơn và đi rải ở các địa phương thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Con trai và con con dâu ông bị kết án nhẹ hơn và đã ra được trả tự do vài năm trước.

Ông Cường (phải) cùng con dâu và con trai bị buộc tội ‘rải truyền đơn vào ban đêm’. Ảnh: BBC


Giảng viên Trường Cao đẳng Cần Thơ bị bắt vì điều 258 BLHS
Ông Nguyễn Ngọc Cường vừa được thả ra hôm trước thì hôm sau, Thạc sỹ Trần Tuấn Kiệt, giảng viên Trường CĐ Cần Thơ, bị bắt vì điều 258 BLHS, tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân“.

Đọc lại những bài báo cũ, có thể thấy, đây chỉ là mâu thuẫn giữa ông Kiệt với lãnh đạo trường Cao đẳng Cần Thơ, chẳng phải “xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” gì cả. Trước đó, ông Kiệt đã từng tố cáo ông Hồ Thanh Tâm, từ giáo viên của một trường THCS, nhảy lên làm Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cần Thơ, để rồi sau đó ông Kiệt bị Hiệu trưởng Trần Thanh Liêm kỷ luật và hôm qua ông Kiệt đã bị bắt.


Thảm họa Formosa
Facebooker Nguyễn Lân Thắng cho biết: “nhà máy Formosa mới lắp đặt hệ thống điện tử rất hiện đại để chống flycam, bay vào vùng trời Formosa là mất tín hiệu, mất quyền điều khiển, không thể tự động trở về…

Xin mời xem lại video clip do ông Nguyễn Lân Thắng quay bằng flycam tại khu vực nhà máy Formosa hồi tháng 5/2017 : https://www.facebook.com/nkmh2011/videos/10155266031883808/


Cập nhật tin Vĩnh Tân 1
Báo Năng lượng Việt Nam, có bài viết của các nhà khoa học, qua đó có thể thấy, họ đã nhân danh khoa học để phá hoại đất nước! Ba vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy PhùngNguyễn Cảnh Nam và Vũ Thanh Ca gửi thủ tướng báo cáo, nói rằng: “Trong số các ý kiến phản biện, hay thư góp ý có rất nhiều ý kiến… tạo ra nhiễu loạn thông tin, có khả năng gây ra những bất ổn xã hội và cản trở những hoạt động kinh tếbình thường để phát triển đất nước“.

Mặc dù mang danh là các nhà khoa học, nhưng họ đã không vận dụng những kiến thức khoa học của mình để bảo vệ môi trường, không lên tiếng chuyện mạo danh các nhà khoa học để Vĩnh Tân 1 được cấp phép xả thải, tàn phá môi trường, các nhà khoa học này còn chỉ trích các phản đối của dư luận và của các nhà khoa học khác.

Hiểm họa môi trường: Nên gộp Bộ Công thương vào Bộ TN-MT?
Không như bộ KH-ĐT thẳng thắn đề nghị dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê, báo Thời báo kinh tế Việt Nam, Bộ Công Thương cho rằng, việc đề xuất dừng dự án là “chưa đủ cơ sở về khoa học và thực tiễn…“.

Vì sao Bộ Công thương lại quan tâm đến nhà đầu tư, khi nói rằng “cần phải tính đến những hậu quả hệ lụy liên quan đến những thiệt hại hàng ngàn tỷ mà nhà đầu tư đã bỏ ra 10 năm nay,…” mà không quan tâm đến lo ngại về môi trường của những người dân nơi đây?

Bài trên RFA: Mỏ sắt Thạch Khê: Nên dừng hay tiếp tục?TS Lê Đăng Doanh nói: “Nếu hai Bộ không đồng ý thì tôi đề nghị phải trình lên Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ triệu tập một hội đồng tư vấn độc lập để đánh giá và lúc bấy giờ sẽ có quyết định cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ”.

Cũng tin môi trường, RFA có bài: Dân căng lều phản đối công ty xả thải. Bài báo cho biết, người dân ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã dựng lều phản đối Công ty Pacific Crystal từ ngày 12/3/2017 đến nay, lý do người dân không chịu nổi ô nhiễm môi trường mà công ty này gây ra, cũng như cá khu vực quanh công ty Pacific Crystal đánh bắt nhưng “không bán được, không ăn được, và không khí có mùi hôi thối“!

Báo điện tử Dân Việt và Tạp chí điện tử Hòa nhập bị phạt
Báo SGGP đưa tin, báo điện tử Dân Việt bị phạt 10 triệu đồng vì đã “đăng, phát hình ảnh sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết “Bộ TNMT ‘điểm mặt’ Formosa là sự cố môi trường nổi cộm 2016” vào ngày 20-7-2017“.

Sở dĩ bị phạt có 10 triệu đồng là vì “báo Điện tử Dân Việt được áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi nhanh chóng nhận ra sai phạm,… phải cải chính, xin lỗi theo quy định.

Cũng chuyện báo chí bị phạt vạ, Infonet có bài: Vi phạm 4 lỗi, Tạp chí điện tử Hòa nhập bị phạt 57 triệu đồng. Tạp chí điện tử Hòa nhập mới chính thức ra mắt ngày 13/3/2017, chưa đầy 5 tháng mà bị phạt kiểu này, tiền đâu nộp phạt? Được biết, TC Hòa nhập là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và NKT Việt Nam và là “diễn đàn của doanh nhân, doanh nghiệp Thương binh, người khuyết tật, người có công và các đối tượng chính sách trong cả nước”.

Vụ ông Vượng thay ông Huynh
Báo VietNamNet có bài: Khi Bộ Chính trị phân công người tham gia Thường trực Ban Bí thư, nói về chuyện ông Trần Quốc Vượng làm thường trực Ban Bí thư, thay ông Đinh Thế Huynh. Bài báo dẫn một nguồn tin thân cận với BCT, nói về trường hợp của ông Đinh Thế Huynh: “trong trường hợp này là nghỉ ốm chưa biết bao lâu, nên cần phân công người tham gia nhiều hơn, chủ yếu hơn công việc của Thường trực Ban Bí thư. Việc quan trọng, Tổng bí thư vẫn tiếp tục choàng gánh”.

Hy vọng ông Đinh Thế Huynh sớm bình phục sức khỏe, đừng có bảo “tau khỏe, có chi mô” để rồi ra đi vĩnh viễn như ông Bá Thanh.

Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có rời ghế tổng bí thư vào giữa nhiệm kỳ mà ông đã hứa như lời đồn đoán, để người khác lên thay, hay là ông ôm cái ghế đó cho đến hết nhiệm kỳ 2?

Ối trời, báo Sputnik của “đồng chí” lái súng Putin khuyên là: “Chính trường Việt Nam hiện vẫn đang có những ‘cơn sóng ngầm’, nhưng hãy tin tưởng rằng, dưới sự Lãnh Đạo của Đảng, của Nhà nước, Việt Nam sẽ tiến lên, phát triển theo những con đường mới vững vàng và ‘trong sạch’ hơn.

Sự việc Đồng Tâm
Trang Nguyễn Xuân Diện có bài: Dân Đồng Tâm phản đối kết luận thanh tra Hà Nội. Bài viết cho biết, người dân Đồng Tâm đã ra Hà Nội nộp Đơn Khiếu nại, phản đối nội dung kết luận thanh tra của Thanh tra Hà Nội. Nhưng tất cả các cơ quan mà người dân đi tới sáng qua, không nơi nào nhận đơn của họ.

Mặc dù đi đến các cơ quan được cho là lập ra để tiếp dân, nhưng người dân Đồng Tâm đi nộp đơn, đến đâu cũng bị đuổi. Người dân đã đi tới các cơ quan này đều không được tiếp: Ban tiếp dân trung ương đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Thanh tra Chính phủ, Trụ sở tiếp dân của trung ương đảng.

Tin vui và tin buồn cho người Hà Nội
Có lẽ bộ mặt thành phố đã quá lem luốc, nên bây giờ Hà Nội quyết xử nghiêm cán bộ sách nhiễu dân? Theo báo Giao Thông, Chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung cho rằng, “các vụ việc xảy ra tại quận Thanh Xuân, phường Văn Miếu…, là những vụ việc không đáng xảy ra“.

Hy vọng ông Chung thực hiện lời hứa xử nghiêm này, đừng bội ước như vụ Đồng Tâm năm nay và lời hứa năm xưa: xác minh nhóm người ‘ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma’.

Còn tin buồn cho người dân Hà Nội là: Hà Nội chuẩn bị khởi công thêm 4 tuyến đường sắt đô thị, với kinh phí trên 4 tỷ USD. Mặc dù hai dự án ĐSĐT hiện đang triển khai rất chậm vì thiếu vốn, nhưng đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, các dự án này sẽ được huy động bằng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng trong nước.

Tin liên quan, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, người phụ trách việc triển khai hai dự án Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội đã có quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/8.

Bài thơ của Facebooker Quang Nguyenke tặng người dân Hà Nội: “Cũng là đường sắt trên cao/ Mà sao Hà Nội khác xa Sài Gòn!/ Sài Gòn thẳng tắp thấy “ngon”/ Hà Nội uốn lượn như con rắn bò!

Bê bối ở Ban chỉ đạo miền Tây Nam bộ
Báo Tuổi Trẻ có bài Ban chỉ đạo Tây Nam bộ ‘rút ruột’ ngân sách như thế nào? cho biết, một trong nhiều ban chỉ có chức năng, nhiệm vụ là “ngồi chơi, xơi nước… hưởng lương” mà “Hàng trăm tỉ đồng ngân sách nhà nước đã được Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phù phép, rút ruột…

Tin quốc tế

Khủng hoảng Bắc Hàn
BBC có bài: Mỹ nói ‘không là kẻ thù của Bắc Hàn’. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc phương án chiến tranh với Bắc Hàn, thì Ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson muốn có một cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng vào một thời điểm thích hợp.

Ông Tillerson nói: “Chúng tôi không tìm cách thay đổi chế độ Bình Nhưỡng, chúng tôi không hối thúc bán đảo thống nhất, chúng tôi không tìm cớ để đưa quân đội Mỹ đến phía bắc vĩ tuyến 38. Chúng tôi không phải là mối đe dọa, nhưng quý vị lại đang thể hiện một mối đe dọa không thể chấp nhận khiến chúng tôi phải phản ứng”.

Vụ tên lửa Bắc Hàn, VOA có bài: Tổng thống Philippines sỉ vả lãnh tụ Bắc Triều Tiên. Vài ngày trước khi Manila chủ trì một hội nghị quốc tế, nêu lên vấn đề thử tên lửa của Bình Nhưỡng, Tổng thống Rodrigo Duterte không tiếc lời sỉ vả lãnh tụ Bắc Hàn.

Ông Duterte nói: “Kim Jong Un là một tên điên khùng… chơi với những thứ đồ chơi nguy hiểm, thằng ngốc. Khuôn mặt hắn bầu bĩnh trông có vẻ tử tế. Đồ con hoang. Nếu hắn phạm sai lầm, vùng Viễn Đông sẽ trở thành bãi đất hoang. Phải chấm dứt chuyện này, cuộc chiến tranh hạt nhân này”.

Khẩu khí của Tổng thống Philippines có vẻ hợp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như cá tính nổi loạn, bốc đồng của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un. Ba nhân vật này cùng lúc lên nắm quyền lãnh đạo thế giới, có lẽ tài tử, kiêm cựu thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger không cần phải đóng phim “kẻ hủy diệt”, mà từ phim trường cách đời thường, cách nhau không bao xa.


Mỹ – Trung
Bực mình vì cho rằng Trung Quốc không làm hết sức để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, Trump định trả đũa thương mại Trung Quốc. Suốt mấy tháng qua, ông Trump vẫn nhấn mạnh hợp tác với Bắc Kinh, nhưng hồi tháng trước, cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước đã kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào.

Báo Politico đưa tin, Trump sẽ chỉ đạo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, ông Robert Lighthizer điều tra các cách giao dịch thương mại của Trung Quốc theo một điều khoản của Đạo luật Thương mại năm 1974. Trong vài ngày tới, có thể sẽ có một thông báo chính thức về vụ này được đưa ra.


Mỹ – Nga
VOA đưa tin: Tổng thống Trump ký luật chế tài Nga, nhưng chỉ trích có ‘nhiều sai sót’. Sau khi lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chế tài Nga, TT Trump không còn lựa chọn, đành phải ký thành luật hôm nay. Nhưng Trump vẫn còn ấm ức, nên ông ta đả kích luật này là “xâm phạm quyền hạn của ông trong việc định hình chính sách đối ngoại“, và nói rằng ông có thể đạt được “thỏa thuận tốt hơn nhiều” với các chính phủ hơn là với Quốc hội Mỹ.

Mời đọc thêm: Trump ký luật chế tài, Nga phản pháo(VOA). – Ngoại trưởng Hoa Kỳ lo ngại quan hệ Nga-Mỹ tiếp tục xấu đi (RFI). – Hoa Kỳ cấm du hành đến Bắc Hàn từ đầu tháng 9 (VOA). – Video clip: Tillerson, Trump ‘không vui’ về lệnh trừng phạt Nga:

Con đường tơ lụa của Bắc Kinh
RFI: Bắc Kinh bành trướng xuống ASEAN với Con Đường Tơ Lụa qua Lào. “Boten là thị trấn vùng biên, nằm giữa Côn Minh (Trung Quốc) và Vientiane (Lào), và trở thành ‘vùng đặc quyền kinh tế’ được Lào cho Trung Quốc thuê trong vòng 99 năm. Ở đây, 90% dân cư là người Hoa, ngôn ngữ chính là tiếng Hoa, luật lệ và giờ giấc được áp dụng theo Bắc Kinh, điện thoại di động bắt sóng của China Unicom và giao dịch có thanh toán được bằng Alipay, hệ thống trả tiền thông qua điện thoại di động của Alibaba“.

Venezuela

*
*
Bài Mới Nhất







No comments: