Tin
trong nước
Tin Biển Đông – Ngư dân
Không thấy những tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ,
đưa tin này, chỉ có trang Việt Nam Mới và báo Đại Đoàn Kết đưa tin: Thêm
nhiều tàu cá bị ‘tàu lạ’ cướp phá ngư lưới cụ trên biển. Vẫn là con tàu ôn dịch 46106 của Trung Quốc chứ có
“tàu lạ” nào đâu?
Năm tàu cá của ngư dân VN bị tàu TQ đập phá, hủy hoại
tài sản là tàu của các ngư dân: 1- Lê Mười, số hiệu QNg 91584 TS, bị
tàu TQ uy hiếp ngày 7/8; 2- Lê Thanh Kim, số hiệu QNg 91642 TS, bị
tàu TQ đập phá cùng ngày 7/8; 3- Nguyễn Hữu Lâm, số hiệu QNg 91261TS;
4- Lê Văn Được, số hiệu QNg 91747 TS; 5- Trần Cu Tân, số hiệu QNg
91626 TS. Tất cả các ngư dân này đều ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi.
Tàu cá QNg 91261 TS của ngư dân Nguyễn Hữu Lâm bị
húc bể mũi. Ảnh: ĐĐK
Ngoài tàu đánh cá QNg 90289 TS của
ngư dân Bùi Ngọc Lành và tàu TS QNg 90513 của ngư dân Phan
Minh, đã bị tàu 46106 của TQ đập phá, cướp hải sản, mà Tiếng Dân đã đưa tin
trong hai ngày 15/8/2017 và ngày 16/8/2017, cộng thêm 5 con tàu nói trên, có tổng cộng 7 tàu đánh cá của
các ngư dân Việt Nam là nạn nhân của tàu hải giám Trung Quốc trong những ngày gần
đây. Không rõ lực lượng Cảnh Sát biển, Hải quân VN ở đâu, lại để cho con tàu
46106 của TQ hoành hành ngư dân như thế này?
Trang Việt Nam Mới đưa tin: 5
tàu cá Quảng Ngãi bị tàu lạ có vũ trang đập phá, cướp hải sản. Ngư dân Lê Thanh Kim cho biết, tàu của ông bị “tàu lạ” dừng lại gần tàu
của ông rồi thả ca nô, mang theo 3 người, trang bị súng, áp sát tàu cá của ông:
“Họ lên tàu dùng súng trấn áp tôi và 3 thuyền
viên khác. Sau đó họ dùng tuýp sắt đánh vỡ 42 bóng đèn công suất lớn dùng để dụ
cá và dở khoang cướp hơn 1 tạ cá đã đánh bắt được. Sau khi chuyển hết cá xuống
ca nô, họ chửi bới rồi rời khỏi tàu. Vụ việc khiến tàu thiệt hại hơn 50 triệu đồng”.
Bài báo đăng trên Dân Trí, nhưng đã bị gỡ: Kiến nghị mở đường
bay thẳng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền. “Tổng Công ty Quản lý Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho phép triển
khai mở đường bay hàng không dân dụng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền của
Việt Nam về hàng không dân dụng“.
Báo Nông nghiệp VN có bài: Cấp
đất chồng lấn lên đường dân sinh, ngư dân bị ‘rào đường’ xuống biển. Tỉnh Hà Tĩnh đồng ý cho Cty TNHH Dịch vụ du lịch Quỳnh Viên xây dựng
khu du lịch sinh thái tại bãi biển ở xã Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Con đường
phục vụ nhu cầu đi lại của hàng trăm ngư dân xã Thạch Hải đi biển từ hàng chục
năm nay, bây giờ thuộc công ty DL Quỳnh Viên, nên ngư dân không còn đường xuống
biển.
Khi được hỏi, ông Hoàng Viết Hùng, Trưởng phòng TN-
MT huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, nói: “Việc này huyện nắm được lâu rồi nhưng lâu
nay cũng quên mất vì nhiều việc quá. Huyện đã cử cán bộ về khảo sát
thì được biết con đường mới mở cũng nằm trong khu quy hoạch đất của Quỳnh Viên
nên rất khó. Bây giờ không thể thu hồi cũng không thể bắt DN làm đường cho dân
được”.
Trang ANTV có clip: Nạn
giã cào tận diệt nguồn thủy sản TT-Huế. Giã cào là
hình thức khai thác thủy sản tận diệt, nên đã bị cấm, nhưng vì lợi nhuận thu được
rất cao nên nhiều ngư dân vẫn sử dụng hình thức khai thác này. Do mức tiền phạt
hành chính quá nhỏ so với lợi nhuận thu được, nên các chủ tàu giã cào sẵn sàng
chịu phạt và chung chi cho một tàu làm nhiệm vụ cảnh báo… Có vẻ như chính quyền
địa phương đang bất lực để ngăn chặn. Mời xem clip của ANTV: https://www.facebook.com/antttthue/videos/409005462829442/
Mời đọc thêm: Cuộc
sống cần lao của ngư dân trên cửa biển Ba Lạt (PLVN). – Quảng
Ninh: Chìm tàu cá vỏ gỗ, 6 ngư dân được cứu sống (NĐT). – Bộ
đội Trường Sa hiến máu cứu ngư dân bị nạn trên biển (HQVN).
Sức khỏe của các lãnh đạo… mất tích
RFA có bài: Ban
bảo vệ sức khỏe trung ương và sức khỏe lãnh đạo. Mặc dù có cả “Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương”, nhưng
dường như ban này không thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cao cấp,
vì đôi khi có những trường hợp lăn đùng ra bệnh hoặc “chết đúng quy trình”, như
trường hợp Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ hay Trưởng ban Nội chính TW Nguyễn
Bá Thanh.
Ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc TT Minh Triết, nói về
sức khỏe của ông Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh như sau: “Cái này chưa biết
nó như thế nào, nên không thể nói theo dư luận hiện nay được, nhưng xung đột lợi
ích giữa các nhóm là rõ, âm mưu tiêu diệt lẫn nhau là có thật,
nhưng hai trường hợp này phải chờ thêm“.
TS Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến ở Đà Lạt
nhận định: “Nó có uẩn khúc thì họ mới phải giấu, chứ ốm đau bình thường
thì giấu làm gì. Có uẩn khúc họ hại nhau thế nào đó thì mới giấu. Tóm lại cái
chính thể lừa dân, họ cứ nói đoàn kết chứ trong nội bộ họ phân ly kinh khủng”.
VOA có bài: Trang
Trần Đại Quang nổi lên giữa ‘bão’ tin đồn. Nhà báo Huỳnh
Ngọc Chênh cho biết: “Tôi thấy mọi người ở trên Face [Facebook] đang rạo
rực về chuyện các lãnh đạo bị bệnh. Tôi gặp gỡ mọi người bên ngoài cũng bàn luận
cái chuyện này rất sôi nổi. Có cái gì đó nó không rõ ràng ở chỗ sức khỏe của
ông Trần Đại Quang. Dư luận đồn, ‘ông ấy như này, như kia’ thì ngã bệnh”.
Ai loại và ai sẽ bị loại?
Thủ
tướng: Cán bộ không chịu cải cách phải bị loại (TT). Thủ tướng Phúc khẳng định: “Không chuyển biến thì cần có
chế tài thực hiện. Cho nên, cục trưởng, vụ trưởng nào nói ‘anh cứ cải cách đi’
còn bản thân không chịu cải cách thì cán bộ đó phải đưa ra khỏi bộ máy nhà nước”.
Nhưng mà các lãnh đạo cao cấp như Thủ tướng, Tổng Bí
thư… không chịu cải cách, thay đổi thể chế đã rệu rã này, thì ai sẽ loại họ ra
khỏi bộ máy điều hành này đây, thưa Thủ tướng? Ở những nước dân chủ, người dân
bầu trực tiếp lãnh đạo, họ là những người loại bỏ các lãnh đạo hàng đầu, còn xứ
ta, vẫn cái cảnh “đảng cử, dân bầu”, làm sao dân loại lãnh đạo ra khỏi bộ máy
nhà nước?
Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
Tác giả Hiếu Bá Linh có bài tổng hợp: Đội
đặc nhiệm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang bị truy nã khắp Liên minh châu Âu (EU). Bài báo cho biết, “có lẽ không phải tất cả những thành viên của đội
đặc nhiệm này đã về lại Việt Nam, có thể vẫn còn lẫn trốn trên nước Đức hoặc ở
các nước châu Âu. Theo nguồn tin riêng của nhật báo Süddeutsche Zeitung, thì những
thành viên của đội đặc nhiệm đang bị truy nã ráo riết ở khắp các nước thuộc
Liên Minh châu Âu (EU)”.
RFI có bài: Uy
tín quốc tế của Việt Nam còn gì sau vụ Trịnh Xuân Thanh? Nhà báo Helen Clark thuộc trang mạng của viện nghiên cứu Úc, cho
rằng, “vụ này không chỉ gây sứt mẻ trong quan hệ song phương Việt – Đức, mà
còn “phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam.”
Không những vậy, vụ bê bối gián điệp này còn có thể “Để mất người bạn tốt nhất
tại châu Âu” và là dịp “để giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc“.
Nhà báo Bùi Tín có bài: Thời
hội nhập, nghĩa vụ phải gắn với quyền lợi. “Tình
hình căng, rồi có thể phía CHLB Đức đóng cửa Sứ quán Việt Nam ở Berlin, một kiểu
tạm ngừng quan hệ ngoại giao. Sứ quán Đức ở Hà Nội cũng có thể tạm thời đóng cửa.
Quan hệ 2 nước bị đóng băng. Các khoản viện trợ, các hiệp định buôn bán song
phương có thể bị ngừng, treo lại hoặc xóa bỏ…”
Trang web
Chính phủ cho biết: Chiều 16/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Wolfgang Manig, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu
Âu (EU) tại Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, “để
trao đổi hoạt động xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam“.
Bài báo không cho biết nội dung cụ thể cuộc trao đổi
của ông Phúc với đại diện ĐSQ Đức hay liên minh châu Âu, mà chỉ thấy “đánh giá
cao” các mối quan hệ.
Thương vụ Mobifone – AVG
Báo Nhà quản lý có bài: Tổng
giám đốc Tô Hải khẳng định VCSC không phải là đơn vị tư vấn thương vụ Mobifone
mua 95% cổ phần AVG, mà chính là Công ty TNHH chứng
khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS).
Ông Tô Hải, Tổng giám đốc VCSC có văn bản khẳng định:
“Chúng tôi khẳng định VCSC không phải là đơn vị tư vấn trong thương vụ
Mobifone mua AVG, và chúng tôi không có bất cứ thỏa thuận nào hoặc hợp đồng nào
được ký kết với Mobifone hay AVG liên quan đến thương vụ Mobifone mua AVG“.
Xin nhắc lại một thông tin quan trọng, đến
nay vẫn chưa được làm rõ: “Chính ông Tô
Lâm là người ký phê duyệt mức giá mua bán AVG từ phía Bộ Công An trong khi Bộ
Công An ký phê duyệt mức giá mua bán trong việc này là không đúng chức năng,
còn ông Trương Minh Tuấn là người ký phê duyệt mức giá mua bán AVG từ phía Bộ
Thông tin Truyền thông“.
Mời xem lại: Đại
án tham nhũng Mobifone mua AVG: Việc công bố kết luận thanh tra còn chậm đến
bao giờ, thưa Tổng Bí thư và Thủ tướng, kỳ 22
và các
kỳ trước.
Tin liên quan: Mobifone có Chủ tịch
mới, là ông Nguyễn Mạnh Thắng, Hội đồng thành viên Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Người ký quyết định là Bộ trưởng Bộ 4T
Trương Minh Tuấn.
Vụ bà Hồ Thị Kim Thoa
Trang web
Chính phủ cho biết: Ngày 16/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã có văn bản miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công thương đối với bà
Hồ Thị Kim Thoa. Còn nhiệm vụ sau đó của bà Thoa sẽ do Bộ Công thương phân
công.
Liên quan đến vụ việc này, VOV có bài nêu ý kiến của
một số người dân sống trên địa bàn TH. Hà nội, cho rằng: “Xử
lý cán bộ tới cấp Thứ trưởng đã củng cố thêm niềm tin của dân“. Trước đó, ngày 8/8, Ban Bí thư đã quyết định “miễn nhiệm chức
vụ Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ Công thương và đề nghị Thủ tướng Chính phủ miễn
nhiệm chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với bà Hồ Thị Kim Thoa“.
Mời đọc thêm: Bà Hồ Thị Kim Thoa bị
miễn nhiệm chức thứ trưởng (BBC).
– Từ
Xuân Thanh đến Trầm Bê, Kim Thoa(VOA). – Thứ
trưởng Công thương bị miễm nhiệm sẽ được phân việc việc mới (RFA).
Con quan rồi lại làm quan
Báo Zing cho biết: Ông
Nguyễn Bá Cảnh làm Phó ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng. Ông Nguyễn Bá Cảnh sinh năm 1983, là con trai của ông Nguyễn Bá
Thanh, cựu trưởng Ban Nội chính Trung ương, cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Được biết, ông Cảnh từng học Đại học Kinh tế Đà Nẵng
và đi du học ở Anh. Sau khi học xong, ông về nước giữ chức Phó bí thư Thường trực
Thành đoàn từ năm 2011. Trước khi được điều về làm Phó ban dân vận, ông là
Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng.
Có sự tương đồng giữa ông Cảnh và ông Nguyễn Minh
Triết, con trai út cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Triết, sinh năm 1988, du
học ở Anh 7 năm thì về Việt Nam. Ngày 22/11/2014, ông Triết được “bầu”
chức Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định. Chưa đầy 1 năm sau, ông
Triết được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
Bình Định, nhiệm kỳ 2015-2020.
Cũng tin liên quan đến nhân sự Đà Nẵng, báo Dân Trí
có bài: Đà
Nẵng trả gấp 280 lần mức lương cơ sở để thu hút người tài. Ngoài ra, đối với những trường hợp khó khăn và có nhu cầu về nhà ở, sẽ
“được xem xét cho thuê nhà chung cư của thành phố hoặc hỗ trợ vốn vay ưu đãi
trong thời gian 10 -15 năm để mua nhà ở xã hội“.
Bất cập trạm thu phí BOT
Báo Thanh Niên có bài: Sẽ
miễn, giảm phí cho xe qua trạm BOT Cai Lậy. Phương án cuối cùng là giảm cho tất cả các loại xe qua trạm theo 5
nhóm. Mức giảm lần lượt từ 10, 15, 20, 30 đến 40 ngàn đồng/lượt cho mỗi nhóm
xe. Bên cạnh việc giảm này, Bộ Giao thông lại cho phép Nhà đầu tư tăng thời
gian thu vé tại đây.
Nhà báo Huy Đức cho biết: BOT
và Liên minh Nguyễn Tấn Dũng – Đinh La Thăng – Bắc Hà. Ông Huy Đức viết “Tại sao lại miễn, giảm phí qua trạm thu phí Cai Lậy
vì cái sai ở đây là vị trí đặt trạm chứ không phải là mức phí… BOT là đầu tư để
cho người dân có thêm lựa chọn chứ đâu phải là chặn cửa, đơm đó, buộc mọi người
dân dù đi đường cũ hay đường mới đều phải trả tiền cho nhà đầu tư“.
Huy Đức cho biết thêm: “300 nghìn tỷ đã được ném
vào BOT, trong nhiệm kỳ Bộ trưởng của Đinh La Thăng, mà chỉ cần kiểm toán của Hồ
Đức Phớc – người kéo Đinh La Thăng vào BCT bằng cửa ngách – cũng đã phát hiện
ra số tiền thực đầu tư nhỏ hơn con số khai báo rất nhiều. Tác giả của con số
300 nghìn tỷ này là liên minh ma quỷ: Nguyễn Tấn Dũng – Đinh La Thăng – Bắc Hà“.
Luật khoa TC có bài: Chống
nạn thu phí ở BOT Cai Lậy – mẫu mực về phản kháng dân sự phi bạo lực. Bài viết nhận định: Những người lái xe dùng tiền lẻ đóng phí
đã “mang đến cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời về phản kháng dân
sự phi bạo lực, ‘hay lắm, đẹp lắm, có thể viết thành sách’.”
VOA có clip: Các
dự án giao thông BOT ở Việt Nam có mờ ám?
Mời đọc thêm: Nới
tay siết cổ dân (FB TB/ TD). – BOT
Cai Lậy: giảm phí vẫn bị phản đối (VOA).
– Chuẩn
bị 13 kg tiền lẻ để mua vé BOT Cai Lậy (Zing).
– Giải
pháp cho điểm nóng BOT Cai Lậy (TT). – Lý
do quyết tâm không di dời trạm thu phí (FB
PLVC). Quy định trạm BOT
cách nhau 70km ở đâu ra? (TT). – Từ
“chuyện đã rồi” đến Cách mạng Tiền Lẻ? (TD).
– Thay
đổi thu phí ở Cai Lậy: ‘Ít hơn nhưng lâu hơn’ (BBC). – Từ vụ BOT Cai Lậy, cần
minh bạch thông tin (TT).
Đói rách lắm rồi…
Việc Bộ Tài chính muốn tăng thuế giá trị gia tăng
(GTGT) từ 10% lên 12% vì cho rằng, thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công
cao, đang gặp nhiều phản ứng của dư luận. Báo VietNamNet có bài: Tăng
thuế giá trị gia tăng lên 12%: Hàng triệu người bị ảnh hưởng. “Hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ
việc tăng mức thuế GTGT này“.
Lấy lý do là đã tham khảo “kinh nghiệm quốc tế”
và “số lượng quốc gia áp dụng thuế VAT/thuế hàng hoá và dịch vụ ngày càng
tăng“, Bộ Tài chính cho rằng: “Thuế
VAT 10% chưa phù hợp với thông lệ quốc tế”.
TS Nguyễn Đức Thành nhận xét: “Khi một nhà hùng biện đang đói gần chết thì
mọi lý luận siêu hình học hay luân lý học trong bài diễn thuyết hùng hồn của
ông đều liên quan đến đặc điểm kỳ diệu của cơm“.
LS
Trần Vũ Hải cho rằng: “Việc Bộ Tài chính hết tham mưu
tăng thuế… cho thấy Ngân Sách Việt nam đang cạn kiệt thế nào. Những động thái
này đè nặng lên vai dân và doanh nghiệp! Người dân và doanh nghiệp có thể chấp
nhận chia sẻ gánh nợ công, nhưng sức chịu đựng của họ có hạn“.
Nhà
báo Bạch Hoàn viết: “Kiểm soát chi tiêu ngân sách mới là
cái gốc của vấn đề. Cái gốc không thay đổi, thì có tăng thu bao nhiêu cũng vậy,
kết quả vẫn là thất thoát, lãng phí và nguy cơ mất an toàn tài chính quốc gia…
Khi đói, chẳng biết được người ta sẽ làm những gì đâu“.
Mời đọc thêm: Thuế
tài sản sẽ được áp dụng tại Việt Nam?(RFA).
– Bộ
Tài chính đề xuất tăng thuế TNCN từ 10% lên 30% với người trúng xổ số Vietlott (VTC).
Cưỡng chế khắp nơi
RFA đăng video clip cho biết: Sáng 16/08/2017, hàng
chục cảnh sát cơ động bắn quả nổ, lựu đạn cay để đối đầu với người dân làng
Ngò, Thái Nguyên phản đối mỏ than Khánh Hòa.
Tháng 9/2016, báo Tài nguyên Môi trường đã có
bài: Dân
khốn khổ vì Cty than Khánh Hòa tự nắn đường, nắn suối. Người dân ở đây cho biết, họ “rất bức xúc về việc Công ty TNHH MTV
than Khánh Hòa liên tục nắn suối, nắn đường liên xã để mở rộng mỏ than và bãi đổ
thải, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông nghiêm trọng”.
Báo Tiền Phong đưa tin, tại Hoàng Mai, Hà Nội, khi
cơ quan chức năng quận tiến hành “cưỡng chế”, yêu cầu 17 hộ dân nằm trong đất dự
án khu đô thị Thịnh Liệt di dời, nhưng một số hộ dân đã phản đối bằng
cách dùng
xăng đổ ra nhà và hắt vào người cán bộ làm
nhiệm vụ.
Ủi mộ vợ vua Tự Đức, do không thấy
Báo Tuổi Trẻ có bài: Vụ
mộ vợ vua Tự Đức: bị san ủi do không nhìn thấy mộ! Thượng tá Võ Văn Sáu, phó trưởng Công an TP Huế, nói: “Về mặt
khách quan, có thể Công ty Chuỗi Giá Trị đã không nhìn thấy ngôi mộ khi tiến
hành san ủi bãi đất do cây cối quá rậm rạp. Tuy nhiên chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục
tiến hành điều tra và có văn bản trả lời kết quả cho nguyên đơn trời thời gian
sớm nhất“.
Vụ Formosa: Còn tư cách đâu mà xóa?
Về sự cố môi trường do Formosa gây ra, báo Tuổi Trẻ
có bài: Kỷ
luật 4 nguyên lãnh đạo vi phạm liên quan vụ Formosa. Những người bị xóa tư cách dù chẳng còn chút tư cách nào, đó là: cựu thứ
trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Thái Lai và Bùi Cách Tuyến, cựu chủ tịch UBND tỉnh Hà
Tĩnh Võ Kim Cự, ngoài ra ông Nguyễn Minh Quang, cựu Bộ trưởng TN-MT cũng bị cảnh
cáo.
Bốn gương mặt mốc: Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thái
Lai, Bùi Cách Tuyến và Võ Kim Cự (theo chiều kim đồng hồ) cùng nhận kỷ luật
liên quan sai phạm của Formosa. Ảnh: báo TT
Nhà
báo Bạch Hoàn viết: “Hôm nay, võ kim cự bị xoá tư cách
nguyên chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh. Hỏi khắp thế gian này, có hình phạt nào lại
gây cười nhiều đến vậy hay không? Hỏi khắp thế gian này, có nơi nào dùng hình
thức kỉ luật sáng tạo đến vậy hay không?”
Nhà báo Dương Phong: Còn
những cái tên nào ở Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm với Formosa Hà Tĩnh? “Như vậy ông Cự đã hết các chức nguyên, còn ông Hồ Anh Tuấn
nguyên trưởng ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh nữa đang chờ Hà Tĩnh công bố. Các
ông Lê Đình Sơn, Đặng Quốc Khánh, Dương Tất Thắng, Nguyễn Nhật thì khi nào tổ
chức kiểm điểm sâu sắc?”
Mời đọc thêm: Ông Võ Kim Cự tiếp tục
bị ‘xóa tư cách’(BBC). – Việt
Nam kỷ luật viên chức cao cấp như phạt quý tộc thời trung cổ (NV/ TD). – Chính
phủ VN kỷ luật 4 lãnh đạo liên quan thảm họa Formosa (RFA). – Xóa
tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai (PLTP). – Nghề
dễ chết: bảo vệ môi trường (TT).
Nhiệt điện Vĩnh Tân: đưa ô nhiễm từ dưới
biển lên bờ
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Không
cho nhận chìm chất nạo vét của nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng phê chuẩn đề nghị của Bộ Tài Nguyên-Môi
Trường: Không cho đổ một triệu khối bùn xuống biển, mà chuyển từ biển lên bờ, “thay
vào đó sử dụng để san lấp khu vực lấn biển tại cảng tổng hợp Vĩnh Tân gần đó“.
Báo Người Việt có bài: Vụ
Nhiệt điện Vĩnh Tân: Không đổ bùn xuống biển, đưa ô nhiễm lên bờ. “Ô nhiễm biển hay ô nhiễm trên đất liền đều là ô nhiễm. Ðường nào
thì môi sinh, môi trường sống cũng bị hủy diệt nhưng sẽ không có cá nhân nào trong
nhóm chủ trương phát triển các nhà máy đốt than để phát điện trên toàn Việt Nam
phải chịu trách nhiệm“.
Giao thông ba miền Bắc -Trung – Nam
Báo Zing có bài: Hà
Nội cần 3 tỷ USD để khép kín các đường vành đai 2.5, 3.5 và 4. Lần này, Hà Nội lại vẫn dùng chiêu đề xuất chính phủ
xin “cơ chế đặc thù” để triển khai dự án trên, đồng thời dùng quỹ đất tại địa
bàn quận Cầu Giấy, 32 ha thuộc Khu đô thị Hồ Tây, Hà Nội, huyện Đông Anh, Gia
Lâm và các địa bàn có dự án đi qua… làm thanh toán đối ứng.
Mời độc giả xem những hình ảnh được giới thiệu là
“lung linh” của Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông tại Facebook Hanoi
Metro:
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: FB
Hanoi Metro
Báo Tiền Phong có bài: Metro
Sài Gòn nợ như chúa chổm. Nợ đến mức
mà Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phải tạm ứng 500 tỷ đồng vốn
ngân sách để trả nợ cho các nhà thầu thi công tuyến metro số 1, nhằm tránh “nguy
cơ lãn công“, nhưng số tiền trên “chỉ như muối bỏ biển“.
Ối trời: “Đánh giá về nguyên nhân đội vốn, Ban quản
lý đường sắt đô thị TP HCM cho rằng do chủ đầu tư, các tư vấn lập dự án và tư vấn
thẩm tra trong nước chưa có kinh nghiệm, dẫn đến việc tính toán chưa sát thực tế“.
Tiến sĩ đạo văn
Báo GDVN có bài: Tiến sĩ chép luận văn
Thạc sĩ thành đề tài nghiên cứu khoa học. Đó là Tiến
sĩ H.Đ.T, “một lãnh đạo” của khoa Vật lý thuộc Trường Đại học Sư
phạm thành phố, bị ông Phạm Thế Dân tố “đã dùng luận văn Thạc sĩ của mình
‘biến’ thành một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở“.
Đạo văn là vấn
nạn ở xứ này từ lâu, có điều, đã lỡ trót thần tượng rồi, không
muốn công khai ra thôi. Hề hề…
Nhân vật gây tranh cãi
VOA có bài của blogger Lê Anh Hùng: Hồ
Chí Minh dưới góc nhìn của một cựu phiên dịch thân cận. Bài viết ghi lại ý kiến của Đại tá Đoàn Sự, là người phiên dịch tiếng
Trung thân cận của ông Hồ. Ông Sự cho biết, ông Hồ đã từng nói: “Tôi là người,
chứ tôi không phải là ông thánh. Tôi có nhu cầu tất cả mọi thứ. Khi ra ngoài
tôi ở đâu tôi cũng có người yêu cả”.
Chưa thể kiểm chứng thông tin trên, nhưng những đoạn
video clip dưới đây thì… miễn bàn! Đây là clip ông Hồ sang Bắc Kinh năm 1955, cảm
ơn sự giúp đỡ của Trung Quốc: https://www.facebook.com/lsvnqa/videos/1209959869049516/
Ông Hồ đi thăm hữu nghị Ba Lan, năm 1957: https://www.facebook.com/lsvnqa/videos/1665689363476562/
Một bài khác của blogger Lê Anh Hùng trên VOA: ‘HCM Sinh Bình Khảo’ là ‘ý đồ xấu’ của Trung Quốc. “Đây
là âm mưu của cả Trung Quốc lẫn ban lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc thì rõ ràng rồi.
Lãnh đạo Việt Nam thì muốn trên không gian mạng, công chúng cứ cãi nhau về một
chuyện vớ vẩn, vô bổ, một chuyện không có thật, làm mất thời gian và gây chia rẽ”.
Mời độc giả nghe cuộc trò chuyện giữa Đại tá Đoàn Sự
và nhà báo Lê Anh Hùng về ông Hồ Chí Minh: https://www.youtube.com/watch?v=2B4j2xGoAss
Phản bác phúc trình Tự do Tôn giáo
Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra phúc trình Tự do tôn
giáo tố cáo VN hạn chế các nhóm chưa được công nhận,
RFA dẫn tin từ TTX Việt Nam, nói rằng: Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ
cần tôn trọng sự thật về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, và rằng bản
phúc trình mặc dù có ghi nhận một số tiến bộ, nhưng vẫn giữ những luận điểm bị
cho là “cũ, lối mòn cùng những đánh giá không dựa trên thực tế” của Việt
Nam.
Tin
Quốc Tế
Cựu Tổng thống Obama lên tiếng về phân
biệt sắc tộc
Sau ba tuần im lặng, kể từ khi lên tiếng chia sẻ căn
bệnh ung thư của TNS John McCain hôm 20/7, ngày 13/8, cựu TT Obama đã lên tiếng
trên Twitter sau vụ biểu tình đẫm máu xảy ra ở Virginia cuối tuần
qua. Báo Washington Post đưa tin, cái tweet của ông Obama
đã được nhiều người thích nhất trong lịch sử Twitter.
Ông
Obama viết: “Không ai sinh ra đã biết thù ghét người khác bởi vì màu
da, gốc gác, hay tôn giáo của họ…” Hiện tweet này có gần 4 triệu lượt thích
và gần 1,5 triệu lượt tweet lại. Ông
Obama viết tiếp: “Người ta phải học mới biết thù ghét, và nếu họ có
thể học để thù ghét, thì họ cũng có thể được dạy để yêu thương“. Ông còn dẫn
chứng câu nói của TT Nelson Mandela: “Về tình yêu
thương, nó đến tự nhiên trong trái tim con người hơn là ngược lại [sự
thù ghét]”.
Mời đọc thêm: Obama lên Twitter chống phân biệt sắc tộc(VOA).
Trump: ‘hai bên cùng có lỗi’
Sau vụ biểu tình gây chết người của những nhóm cánh
hữu cực đoan ủng hộ TT Trump, sau khi các chính trị gia Mỹ và người dân lên tiếng,
ông Trump buộc lòng phải lên tiếng, gọi đích danh nhóm KKK, nhóm Tân Phát xít
và lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Nhưng sau đó Trump lại cho rằng, Trong vụ
Charlottesville, ‘hai bên cùng có lỗi’. Trump phát biểu: “Có một
nhóm ở bên này và một nhóm ở bên kia… Họ tấn công nhau bằng dùi cui. Thật là
tồi tệ, thật là khủng khiếp. Tôi nghĩ cả hai bên cùng có lỗi. Tôi không nghi
ngờ gì về điều đó“.
Ngay lập tức Trump nhận sự phản đối từ những người
cùng đảng Cộng Hòa với ông. Cựu ứng viên tổng thống Mitt Romney, đảng Cộng
Hòa, đáp trả trên Twitter: “Không, không giống nhau. Một bên là phân biệt chủng
tộc, niềm tin mù quáng, Đức Quốc xã. Bên kia phản đối chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc và sự cuồng tín. Khác nhau một trời về mặt đạo đức“.
Chủ
tịch Hạ viện Paul Ryan, đảng Cộng Hòa cũng đã phản bác Trump trên Twitter:
“Chúng ta phải rõ ràng. Thượng
tôn sắc tộc da trắng là điều ghê tởm. Niềm tin mù quáng này chống lại
tất cả đất nước này. Không thể có sự mơ hồ về đạo đức“.
Mời đọc thêm: Bạo động tại Charlotesville : Trump lại khẳng định : « Lỗi ở
hai bên » (RFI).
Giải tán Hội đồng Cố vấn, Trump là ‘người
hùng cô đơn’
VOA có bài: 7 CEO từ chức, Trump giải tán Hội đồng Cố vấn Thương mại.
Những ứng xử của Trump sau vụ bạo động chết người diễn ra ở Virginia vừa qua,
đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ nhiều nhóm người, trong đó có các Giám đốc Điều
hành các ngành công nghiệp hàng đầu nước Mỹ, thuộc Hội đồng Cố vấn Thương mại của
Trump.
Hiện đã có ít nhất bảy Giám đốc Điều hành thông báo từ chức, rút lui khỏi
hội đồng này vì những lời phát biểu của Trump. Mới đây, Trump cũng đã viết trên Twitter, thông báo ông ta giải
tán luôn Hội đồng này. Mời đọc thêm: Bị phản đối, TT Trump
giải tán 2 hội đồng cố vấn (NV).
Tác giả Thạch Đạt Lang có bài viết riêng cho Tiếng
Dân hôm qua: Donald Trump, người hùng cô đơn. Nhà báo Bùi Tín
cũng có bài trên blog VOA: Sự cô đơn nguy hiểm của ông Trump.
Bắc Hàn hoãn binh
VOA đưa tin: Trump hoan nghênh Bắc Triều Tiên ‘hoãn binh’. TT
Trump hoan nghênh Kim Jong Un, lãnh tụ Bắc Hàn không bắn tên lữa vào đảo Guam,
là quyết định ‘khôn ngoan’. Trump viết trên Twitter: “Kim Jong Un của Bắc
Triều Tiên đã có quyết định rất khôn ngoan và hợp tình hợp lý. Quyết định ngược
lại sẽ đầy tai ương và không thể chấp nhận!“.
Cũng tin VOA: Mỹ kêu gọi Châu Mỹ Latin cô lập Bắc Triều Tiên. “Phó
Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 16/8 kêu gọi Brazil, Peru, Chile, và Mexico cắt đứt
quan hệ với Bắc Triều Tiên, đồng thời nói thêm rằng ‘mọi phương án’ đang được
tính tới với quốc gia cộng sản ở Châu Á này“.
Mời đọc thêm: TQ cấm
nhập khẩu sắt, than và hải sản từ Bắc Hàn (BBC). – Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỹ vẫn sẵn sàng đối thoại (RFI).
*
*
Bài
Mới Nhất
No comments:
Post a Comment