Tin
trong nước
Tin Biển Đông
Báo Biên Phòng đưa tin: Ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài uy hiếp trên vùng biển
Hoàng Sa. Vẫn là con tàu ôn dịch của bọn hải giám Trung Quốc, số
hiệu 46106, đã đâm chìm tàu cá QNg- 90289 TS, ngày 7/8, đến ngày 12-8,
nó tiếp tục “sử dụng 2 ca nô, cùng 6 nhân viên mặc sắc phục có trang bị vũ
khí và công cụ hỗ trợ tấn công khống chế” tàu cá QNg 90513 của ngư dân Phan
Minh, cùng 11 ngư dân trên tàu.
Con tàu ôn dịch của Trung Quốc, số hiệu 46106,
chuyên tấn công tàu đánh cá của ngư dân VN. Ảnh: báo DV.
Bài báo cho biết: “Sau khi khống chế ngư dân về
phía mũi tàu, số nhân viên trên ca nô chặt toàn bộ dây hơi, phá hỏng 1 thuyền
thúng, dụng cụ dự trữ nước ngọt, nhiên liệu, 6 hầm bảo quản cá; một số nhân
viên trên tàu nước ngoài sử dụng hóa chất đổ vào thực phẩm dự trữ và hải sản của
ngư dân Việt Nam.
Chưa dùng lại ở hành động đập phá, nhân viên trên
tàu 46106 tiếp tục tháo gỡ và lấy thiết bị trên tàu của ngư dân gồm 4 máy dò cá
và máy định vị, 1 máy bộ đàm, 8 bộ đồ lặn, 15 đèn pin. Không còn ngư lưới cụ,
lương thực, thực phẩm và thiết bị khai thác hải sản, ngư dân Phan Minh cùng
thuyền viên phải quay về bờ“.
Toàn bộ bài báo Biên Phòng không có từ nào gọi đúng
tên của nó là tàu hải giám Trung Quốc, mà chỉ dám gọi nó là “tàu nước ngoài”.
Biên Phòng có nhiệm vụ bảo vệ dân, nhưng gặp giặc đã không dám gọi tên, thì bảo
vệ dân cái nỗi gì?
BBC có bài: Những ‘căn cứ ‘ nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công? Trong
48 cơ sở trên 27 đảo mà VN hiện có ở Trường Sa, đa số không nằm trên các hòn đảo,
mà chúng được dựng nổi trên bãi ngầm và các rặng đá. Do vậy, các cơ sở này rất dễ
bị tấn công trong khi khả năng phòng ngự hoặc nhận đồ tiếp tế ở tại đó rất hạn
chế.
Có lẽ vì thế, nên VN buộc phải cho công ty khai thác
dầu khí Repsol rút lui khỏi bãi Tư Chính, khi Trung Quốc “đe dọa sẽ tấn công
các căn cứ của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm
dò” chăng?
Báo ABS-CBN của Philippines đưa tin về sự hiện diện của Trung Quốc ở đảo Thị Tứ. Ông Gary
Alejano, dân biểu Philippines cho biết tại buổi họp báo, rằng ông nhận được
thông tin từ các nguồn quân đội, nói rằng, 3 ngày trước, Trung Quốc đã triển khai 5 tàu (gồm 2 tàu khu trục,
một tàu tuần duyên và 2 tàu đánh cá lớn), cùng với hải quân TQ đến khu vực từ
1-3 hải lý về phía bắc đảo Thị Tứ.
Dân biểu Gary Alejano yêu cầu chính quyền
Philippines xử lý sự kiện nói trên một cách nghiêm túc, bằng cách gởi công hàm
ngoại giao phản đối Trung Quốc đúng tầm, cũng như buộc Trung Quốc phải rút những
con tàu kia ra khỏi khu vực đảo Thị Tứ.
Mời đọc thêm: Tàu Trung Quốc xuất hiện gần đảo Thị Tứ, Phi lo ngại ý đồ Bắc
Kinh (VOA). – Biển Đông: Tàu chiến và dân quân biển Trung Quốc đến sát đảo
Thị Tứ (RFI). – Tàu
chiến Trung Quốc áp sát đảo Thị Tứ ở Trường Sa(TN).
Thêm tin về Biển Đông: Trung Quốc cam kết không chiếm thêm thực thể ở Biển Đông (RFA).
– Philippines: Trung Quốc nhất trí không mở rộng các thực thể
trên Biển Đông(DT).
“Quyền lực tuyệt đối, tha hóa tuyệt đối”
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có bài: Chân dung quyền lực… Cộng Sản. Ông Chênh viết, “thể
chế độc tài toàn trị cộng sản tập trung mọi quyền lực vào đảng, nhưng thực chất
là tập trung quyền lực vào một kẻ đứng đầu. Kẻ đó lợi dụng cả một bộ máy đảng
và nhà nước khổng lồ để thực hiện những ý đồ cá nhân thường là rất điên cuồng của
mình cho đến khi chết hoặc bị hạ bệ“.
Ông Chênh kết luận: “Dù sao cũng chúc mừng ông
có được quyền lực cộng sản tuyệt đối. Ông thì mừng rồi, nhưng nhân dân có mừng
không lại là chuyện khác. Câu trả lời nằm trong cái chân dung quyền lực mà ông
sẽ thể hiện ra ngay sau đây“.
Facebooker
Lê Trọng Vũ nhận xét: “Không có tư pháp độc lập và thiếu vắng một
nền báo chí tự do, bộ tiêu chuẩn cán bộ cao cấp mà ông TBT mới ký chẳng ích gì
khi tham nhũng giờ đã len lỏi mọi ngóc ngách của hệ thống. Hình ảnh ông Trọng
tăng cường kỷ luật đảng qua vỏ bọc đức trị là hình ảnh ông lái
đò già đang loay hoay cố tìm cách bịt những lỗ thủng trên con tàu đang ngày một
chìm dần“.
Nhà báo Huy Đức có bài: Chính
trị và kỹ trị. Ông Huy Đức tiết lộ về bộ trưởng 4T, “một kẻ thô lỗ,
ăn không nên đọi, nói không nên lời; làm trưởng phòng bảo vệ ở một cơ quan báo
chí đã là quá đáng, bỗng nhiên trở thành Bộ trưởng có quyền cấp thẻ, rút thẻ của
mình. Trương Minh Tuấn nếu không vượt thẩm quyền, ký quyết định cho MobiFone đi
vay 8.900 tỷ mua một cơ sở hạ tầng truyền hình trị giá tối đa là 300 tỷ, liệu
có thể có tiền, có cái ghế UVTƯ, bộ trưởng?”
Ông cho rằng, “quy định mới của Bộ Chính trị về
“tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ”,… vẫn chưa nhìn thấy cái gốc của
vấn đề và đặt các nỗ lực cải cách trên những nguyên lý chính trị căn bản nhất“.
Về chuyện cụ Tổng ký ban hành quy định, Ủy viên Bộ
Chính trị phải tuyệt đối không tham vọng quyền lực, BBC có bài: Lãnh đạo
VN phải ‘không cơ hội, vụ lợi‘. Một số Facebooker tự nhận họ “không có
tham vọng quyền lực”, liệu họ có thể vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hay Ban Chấp
hành Trung ương được không, thưa ngài Tổng Bí thư?
Facebook Nguyễn Thông bình luận: “Cái ông cố nội
già hoắc khú đế, đức trị không ra đức trị, pháp trị không ra pháp trị, cứ lung
tung lộn xộn, lộn tùng phèo, chả ra làm sao. Con người ta phải có tham vọng về
cái gì đó. Làm lãnh đạo tức là đã tham vọng quyền lực mẹ nó rồi, lại bảo không
được tham vọng quyền lực là cái đếch gì. Chỉ cần làm trưởng thôn cũng thích tí
quyền tí lực rồi, bố ạ“.
Facebooker
Nguyễn Thị Bích Ngà viết: “Nếu mình là UVBCT, mình sẽ uất mà chết,
chết hàng loạt, vì đã vừa không có miếng quyền lực nào vừa bị Trọng bĩ, nhục
không biết để đâu cho hết, chết phức cho rồi!”
VTC có bài phỏng vấn ông Nhị Lê, Phó Tổng biên
tập Tạp chí Cộng sản, cho biết: Tham nhũng quyền lực, chức vụ là “tham nhũng
khủng khiếp“, tham nhũng về lòng tin “sẽ đưa đất nước đến chỗ sụp đổ…”
“Ngộ nhận quyền lực”
VOV có bài nêu ý kiến cựu ĐBQH Nguyễn Sỹ Dũng: “Dân bầu ra cán bộ để phục vụ chứ không phải để cai trị”.
Liên quan đến việc cán bộ xã tại một số địa phương đã tự ý “phê” vào lý lịch của
công dân, ông Dũng nhận xét: “Theo tôi, ở đây có một sự lạm quyền, các
cán bộ này đang tự cho mình quyền nhận xét, đánh giá người dân”.
Ngoài ra, cán bộ công chức còn thể hiện sự yếu
kém về chuyên môn, không nắm được luật, cộng với thói quen “cửa quyền”, “ảo tưởng
quyền lực”, coi thường dân. Ông Nguyễn Sỹ Dũng cũng cho rằng, “cán bộ
được người dân bầu ra, đóng góp kinh phí để họ phục vụ người dân chứ không phải
để cai trị dân”.
Về chủ tịch nước, “văn kỳ thanh bất kiến
kỳ hình”
VOV đưa tin, ngày 14/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện mừng tới
Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In nhân dịp quốc khánh nước này 15/8. Nhưng bản tin
của VOV chỉ hơn 100 từ, không có được tấm ảnh ông Trần Đại Quang.
Trước đó nhà báo Huy Đức cho biết, ông Quang phải đi chữa
bệnh từ tối ngày 25/7. Từ đó đến nay không thấy ông xuất hiện, chỉ thấy ông núp
phía sau sân khấu, lâu lâu phát ra vài tiếng qua mấy cái loa báo, đài nhà nước. Facebooker Hoàng Dũng cho biết: “Phó CTN Thịnh
tiếp khách thay CTN trong khi tin đồn ông Quang rời Nhật sang Pháp“.
Ôi, chẳng
lẽ hai câu đối mà cụ Nguyễn Khắc Mai nhắc tới hồi năm ngoái, lại linh ứng
đến thế sao: “Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt/ Trọng ngân bạc
phúc, sản tất vong”? (秉 燭 無 明 光 自 滅/ 重 銀 薄 福 產 必 亡)
Bắt chước, để đưa cả nước… xuống hố!
Nhà báo Nguyễn Thông có loạt bài bắt chước (phần 1), nói về chuyện CSVN bắt chước đàn
anh Liên Xô, Trung Quốc, “dập khuôn y chang, cả tư tưởng quan điểm chính trị,
cung cách tổ chức, đường lối kinh tế, phương pháp giáo dục, cách cai trị dân,
thậm chí cả thói giả dối, sự tàn ác… Về mặt tổ chức bộ máy, khi các đàn anh
Liên Xô, Trung Quốc tổ chức nhà nước song trùng đảng-chính phủ, thì ông em cũng
ngoan ngoãn bê nguyên xi về. Từ bấy đến nay lúc nào dân Nam cũng được nghe cụm
từ ‘đảng và nhà nước’…”
Trong phần 2, bài ‘bắt chước’, tác giả viết về chuyện đổi tên
nước: “Tại kỳ họp quốc hội thống nhất đầu tiên đầu tháng 7.1976, dưới áp lực
của đảng cầm quyền, quốc hội đã nhanh nhảu ra nghị quyết đổi ngay tên nước
thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Anh cả Liên Xô đã mang tên cộng hòa
xã hội chủ nghĩa lâu rồi, giờ ta mới đặt vậy là khí muộn”.
Nhưng tai hại nhất chuyện bắt chước ‘cải cách ruộng
đất’: “Cuộc ‘cách mạng long trời lở đất’ ấy đã được nhập nguyên xi từ Trung
Quốc và Liên Xô. Sau này cũng có những người phân trần rằng trung ương không muốn
nhưng Trung Quốc và Liên Xô cứ ép phải làm“.
Vụ án Đỗ Đăng Dư
Báo Người Đưa Tin cho biết, sáng ngày 15/8, TAND TP
Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Vũ Văn Bình theo Điều 93, BLHS. Cùng ngày,
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Bình 14 năm 6 tháng tù, về tội giết người.
Báo này đưa tin, trước đó “bị can Vũ Văn Bình,
trong thời gian bị tạm giam tại trại tạm giam số 3 – Công an TP.Hà Nội, ngày
4/10/2015 đã có hành vi đánh bị can cùng buồng là Đỗ Đăng Dư khiến Dư tử vong.
TAND TP.Hà Nội đã đưa ra xét xử và tuyên phạt Vũ Văn Bình 10 năm tù về tội Cố ý
gây thương tích“.
LS Ngô Ngọc Trai viết: “Đã gần hai năm kể từ
ngày xảy ra vụ án thiếu niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư bị đánh tử vong khi đang bị
giam, sự thật vẫn chưa được làm rõ, công lý vẫn chưa được thực hiện. Thực
sự là trước những vụ án như thế vậy, chứng kiến nhiều lẽ trái ngang, chứng kiến
thấy pháp luật bị thách thức, chứng kiến sự vô cảm của nhiều cán bộ ban ngành,
sự coi thường quyền lợi người dân và xem thường công lý“.
Bà Mai, mẹ Đỗ Đăng Dư. Ảnh: FB Ngô Ngọc Trai
Báo New York Times dẫn lời mẹ của Đỗ Đăng Dư, nói rằng:
“Hai tháng trước khi con tôi chết, nó vẫn khỏe mạnh. Làm thế nào mà nó lại bị
như thế được chứ?”. Gia đình anh Dư tin rằng, anh đã bị tra tấn cho đến chết.
Vào đồn công an, khi ra chỉ còn là cái
xác hoặc ngất ngư
Báo Đời Sống VN có bài: Nam thanh niên bị thương tích nặng sau khi trở về từ trụ sở
công an? Ông Trần Văn Dương kể rằng, đêm 10/8/2017, con trai ông
là anh Trần Anh Doanh, ở xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, bị công an xã này
nghi ngờ lấy trộm chiếc xe way, nên đã đến nhà bắt đi.
Qua lời kể của anh Doanh, ông Dương cho biết, con
ông đã bị công an dùng còng số 8 xích vào song cửa, 2 chân buông thõng xuống
treo lơ lửng. Một số viên công an dùng tay và giầy dép, đánh vào mang tai, ngực,
đầu, và dùng dùi cui cao su đánh vào người và chân. Cuộc tra tấn dã man này kéo
dài cho đến 1h sáng ngày 11/8/2017.
Bài báo viết: “Đến 8h sáng ngày 11/8, anh Doanh lại
bị treo lên song cửa, tiếp tục bị dùng dùi cui đánh vào bụng, hai mắt cá
chân… Dù bị ‘tra tấn’ đau đớn, nhưng do không lấy trộm chiếc xe nên con
trai ông Dương một mực phủ nhận và yêu cầu công an đi điều tra, xác minh lại chỗ
nơi anh này việc. Đến chiều 8/11, Công an thị xã Sơn Tây có xuống xác nhận nơi
anh Doanh làm việc, khi ra về công an đã thả anh Doanh về với gia đình“.
Và đây là hình ảnh anh Doanh sau khi rời đồn công
an:
Anh Trần Anh Doanh, nạn nhân mới nhất của vụ công an
bạo hành. Nguồn: Đời sống VN
LS Lê Văn Luân bình luận: “Những kẻ nhân danh luật
pháp và thực thi công vụ để hành xử bằng vũ lực với người bị tạm giữ, tạm giam
và kể cả những người bị ‘bắt giữ trái phép’ đều phải bị xử lý và xét xử bằng một
bản án nghiêm minh mới có thể hạn chế được tình trạng vô pháp và coi rẻ tính mạng
con người khi họ không may phải đứng trước sự nghi ngờ của những tâm trí hung
hãn này“.
Công an hay côn đồ?
Nhà hoạt động Sương Quỳnh cho biết,
hôm 15/8 công an khu vực có đưa thư mời làm việc, về việc bà “đưa thông
tin lên internet“. Tuy nhiên bà Quỳnh nói, bà sẽ từ chối ‘làm việc’ riêng với
công an, nhưng sẽ trả lời công khai việc bà ‘bị đánh’ sau khi dự tưởng niệm Lưu Hiểu Ba hôm
16/7.
Do có rất nhiều trường hợp người dân đến công
an phường làm việc theo giấy mời, rồi sau khi được công an phường trả về, họ chỉ
còn là cái xác, hoặc ở bị đánh đập đến tàn phế, nên bà Quỳnh tuyên bố, “hôm
nay tôi cũng xác định ngay và luôn là tôi không có ý định đến công an phường Thảo
Điền tự vẫn“.
Phúc trình Tự do Tôn giáo ở Việt Nam
RFA có bài: Tình hình tự do tôn giáo VN trong phúc trình mới của Mỹ.
“Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc biệt phần nói về Việt Nam, nêu những
vụ việc xảy ra cho các nhà truyền đạo và các tín hữu ở Việt Nam những năm qua,
từ tỉnh thành đến thôn quê, từ các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo,
Cao Đài, Hòa Hảo cho đến các tổ chức nhỏ như các nhóm Tin Lành ở vùng sâu vùng
xa, đang là đối tượng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cấm đoán“.
Clip của VOA cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố
phúc trình Tự do Tôn giáo Việt Nam năm 2016, trong đó nhấn mạnh rằng, “chính
quyền Hà Nội tiếp tục hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các nhóm tôn giáo chưa được
nhà nước công nhận“: Mỹ
công bố phúc trình Tự do Tôn giáo Việt Nam 2016
Mời đọc thêm: Gần
200 người Thượng bị trục xuất về Việt Nam (VOA/ TD). – Phúc trình Tự do Tôn giáo 2016 (VOA).
Chuẩn bị tăng giá điện!
Báo Infonet đưa tin: Từ ngày 15/8, EVN được tự điều chỉnh giá bán lẻ điện.
Người dân đã quá rành về sự “điều chỉnh” từ xưa đến nay rồi, chỉ có điều tăng
lên thôi, không có chuyện điều xuống.
Không riêng gì giá điện, mà giá cả của bất cứ mặt
hàng nào do nhà nước quản lý cũng vậy, hiếm khi có chuyện “điều chỉnh giảm“,
chỉ có tăng thôi. Và làm sao người dân có thể “phát hiện có sai sót trong kết
quả tính toán giá điện” để báo Bộ Công thương? Cho dù có phát hiện và báo,
cũng chẳng hy vọng gì vào cái bộ mang quá nhiều tai tiếng này!
“Bơm” tiền thêm từ sông Đà?
Thời báo Kinh tế Việt Nam có bài: Sẽ “bơm” thêm gần 700 nghìn tỷ cho nền kinh tế?,
tương đương với hơn 30 tỷ đôla. Mục đích của Chính phủ muốn đẩy nhanh tỷ lệ
tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 22% theo như dự tính từ đầu năm.
Nhưng theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc
gia, thì 7 tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng khoảng 9,3%. Nếu muốn đạt tỷ lệ tăng
trưởng 22% nói trên, cần có khoảng 700 ngàn tỷ đồng tăng thêm trong 5 tháng cuối
năm. Facebooker Phạm Thanh Sơn viết: “Nền kinh tế
bội thực tiền mặt với tốc độ tăng trưởng tín dụng 22%, khoảng 1,2 triệu tỷ VND“.
Nhà
hoạt động Nguyễn Chí Tuyến viết: “Tiền đâu sẵn mà ‘bơm’ ra nhỉ? In
thêm thật lực à? Vậy cái bánh mỳ sắp tới sẽ có giá bao nhiêu?” Có blogger
trả lời, “bơm từ sông Đà lên”.
Cán bộ hải quan ăn trộm tang vật
Báo Dân Trí cho biết, một cán bộ Hải quan Hà Nội bị
bắt vì đánh tráo, ăn cắp trên 150 kg ngà voi tang vật. Bài
báo cho biết, “vụ việc hết sức nghiêm trọng, đối tượng là người của Hải quan
Hà Nội đã sử dụng hành vi đánh tráo trên 150 kg ngà voi là tang vật vi phạm, được
Hải quan Hà Nội thu giữ“.
Vụ việc được coi là nghiêm trọng, vì Việt Nam đã từng
công khai tiêu hủy hơn 2 tấn ngà voi và 70 kg sừng tê giác hồi
năm 2016, nhưng dư luận nghi ngờ rằng, số lượng ngà voi và sừng tê giác mang ra
tiêu hủy này không phải là hàng thật, mà có thể là hàng bị đánh tráo. Liệu những màn tiêu hủy thuốc lá lậu như đã từng làm có phải
để qua mắt thiên hạ?
Vụ kiện xuyên thế kỷ
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có bài về ông Trịnh Vĩnh Bình, hồi ông “bị bắt tù và bị
tịch biên toàn bộ tài sản sai trái, Thanh Niên là tờ báo tích cực nhất trong việc
lên tiếng bênh vực cho ông. Cũng có không ít quan chức về hưu và trí thức tiến
bộ không đồng tình với việc bắt ông Trịnh Vĩnh Bình. Ngay cả bà cựu phó chủ tịch
nước Nguyễn Thị Bình cũng lên tiến phản đối“.
Tuy nhiên, thường vụ tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu
lúc đó, những kẻ chủ trương ra lệnh bắt ông Bình, cho đến nay vẫn không có ai
phải chịu trách nhiệm, khi vụ kiện gây ra biết bao thiệt hại cho Việt Nam.
Mời đọc lại: Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về vụ kiện CSVN ra Tòa Trọng
tài Quốc tế lần 2 (FB Hoa Mai/ TD). – Từ vụ kiện Hà Nội của ông Trịnh Vĩnh Bình (TD).
– Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’ (VOA). –Tổng cục II và vụ án Trịnh Vĩnh Bình (DL).
“Nắm tay nhau thật chặt” nhưng “không
giữ được lâu?”
Báo Zing có bài: Công an điều tra nghi án luật sư bắt tay thẩm phán ‘chạy án’
tiền tỷ. Ngày 14/8, ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân TP
Hà Nội, cho biết ngày 11/8, cơ quan này đã có văn bản “đề nghị Công an Hà Nội
vào cuộc điều tra thông tin tố cáo một số thẩm phán tòa các cấp ở Hà Nội bắt
tay với luật sư để ‘chạy án’.” Đây được coi là sự việc nghiêm trọng, làm đảo
lộn nền tảng pháp lý vốn đã quá mong manh của Việt Nam.
Trước đó, báo Người Lao Động đưa tin, nữ giám đốc tố luật sư nhận tiền tỉ để “chạy án”: “Facebook
Bình Hoàng Thanh đăng tải thông tin về việc luật sư N.K.L. (Đoàn luật sư TP Hà
Nội) đã ‘gợi ý’ cho bà này chi tiền tỉ để được xử thắng án trong các phiên tòa
sơ thẩm và phúc thẩm trong một vụ án tranh chấp dân sự. Trong đó, để thắng
phiên sơ thẩm, bà này cần phải chi 1 tỉ đồng”.
Mời độc giả xem video clip của một luật sư kể về
chuyện chạy án: https://www.facebook.com/taybac24h/videos/1795772843770967/
Chuyện báo chí bê bối
Tạp Chí Cộng Sản cho biết, sáng 11/8, tại Hà Nội,
Ban Tuyên giáo TW phối hợp với Bộ 4T, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác báo chí cho lãnh đạo các cơ
quan báo chí.
Hội nghị đã đưa ra những con số gây sốc: tính đến
tháng 6/2017, cả nước có 832 cơ quan báo, tạp chí in; 150 cơ quan báo điện tử
đã cấp phép; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương. Cả nước
có trên 18.000 nhà báo có thẻ, trên 5.000 phóng viên chưa có thẻ nhà báo. Số
người làm việc trong lĩnh vực báo chí là trên 35.000 người.
Mặc dù “phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động
đúng tôn chỉ mục đích, định hướng chính trị,” nhưng “nhiều cơ quan báo
chí chưa quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách, nghị quyết
của Đảng và Nhà nước về báo chí“.
Báo Giao thông có bài: Hội Nhà báo dùng phần mềm theo dõi các báo điện tử gỡ bài. Qua
thời gian thử nghiệm, thiết bị “đã phát hiện hàng trăm bài báo được gỡ bỏ
trên các báo, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nóng hiện nay như bất động sản,
ngân hàng“.
Mặc dù báo Giao thông nói ông Nguyễn Hoà Văn,
Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam nêu tên “3 tờ báo có tỷ
lệ gỡ bài nhiều nhất trong 2 tháng qua“, nhưng không cho biết 3 tờ báo nào.
Về chuyện nhà báo Phạm Lê Hoàng Uyển, thuộc tạp
chí Hướng Nghiệp và Hòa Nhập tống tiền doanh nghiệp, VOV đưa
tin, VKS Nhân dân TP Cần Thơ đã phê chuẩn quyết định khởi tố phóng viên Phạm Lê Hoàng Uyển và
một đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Rừng đầu nguồn lại kêu cứu
Báo VTC có video clip cho thấy, “cả khu rừng đầu
nguồn ở Hòa Bình đang bị cạo trọc, chính quyền địa phương bất lực còn người dân
thì thảm thiết kêu cứu“: https://www.facebook.com/vtcnewsvn/videos/1485407981507833/
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa
lũ lụt vừa qua ở các tỉnh miền núi phía Bắc, giết chết hàng chục sinh mạng, là
do việc phá rừng, các cơ quan chức năng cần truy cứu trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh
Hòa Bình.
Khốn đốn vì nhà “tình thương”
Báo Pháp luật TP có bài: Hàng chục hộ dân lâm nợ vì nhà tình thương. Nguyên
do là 20 hộ dân ở xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, nghe
ngân hàng, hội Vì người nghèo Tây Nam bộ hứa hỗ trợ 32 triệu đồng/căn để xây
nhà tình thương.
Được xã vận động cứ bỏ tiền ra xây trước, khi xây nửa
căn sẽ nhận nửa số tiền hỗ trợ, số còn lại sẽ được nhận đủ sau khi nhà hoàn thành,
nên dân tin, “đã vay mượn tiền” để làm nhà. Nhưng khi nhà xây được một nửa,
dân lên xã xin nhận 50% số tiền hỗ trợ đã hứa trước đó, thì xã “không có tiền“.
Ông Phan Thạch Em, Bí thư huyện Châu Thành A, bảo: “Tiền về hơi chậm chứ
không có lâu”. Ráng chờ đi bà con.
Điểm nóng BOT Cai Lậy
Báo Pháp Luật TP đưa tin, sáng 15/8 trạm thu phí Cai Lậy “vườn không nhà trống”. Tại
đây đã “không còn nhân viên ngồi bên trong trạm thu phí, xung quanh đường
khá thông thoáng“. Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc BOT Tiền Giang, cho biết:
“Khi nào tình hình an ninh trật tự được bảo đảm thì chúng tôi sẽ tiến hành
thu lại“.
Liên quan đến Thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn
Nhật, là người đã phát biểu: “Xe qua BOT Cai Lậy chỉ có 5
hoặc 6 người phản đối bằng cách nhét tiền lẻ vào chai nhựa. Bộ Giao thông Vận tải
sẽ không di dời, giảm phí ở trạm BOT Cai Lậy“, nhà báo Ngô Nguyệt Hữu có
bài viết nêu lên những sai phạm của ông này
Bài viết cho biết, tháng 11 năm 2014, ông Nguyễn Nhật
(là Cục trưởng Cục Hàng hải – Bộ Giao thông), “bị Thứ trưởng Bộ này là
ông Nguyễn Văn Công ký quyết định phê bình nghiêm khắc“. Tháng 2 năm 2017, Ủy
Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng xác định ông Nguyễn Nhật (Lúc này đã là Thứ trưởng
Bộ Giao thông), “có phần trách nhiệm trong sự cố Formosa khi đang giữ cương
vị Ủy viên Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh“…
Ông Hữu viết: “Rõ ràng, nếu công tâm minh bạch
trong công tác cán bộ, ông Nguyễn Nhật không thể đảm đương nhiệm vụ Thứ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải với các sai phạm đã xác quyết trước đó“.
Facebooker Nguyễn Thị Bích Ngà có bài: Đôi lời chia sẻ về việc dẹp trạm BOT Cai Lậy. “Xe
cứu thương có lane riêng để di chuyển, nên khi báo chí đảng đưa tin xe cứu
thương bị kẹt không di chuyển được để cố ý gây phản cảm cho cuộc đấu tranh của
các bác tài thì chúng ta hãy phản bác báo chí đưa tin láo“.
Facebooker Phạm Lê Vương Các cho biết, là tài xế có thể kiện trạm thu phí BOT Cai Lậy vì
đặt trạm sai vị trí.
Mời đọc thêm: Các dự án BOT ở Việt Nam có mờ ám?(VOA). – Tiền Giang cố tình đặt trạm thu phí Cai Lậy để vơ vét tiền (NV).
– Đề xuất kéo dài thu phí trạm Cai Lậy để giảm phí cho dân (TP).
– Vì sao có phản ứng trái chiều, tiêu cực về trạm thu phí BOT? (GTVT).
– Hai cây cầu ở đường tránh Cai Lậy “biến mất” bí ẩn (NLĐ).
– Trạm thu phí dày đặc: Không than trời mới lạ! (NLĐ).
– Bộ trưởng Giao thông giải trình về phản ứng tại trạm Cai Lậy (TP).
Loạn trạm thu phí. Tranh: báo TTC
Tin
quốc tế
Báo Washington Post đưa tin: Liên tục hai đêm, những người biểu tình bên ngoài toa Bạch Ốc, chống lại những
kẻ thượng tôn sắc tộc da trắng. Những người biểu tình tập trung bên
ngoài tòa Bạch Ốc, kêu gọi chính quyền Trump đưa ra lập trường cứng rắn chống lại
những kẻ kỳ thị.
Báo Người Việt: Dân
chúng nhiều tiểu bang biểu tình chống TT Trump, chống kỳ thị. “Đêm
Thứ Hai, những người biểu tình chống Tổng Thống Donald Trump đứng chờ ông trở lại
thành phố New York lần đầu tiên từ khi ông vào Tòa Bạch Ốc, miệng hô lớn khẩu
hiệu ‘Xấu hổ! Xấu hổ’!”
Clip dân Mỹ biểu tình hô vang khẩu hiệu: “Không
Trump! Không KKK, Không có nước Mỹ phát xít!”: https://www.youtube.com/watch?time_continue=4&v=hkDurFyF7CI
"No KKK, no fascist USA. NO TRUMP!"
Mời đọc thêm: Mỹ: Gia tăng tranh cãi sau bạo động ở Virginia (VOA).
– Bạo động Charlottesville: Trump quy trách nhiệm cả đôi bên (VOA).
– Dưới áp lực, Trump lên án các vụ bạo động ở Charlottesville (RFI).
– Kẻ
lao xe vào Charlottesville từng đánh mẹ, ‘mê’ Hitler (NV).
Năm người rút lui khỏi Hội đồng Cố vấn
Kinh tế của Trump
Báo The Hill đưa tin, đã có 5 lãnh đạo từ chức, rút lui khỏi Hội đồng Cố vấn kinh
tế của TT Trump. Chỉ trong ngày hôm qua, đã có 3 người rút lui khỏi Hội đồng này, gồm:
Kenneth Frazier, Chủ tịch và cũng là Giám đốc Điều hành của hãng Merck, ông
Kevin Plank, CEO của hãng Under Armour Inc. và ông Brian Krzanich, Giám đốc Điều
hành hãng Intel.
Sáng nay, ông Scott Paul, chủ tịch Alliance for American
Manufacturing đã từ chức hội đồng này, và là người thứ tư ra đi kể từ khi vụ bạo
loạn chấn động nước Mỹ xảy ra hôm thứ Bảy 12/8, ở Virginia. Vài tháng trước,
ông Elon Musk, Giám đốc Điều hành của hãng Tesla cũng đã rút khỏi Hội đồng nói
trên khi Trump rút lui khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris.
Sau khi ông Scott Paul tuyên bố rút lui trên
Twitter, Trump đã tweet như sau: “Cứ mỗi người rút lui khỏi
hội đồng này, tôi có nhiều người khác thay thế chỗ của họ. Những người bên trong không
nên đi. VIỆC LÀM!“
Ngay sau khi ông Kenneth Frazier của hãng Merck
Pharma tuyên bố từ chức sáng qua, Trump đã lên Twitter tấn công cá nhân ông
Frazier và hãng Merck: “Bây giờ thì Ken Frazier của hãng Merck Pharma đã từ
chức… anh ta sẽ có thời gian để giảm giá thuốc men mà anh ta đã bán với giá cắt
cổ“. Và “Merck Pharma là công ty đi đầu trong việc đẩy giá thuốc lên cao
hơn, trong khi mang việc làm ra khỏi nước Mỹ“.
Chuyện Bắc Hàn phóng tên lữa: Hoãn!
VOA đưa tin: Bắc Hàn hoãn kế hoạch tấn công Guam. Reuters dẫn nguồn
từ hãng tin KCNA, hãng tin của nhà nước Bắc Hàn hôm 15/8, cho biết, lãnh tụ Bắc
Hàn Kim Jong-un đã hoãn quyết định phóng tên lửa tới đảo Guam để xem bước đi tiếp
theo của Mỹ ra sao.
Bản tin KCNA có đoạn nói về Kim Jong-un: “Ông nói
rằng nếu người Mỹ tiếp tục những hành động liều lĩnh, hết sức nguy hiểm trên
bán đảo Triều Tiên và vùng phụ cận, thử thách sự tự chế của Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên, thì chúng ta sẽ đi tới một quyết định quan trọng như đã
thông báo”.
RFI có bài: Hàn Quốc nhức đầu vì kẹt giữa đối thủ và đối tác đều hung
hăng. Tổng thống mới của Nam Hàn, ông Moon Jae In phải đau đầu vì Bắc
Hàn và Mỹ: “Đối thủ truyền thống Bắc Triều Tiên thì càng lúc càng hung hăng,
trong lúc đồng minh Mỹ mà Seoul phải dựa vào cũng hung hăng không kém. Cuộc đấu
khẩu Mỹ-Bắc Triều Tiên mà biến thành đấu pháo chắc chắn sẽ đẩy Hàn Quốc vào một
tình huống nguy khốn…”
Mời đọc thêm: Kim Jong-un
‘chưa quyết’ về kế hoạch tấn công Guam (BBC). – Kim Jong-Un « tạm ngưng » kế hoạch bắn tên lửa đến đảo Guam (RFI).
– Mỹ: Đối thoại tùy thuộc Bắc Triều Tiên (VOA).
– Tên lửa Bắc Triều Tiên : Du khách Hàn Quốc ở đảo Guam vẫn
bình thản (RFI).
Tin về các nhà hoạt động ở Trung Quốc
và Hồng Kông
VOA đưa tin: Nhà hoạt động Trung Quốc đối mặt án 10 năm tù. Ông
Ngô Cam, 44 tuổi, là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc, đã bị
tòa án ở nước này đưa ra xử kín hôm 14/8 và ông có thể đối mặt với bản án 10
năm tù. Ông Ngô Cam “đã nổi lên vì các chiến dịch vận động không theo quy
chuẩn thông thường, kết hợp giữa những bài diễn văn trực tuyến, sự châm biếm
hài hước và biểu diễn trên đường phố“.
Ông đã bị bắt hồi tháng 5/2015 và bị cáo buộc chửi
người đứng đầu tòa án ở tỉnh Giang Tây. Sau đó ông bị truy tố tội ‘kích động lật
đổ nhà nước’, nhưng giới quan sát cho rằng, vụ bắt giữ và truy tố ông “có
liên hệ tới việc đàn áp các luật sư nhân quyền vào ngày 9/7“.
Chuyện ở Hồng Kông, báo The Guardian đưa tin, nhà hoạt động Howard Lam
đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ sau khi đưa tin ông bị TQ bắt cóc. Ông Lam 42
tuổi, nói rằng ông đã bị cảnh sát chìm của TQ bắt cóc trên đường phố Hồng Kông
và bị tra tấn, sau khi ông gửi cho bà Lưu Hà (vợ ông Lưu Hiểu Ba) bức ảnh cầu
thủ Lionel Messi, và đăng tải trên Facebook kế hoạch gặp bà Lưu Hà.
Nhưng cảnh sát Hồng Kông không tin ông Lâm bị TQ bắt
cóc vì họ nói rằng Bắc Kinh không có quyền bắt cóc người ở Hồng Kông. Cảnh sát
Hồng Kông nói: “Những lời nói của nạn nhân về các hoạt động của ông ta hôm
đó và kết quả điều tra không khớp với nhau. Vào lúc này, không có bằng chứng
nào cho thấy bất cứ ai bị bắt bất hợp pháp ở Hồng Kông“.
*
*
Bài
Mới Nhất
·
Chế
độ của một cựu tù chính trị Côn Đảo bị cướp bởi một chữ ký của Chủ tịch phường
giữa thủ đô Hà Nội 16/08/2017
·
Vụ
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Đức khẳng định không thể chấp nhận được và
không để vụ việc chấm dứt tại đây 16/08/2017
No comments:
Post a Comment