Sunday, November 13, 2011

VŨ KHÍ MỚI TẠI ÂU CHÂU (martianmobile, thành viên X-Cafe)



martianmobile, thành viên X-Cafe

Năm ngoái khi tới Âu Châu một buổi chiều mùa đông lạnh. Tôi không nghĩ là nó lạnh hơn những ngày lạnh nhất tại Texas hay tại Rome, nhưng quả thực nó lạnh. Sau hai chuyến xe lửa, tới một thành phố nhỏ ở phía bắc nước Đức để làm việc, tuyết lạnh giá, nhớ lại kỳ thăm viếng trại tập chung người Do Thái ở Dachau, bên ngoài Munich, tưởng tượng hàng ngàn người Do Thái bị tập trung tại đây không có đủ quần áo ấm, phong phanh với áo tù mỏng, gió thổi buốt, và cuối cùng cũng phải chết trong những lò hơi ngạt. Không biết so sánh các trại tập trung ở mọi nơi khắp Âu Châu và các trại tập trung các quân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa sau khi xụp đổ có giống nhau không. Nhưng có lẽ có một điều chắc chắn là mức độ trả thù và chế độ lao động của tù nhân chắc là giống nhau.
Người Cộng Sản và người Đức Quốc Xã còn có nhiều điểm giống nhau đó là mức độ tuyên truyền và phương cách tuyên truyền họ là bậc thầy. Người viết phải bật cười khi nhìn cái bảng vẫn còn tồn tại đến hôm nay là: "Arbeit macht frei", tiếng Anh có nghĩa là "work will liberate" nhưng tiếng Việt của chính quyền Hà Nội ta phải dịch ra là "Lao Động là vinh quang". Ai mà không thể nghĩ là người trong Bắc Bộ Phủ chính là học trò của Hitler, có điều hơi khác là người Việt ta nhất là các người trong Bộ Chính Trị lại lại là kẻ thường xuyên phản bội, từ phản bội là không nhìn nhận họ là học trò của Đức Quốc Xã cho đến phản bội đàn anh Trung Quốc ngày nay.

Nói đến chuyến đi làm việc tại Đức năm ngoái nhưng không nói về lịch sử của nó thì thật là thiếu sót. Liên Xô sau khi bị xụp đổ bị chia ra làm nhiều mảnh nhỏ lớn khác nhau và trong đó Ukraine là nước lớn và mạnh chỉ có thua sau nước Nga ngày nay. Ukraine nhiều lần làm cho Thủ Tướng hay Tổng Thống Putin tùy theo thời kỳ ông ta nắm chính quyền tại Moscow giận giữ. Nhiều lần Ukraine đã ảnh hưởng đến kinh tế Nga khi họ ngăn chặn dầu khí chuyển tải dầu khí từ Nga đến các nước Tây Âu trong mùa đông giá. Động thái thấy rõ là khi Nga từ chối phê chuẩn Hiệp Định Energy Charter Treaty. Qua công ty quốc doanh Gazprom (51%), công ty Đức German BASF SE/Wintershall Holding GmbH, công ty E.ON Ruhrgas AG (15.5%), công ty Hòa Lan N.V. Nederlandse Gasunie và công ty Pháp GDF Suez S.A. (9%) họ thành lập một tổ hợp công ty dầu khí xây hai ống dẫn dầu 48 inches lớn nhất thế giới. Các tài phiệt và lãnh tụTây Âu hậu thuẫn mạnh vì lần đầu tiên dầu khí có thể mang thẳng từ Nga qua Đức và Tây Âu mà không phải lo sợ các Xô Viết cũ, mặc dầu các nước này rất nhỏ nhưng có thể áp lực được Nga bằng cách đóng ống đãn dầu khí. Điều đáng nói là các nước nhỏ này đã từng một thời là anh em, đồng bào của Nga. Về mặt chính trị mới tại Âu Châu là Nga từ đây có thể cắt dầu khí vào các nước nhỏ này vào mùa đông để áp lực họ hòng đạt được những quyền lợi chính trị, quân sự hay kinh tế mà họ không đạt được qua những cuộc đàm phán công bằng. Có thể nói là Nga đang xây dựng một nước bá quyền kiểu Trung Quốc tại Âu Châu.

Tháng 9 năm nay, khi Thủ Tướng Putin cắt băng khánh thành lần đầu tiên bơm khí gas vào một trong ống dầu khí tại Portovaya ở biên giới Nga và Phần Lan, ông ta đã thành công một phần lớn trong việc chinh phục Âu Châu. Dự đoán là hai ống dẫn dầu sẽ giúp nước Đức sản xuất tương đương với 11 nhà máy điện nguyên tử. Đứng bên cạnh Putin trong buổi lễ là cựu Chancellor Gerhard Schroeder của Đức, một thứ bình phong cho Putin cho Âu Châu, họ đã thắm thiết gọi lẫn nhau là anh em. Họ cũng hứa hẹn là Nga sẽ cung cấp trong 50 năm nữa với mỗi năm khoảng 55 tỉ cubic meters dầu khí cho không những Đức mà luôn cả Pháp, Anh, Hòa Lan và Đan Mạch.

Âu Châu đã từng được báo động nhiều lần là nếu cho phép Nga xây dựng hai ống dầu khí này họ sẽ lệ thuộc vào Nga nặng hơn nữa. Lịch sử Nga đã không bao giờ làm điều gì mà chỉ có lợi về buôn bán thuần túy. Thụy Điển lo sợ là hải quân Nga sẽ lấy lí do bảo vệ ống dẫn dầu và chống khủng bố và có cớ cho họ hoạt động trong vùng kinh tế lãnh hải của nước này hay dùng fiber optics đặt song song với ống dẫn dầu để do thám. Về mặt kinh tế, Putin có nhiều tham vọng không cứ chỉ ở hai ống dẫn dầu này. Moscow dã từng xây ỗng dẫn dầu cho Turkey năm 2005, họ cũng muốn xây ống dẫn dầu cho Trung Quốc và cho Nam và Bắc Triều Tiên. Nhưng đã thất bại vì Trung Quốc và Nga đã không thỏa thuận được giá dầu và Nam và Bắc Triều Tiên vẫn còn tiếp tục "chiến tranh" với nhau. Nga đã không cứ là theo đuổi bá quyền, họ còn đi xa hơn nữa khi theo đuổi thể chế thực dân mới và tư bản đỏ khi Gazprom chiếm lấy khoảng một phần ba trị giá cổ phiếu của nhiều công ty dầu và tài nguyên của ba quốc gia Baltics, chưa kể họ nắm hơn 50% mạng lưới ống dẫn dầu tại hai nước Belarus và Armenia. Đây là điều báo động cho chính quyền Ukraine, nhìn thấy bộ mặt rõ của nước Nga, một thứ hậu Cộng Sản Liên Xô, do đó Ukraine đang ráo riết chuẩn bị gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và cắt dần ảnh hưởng lệ thuộc dầu vào Nga hơn lúc nào hết.

Chính sách của Putin về đối ngoại đã để lại nhiều dấu vết thất bại, ngoại trừ hai nước cuối cùng còn trung thành với điện Kremlin là Kazakhstan và Armenia, nước Nga chẳng còn một đồng minh thân thiện nào nữa. Thực ra Putin dùng nước Nga hay tạo nước Nga trở thành một thứ bao che tội lỗi "nepotistic", trở thành một vết nhơ, một hình ảnh khôi hài khi thế giới nói về Nga. Nga trở thành một trong những nước đứng đầu trên thế giới về tham nhũng, hối lộ khi các công ty nước ngoài đến đầu tư. Trung Quốc và Việt Nam cũng nằm trong danh sách cao nhất về vết nhơ này, có lẽ đây cũng là mẫu số chung cho các quốc gia đã từng hay đang là các nước độc tài Cộng Sản. Nước Nga trong quá khứ đã nhiều lần không thể giữ đúng như đã từng hứa hẹn. Tài nguyên của Nga nắm khoảng 1/5 dự trữ về dầu khí của thế giới nhưng Nga không có khả năng chuyên môn lấy từ lòng đất ra được. Khi các mỏ dầu cũ đi, khả năng dự trữ mất đi, Nga phải đi xa hơn, tìm kiếm trong những vùng băng giá, không dân cư, đào sâu hơn mới tìm ra được dầu khí mới. Công ty quốc doanh Gazprom cũng chưa chắc có thể tìm được dầu khí ở vùng South Stream như họ từng khoe khoang, có vẻ họ chỉ dùng con số để đè bẹp nước anh em Ukraine và hứa hẹn cho các nước Tây Âu để các nước này đừng xây ống dẫn dầu từ Caspian basin. Hiện nay Gazprom tiếp tục phải mua dầu khí thặng dư của các nước láng giềng như Azerbaijan.

Tiền bạc để xây ống dẫn dầu của Gazprom thực ra không bao giờ phải suy nghĩ vì Nga dùng nó để chơi trò chơi chính trị với quốc tế. Thật là khôi hài khi ai dám có thể điều tra tiền chi tiêu của hãng quốc doanh Gazprom, chưa kể nước Nga chẳng bao giờ có công ty kế toán tầm cỡ quốc tế và đáng tin cậy cả. Gazprom còn sai lầm khi chưa thể nghĩ là thế giới ngày nay với kỹ thuật cao đã có thể vân chuyển dầu khí qua hình thức đông lại LNG. Chỉ là công ty xây dựng ống dẫn dầu, Gazprom dễ trở thành yếu kém và lung lay khi trở thành công ty quốc tế. Tháng 9 vừa qua, nhiều văn phòng của Gazprom ở Âu Châu đã bị luc soát bởi cảnh sát khi họ bị nghi ngờ vì vi pham luật chống độc quyền. Lần đầu tiên tại lịch sử của Nga và có lẽ lần đầu trên thế giới, Medvedev, Tổng Thống đương kim của Nga sẽ đi xuống làm Thủ Tướng, và Thủ Tướng Putin sẽ trở lại làm chức vụ Tổng Thống cũ của ông ta khi họ luồn lách lỗ hổng hiến pháp của Nga, Gazprom hay chính sách dầu khí của Putin và của nước Nga trở nên một kịch bản xưa cũ với một chính sách năng lượng không đáp ứng kịp thời và thiếu xây dựng. Nó còn biểu tượng cho một thời chiến tranh lạnh mà không còn hợp thời cho một thế giới văn minh tiến bộ của con người trong thế kỷ thứ 21 ngày nay.

.
.
.

No comments: