Tin AP/USA Today
Nguồn: USA Today
Nguồn: USA Today
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Sat, 11/12/2011 - 04:24
Tin từ Honolulu (AP) - Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton tuyên bố sẽ mở rộng cam kết của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách xây dựng các mối quan hệ thương mại, củng cố đồng minh và tiếp tục gây áp lực đến việc cải cách dân chủ tại các quốc gia độc tài như Trung Quốc và Việt Nam.
Trong một bài phát biểu dài gần một giờ đồng hổ ở ngoài trời, bà Clinton đã nói chuyện với một vài trăm khách mời bao gồm các nhà lãnh đạo chính trị của Hawaii, các nhân vật đứng đầu hơn chục quốc gia trong vùng Thái Bình Dương và các quan chức quân sự cao cấp Mỹ. Đến Hawaii tham dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, bà Clinton đã gọi nước tổ chức sự kiện này là một "cửa ngõ của Mỹ đến châu Á".
"Ngày càng trở nên rõ ràng rằng trong thế kỷ 21, trung tâm thu hút về chiến lược và kinh tế của thế giới sẽ là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ tiểu lục địa Ấn Độ đến bờ biển phía tây của châu Mỹ", Clinton nói. "Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật lãnh đạo quốc gia Mỹ trong thập kỷ tới sẽ được gắn chăt vào việc gia tăng một cuộc đầu tư đáng kể - về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những mặt khác - trong khu vực này".
Bà Clinton đã phát biểu nhiều về Trung Quốc và sự cần thiết của việc hai nước phải hợp tác với nhau để đảm bảo "một tương lại tăng trưởng bền vững, mạnh mẽ và cân bằng cho toàn cầu". Tuy nhiên, bà tuyên bố, trước tiên là Trung Quốc cần thực hiện các biện pháp cải cách, chẳng hạn như phải chấm dứt phân biệt đối xử bất công với Mỹ và các công ty nước ngoài khác, để cho đồng tiền của mình được có giá cao và nhanh hơn đồng thời phải kết thúc các biện pháp gây bất lợi hoặc ăn cắp tài sản trí tuệ của nước ngoài.
"Chúng tôi tin rằng những thay đổi này sẽ đem lại một nền tảng mạnh mẽ hơn cho sự ổn định và tăng trưởng - đối với Trung Quốc và cho tất cả mọi người", bà nói.
Bà cũng khẳng định lời "báo động" của mình về những vụ tự thiêu gần đây của 11 tu sĩ và các nữ tu Tây tạng phản đối chính sách của Trung Quốc. Đây là những lời lẽ mạnh nhất của Mỹ từ trước đến nay về các sự cố trên.
"Chúng tôi đã bày tỏ rất rõ ràng mối quan tâm nghiêm túc của chúng tôi về các thành tích nhân quyền của Trung Quốc", bà nói.
Clinton tuyên bố rằng việc "tham dự và nắm giữ các cơ hội mới" ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, vốn là một khu vực có dân số gần bằng một nửa thế giới, một vài nên kinh tế nớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất và một số cửa khẩu, hải cảng và tuyến đường biển sầm uất nhất của thế giới là hết sức quan trọng. Bà cũng nói về những thách thức, chẳng hạn như những gia tăng về quân sự, các mối lo lắng về vũ khí hạt nhân, thảm họa thiên nhiên và hậu quả của khí thải.
Bà cho biết các sự kiện ở nơi khác, chẳng hạn như sự suy giảm chiến tranh ở Iraq và cuộc chuyển tiếp ở Afghanistan, đang giúp làm cho việc tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành khả thi.
"Sau một thập niên đầu tư nguồn lực to lớn vào hai sân khấu ấy, chúng tôi đã đạt đến một điểm xoay chuyển" bà nói. "Bây giờ chúng tôi có thể chuyển hướng một số khoản đầu tư cho các cơ hội và nghĩa vụ ở nơi khác. Và châu Á nổi bật lên như là một khu vực tràn ngập các cơ hội".
Với Đô đốc Robert Willard, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và Đô đốc Patrik Walsh, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương ngồi ở hàng ghế đầu, bà Clinton đã nói về vai trò trong quân sự khu vực của Hoa Kỳ với 50.000 quân đồn trú ở Nhật Bản và Nam Hàn.
"Khi khu vực này thay đổi, chúng ta phải thay đổi tư thế sức mạnh của mình để đảm bảo sự phân phối theo địa lý, hoạt động linh hoạt và bền vững về chính trị", bà nói. "Một sự hiện diện phân bổ quân sự rộng rãi sẽ mang đến các lợi thế quan trọng, cả trong việc ngăn chặn, ứng phó với các mối đe dọa và trong việc cung cấp hỗ trợ cho các sứ mệnh nhân đạo".
Clinton cho biết bà nhận thức được các mối lo lắng của người Mỹ, vốn từng là những khó khăn về tài chính và có thể khả nghi về sự vươn tới châu Á khi hiện nay có thể là lúc để tinh giảm quy mô lại.
"Suy nghĩ này dễ hiểu, nhưng là sai lầm" bà nói. "Những gì xảy ra ở châu Á trong những năm tới sẽ có một tác động rất lớn về tương lai của đất nước chúng ta Chúng ta không thể kham được việc đứng bên lề, để mặc cho ai khác xác định dùm tương lai của mình".
Đây là bài phát biểu thứ ba của bà Clinton tại Trung tâm Đông-Tây, do Quốc hội thành lập vào năm 1960 để thúc đẩy sự hiểu biết giữa Mỹ và các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương.
Bà Clinton đã tổ chức các cuộc gặp song phương vào thứ Năm với các ngoại trưởng Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và Việt Nam.
Một quan chức cao cấp bộ ngoại giao cho biết rằng các cuộc họp đã diễn ra tốt đẹp, với việc bà ngoại trưởng nhấn mạnh "Hoa Kỳ là một quyền lực thường trú tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và chúng tôi hoàn toàn nhận thức được về cơ bản rằng phần lớn lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết nên trong chính khu vực này và chúng tôi sẽ là một phần của các trang sử đó".
Sau APEC, Clinton sẽ đi thăm các đồng minh Thái Lan và Philippine của Hoa kỳ trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh vùng Đông châu Á hàng năm tại Indonesia với Obama. Clinton cho biết bà sẽ đến thăm Nam Hàn vào cuối tháng này.
Bộ Ngoại giao cho biết các chuyến thăm này nhấn mạnh nỗ lực của Mỹ để củng cố các liên minh quan trọng trong khu vực.
Tại Manila, vào ngày thứ Ba sau đó, bà Clinton sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng Mỹ-Phi. Ngày hôm sau, bà sẽ đi Bangkok, nơi các nhà chức trách Thái Lan đang chiến đấu với những cơn lụt bão.
Bà Clinton sẽ trở lại Wasington vào ngày 19 tháng Mười Một.
Nguồn: USA Today
.
.
.
No comments:
Post a Comment