Monday, November 14, 2011

SỨ MỆNH SINH TỬ CỦA OBAMA VỀ THƯƠNG MẠI Ở CHÂU Á (Ernest Bower, The Diplomat )



Ernest Bower
The Diplomat   -   November 13, 2011

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Nếu Barack Obama muốn đảm bảo cơ hội, công ăn việc làm và một thế giới an toàn hơn cho Hoa Kỳ thì không còn gì quan trọng hơn sứ mệnh thương mại của ông đến châu Á.

Châu Á, một điểm quan trọng từng được dự kiến từ lâu, nơi chốn của hơn 50% hoạt động kinh tế thế giới, hiện đang được tăng tốc bởi cuộc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, lạ thường của Trung Quốc và việc đất nước này qua mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của hành tinh. Tính năng động của châu Á đang thay đổi chính thể chế của chính họ, chiến lược của Hoa Kỳ và của cả thế giới. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton từng mô tả cuộc chuyển dịch sang châu Á như một "trục chuyển có tính chiến lược".

Tuy nhiên, trong khi chính sách đối ngoại của Mỹ và giới lãnh đạo về an ninh đang khéo léo tái tập trung vào châu Á, nhiều nhu cầu cần phải được thực hiện - và nhanh chóng. Đặc biệt là vấn đề thương mại.

Hoa Kỳ đã bị mất tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á trong thập kỷ qua. Năm 2004, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, với tổng thương mại trị giá 192 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc, một đối tác không liên quan gì đến ASEAN trong những năm 1990 là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực, với thương mại hai chiều có tổng trị giá 293 tỉ trong năm 2010.

Trong 10 năm qua, ASEAN đã ký các hiệp định tự do Mậu dịch (FTA) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Hoa Kỳ chỉ có một hiệp định FTA với Singapore trong khối ASEAN. Kết quả đưa đến việc mất đi phần chia và sự hiện diện trong những thị trường năng động và phát triển nhanh nhất thế giới. Thật không ngạc nhiên khi tăng trưởng kinh tế của Mỹ từng phải chịu những khó khăn. Sự thiếu hiểu biết và bỏ bê khu vực Đông Nam Á đã khiến Hoa Kỳ bị mất mát trong việc làm, tăng trưởng và ảnh hưởng.

Đó là lý do tại sao CSIS- Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược Quốc tế Mỹ, Uỷ ban Chiến Lược Mỹ ASEAN đã đề nghị rằng chính quyền Obama phải nắm lấy phần chắc chắn khi tổng thống đi Indonesia dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN lần thứ ba và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đầu tiên của ông ở châu Á. Ông nên nói cho khu vực biết rằng Hoa Kỳ muốn đàm phán về một Hiệp định Tự do Mậu dịch giữa Mỹ và ASEAN. Tín hiệu ấy sẽ gây được tiếng vang lớn tại các thủ đô xung quanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và sẽ chứng minh rằng Hoa Kỳ đã trở lại, nghiêm túc và cam đoan sẽ tái xác định vai trò của mình như một nhà lãnh đạo kinh tế ở Đông Nam Á.

Có một cuộc cạnh tranh thực sự đang diễn ra để xác định việc hội nhập kinh tế của Châu Á sẽ được tiến hành như thế nào. Tầm quan trọng là hết sức lớn. Mô hình thắng cuộc sẽ xác định các tiêu chuẩn, quy tắc, xác định tốc độ của thương mại, đầu tư; hỗ trợ việc chuyển đến một nền tự do thương mại toàn cầu hoặc trở lại một chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa dân tộc. Những kẻ bị bỏ rợi bên ngoài cấu trúc ưu thế sẽ phải trải qua tăng trưởng chậm hơn và việc tham dự từ bên ngoài sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt.

Hai mô hình cạnh tranh là mô hình Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu và mô hình ASEAN + 3 (ASEAN với Trung Quốc, nhật Bản và Nam Hàn) do Trung Quốc dẫn đầu. Cuộc cạnh tranh để hội nhập kinh tế là tốt cho châu Á. Cạnh tranh sẽ làm sắc nét các ý nghĩa cấp bách để các chính phủ phải di chuyển nhanh và dứt khoát hơn. Quan Hệ Đối tác Xuyên Thái Bình dương - TPP là một mô hình toàn diện và liên kết, dựa trên tiêu chuẩn Tự do Mậu dịch cao cấp của Mỹ.

Mô hình ASEAN + 3 của Trung Quốc đặt các mối quan tâm địa chính trị cao hơn các quy luật thương mại, đầu tư cụ thể và liên kết các nước với nhau thông qua một công thức mẫu số chung thấp nhất, vốn rất hiệu quả và có tác động trong ngắn hạn. Theo đó, thương mại sẽ được mở rộng nhanh chóng khi thuế quan được giảm nhẹ, nhưng các quy tắc ràng buộc về đầu tư, mua sắm, sở hữu trí tuệ, môi trường và các quy định lao động sẽ không được giải quyết.

Tóm lại, mô hình do Mỹ dẫn đầu là sâu sắc và đòi hỏi phải có những cam kết chính trị hết sức lớn của các chính phủ hợp pháp nhằm ràng buộc chính mình và cải cách các thực hành và quy định hiện hành. Mô hình do Trung Quốc dẫn đạo tương đối nông cạn và dễ dàng hơn cho các chính phủ tham gia. Đó một mô hình rất đáng chú ý, với các thỏa thuận không ràng buộc thể hiện mục đích chung và một số chi tiết cụ thể chung quanh thuế quan, nhưng lại rất ít nói đến các quy tắc thương mại quan trọng và các quy định khác.

May mắn thay, Obama và Hoa Kỳ đã bắt đầu giải quyết sự thiếu sót của lãnh đạo về thương mại khiến từng dẫn đến việc mất mát nghiêm trọng về chia sẻ thị trường của Mỹ ở châu Á. Gần đây, quốc hội đã thông qua các Hiệp ước về Tự do Mậu dịch với Nam Hàn, Colombia, Panama và sẽ công bố với tám đối tác đàm phán khác về một thỏa thuận nền tảng quan trọng cho Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, báo hiệu cho thấy các cuộc đàm phán đang tiến triển rất thuận lợi để đi đến một thỏa thuận.

Việc đạt được Hiệp ước Tự do Mậu dịch giữa Mỹ-Hàn đã thuyết phục châu Á rằng Hoa Kỳ một lần nữa lại đặt uy tín chính trị của tổng thống đàng sau nền thương mại. Yếu tố này là một lối thay đổi cuộc chơi từng có kết quả ở Nhật Bản, Canada, Mexico và Nam Hàn cho thấy sự quan tâm nghiêm túc trong việc gia nhập TPP, tạo nên sự tiến bộ hướng tới cảnh quan của một Khu vực Mậu dịch Tự do châu Á-Thái Bình Dương như hấp dẫn hơn và có thể đạt đến được.

Thủ tướng Yoshihiko Noda đã công nhận rằng Nhật Bản không thể sống còn nếu đứng bên lề trong khi Nam Hàn di chuyển trước các hiệp ước Tự do Mậu dịch với Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ. Tình báo kinh tế của Nhật Bản là chính xác khi khuyên chính phủ mình rằng Nam Hàn sẽ di chuyển để tham gia TPP ngay sau khi Seoul thông qua FTA Mỹ-Hàn.

Tiến triển về TPP làm cho mô hình ASEAN cộng Ba do Trung Quốc dẫn đạo trở nên ít hấp dẫn hơn thậm chí cả hai vài tháng trước đây. Khối ASEAN + 3, có văn phòng riêng của mình tại Seoul và đã phân phối hội nhập thương mại rộng rãi nhưng nông cạn ở vùng Đông Á. Các đối tác của Trung Quốc trong mô hình ASEAN cộng Ba là một trong những người ủng hộ mạnh nhất cho cạnh tranh thương mại và kiến trúc kinh tế.

Các nước còn lại của châu Á muốn thương mại, các đầu tư và các khoản vay chi phí thấp của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng không muốn bị thống trị bởi đất nước này.

Đa số các nước ở chấu Á cũng bác bỏ ý tưởng cai quản của Trung Quốc ngay cả trong không gian kinh tế và thương mại - một hiện tượng từng được tăng cường trong một năm rưỡi qua khi Trung Quốc đã thử nghiệm xem mình có thể gây áp lực các nước láng giềng châu Á về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông bằng cách thúc đẩy sự thống trị kinh tế mới của mình hay không. Lực ép bởi Bắc Kinh đã bị tránh đỡ khéo léo.

Về chiến lược, cuộc chơi đã được chuẩn bị để Obama đề nghị một Hiệp ước Tự do Mậu dịch giữa Mỹ và ASEAN. Động thái này sẽ gửi tín hiệu rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đầu tư dài hạn trong việc tăng cường ASEAN như một định chế. Điều này sẽ cung cấp một củ cà rốt rất cần thiết để giúp thúc đẩy cải cách chính trị và kinh tế ở Miến Điện, nâng cao năng lực kinh tế và cải cách trong những nền kinh tế kém phát triển như Lào và Cam-pu-chia, và tức khắc di chuyển về phía trước với các nước ASEAN, sẵn sàng và có thể nắm lấy một cơ cấu hoàn toàn tương thích và bổ sung cho TPP. Đồng thời, sẽ tăng cường ASEAN như một điểm tựa về kinh tế và an ninh kiến trúc của khu vực cho vùng châu Á.

Nước cờ cuối là trình bày một trường hợp thuyết phục để Trung Quốc có thể tham gia trong mô hình hội nhập kinh tế bao quát, toàn bộ hơn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chịu từ bỏ những nỗ lực của mình để chỉ ươm mầm của họ vào các diễn đàn mà họ có thể thống trị, một hành vi cuối cùng sẽ giải quyết đưọc các xung đột về cấu trúc ở châu Á vốn có thể gây chia rẽ và làm mất ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đưa Trung Quốc lên con tàu chung và cho phép một vai trò lãnh đạo, nhưng thuyết phục họ để hành xử theo các quy tắc mà mình và các nước láng giềng xung quanh Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương xác định bằng đa phương, là con đường chắc chắn nhất cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. Không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn nếu ông Obama đạt được mục tiêu của mình để đảm bảo người dân Mỹ nắm được cơ hội, có công ăn việc làm và một thế giới an toàn hơn.

Tác giả Ernest Z. Bower là cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và là giám đốc bộ phận Sáng kiến Đối tác Thái Bình Dương tại CSIS- Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, DC. Bài viết này thoạt tiên đã được công bố như một bài bình luận của CSIS Nguồn: ở đây.

-----------------------------------

Obama heads to Asia focused on China’s power  -  Obama đi châu Á, tp trung vào sc mnh Trung Quc (Washington Post)
Strengthening Economic Ties with Asia  -  Tăng cường các mi quan h kinh tế vi châu Á (CFR)

.
.
.

No comments: