Tiến sĩ W Lawrence S Prabhakar
Tạp chí “Các vấn đề chiến lược” (Ấn Độ) tháng 9/2011
Posted in Uncategorized by huyminh on 11/05/2011
Trung Quốc hiện mắc hội chứng theo đuổi quyết liệt các mục tiêu phát triển kinh tế và chiến lược giống như nước Đức thời Bismark trước đây. Biển Đông là một nơi để Trung Quốc thể hiện rất rõ chiến lược của họ nhằm đạt được các kết quả mong muốn trong tranh chấp tại khu vực này.
Theo Tiến sĩ W Lawrence S Prabhakar, Bắc Kinh cho rằng họ buộc phải giảm bớt điểm yếu của tuyến vận chuyển kéo dài bằng cách thiết lập khả năng tiếp cận mạnh mẽ và tiên tiến tuyến vận tải này dựa trên sức mạnh của mình và vô hiệu hoá ý định của bất kỳ đối thủ nào.
Biết rõ yếu điểm của tuyến đường hàng hải qua eo biển Malắcca, Trung Quốc quan tâm thiết lập các liên minh song phương lâu dài ở khu vực và thường ủng hộ các dự án xây dựng hạ tầng dân sự và quân sự cũng như trợ giúp rất lớn cho các chương trình hiện đại hoá quân sự của các nước này.
Trung Quốc đang tăng cường an ninh cho các tuyến vận tải biển cùng với các quan hệ đối tác lâu dài giúp làm tăng sự kiểm soát đối với khu vực và khát vọng quyền lực của họ. Một phần của chiến lược nổi lên và sự hung hăng của Trung Quốc là do có các cơ hội “thay đổi quyền lực” ở châu Á Thái Bình Dương, theo đó sức mạnh của Mỹ đang giảm sút và sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc cho phép họ được đứng ở “tâm chấn” của khu vực.
Nói một cách khác, Bắc Kinh nhận thấy rằng sau vài thế kỷ họ hiện đang có vị thế chiếm lĩnh Trung tâm thế giới (Middle Kingdom). Tuy nhiên, ở thời điểm này việc Trung Quốc nổi lên một cách hoà bình hay nổi lên một cách hung hăng sẽ thể hiện qua cách Bắc Kinh dàn xếp như thế nào về sự nổi lên đó của họ với khu vực Đông Nam Á và Đông Á.
Biết rõ yếu điểm của tuyến đường hàng hải qua eo biển Malắcca, Trung Quốc quan tâm thiết lập các liên minh song phương lâu dài ở khu vực và thường ủng hộ các dự án xây dựng hạ tầng dân sự và quân sự cũng như trợ giúp rất lớn cho các chương trình hiện đại hoá quân sự của các nước này.
Trung Quốc đang tăng cường an ninh cho các tuyến vận tải biển cùng với các quan hệ đối tác lâu dài giúp làm tăng sự kiểm soát đối với khu vực và khát vọng quyền lực của họ. Một phần của chiến lược nổi lên và sự hung hăng của Trung Quốc là do có các cơ hội “thay đổi quyền lực” ở châu Á Thái Bình Dương, theo đó sức mạnh của Mỹ đang giảm sút và sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc cho phép họ được đứng ở “tâm chấn” của khu vực.
Nói một cách khác, Bắc Kinh nhận thấy rằng sau vài thế kỷ họ hiện đang có vị thế chiếm lĩnh Trung tâm thế giới (Middle Kingdom). Tuy nhiên, ở thời điểm này việc Trung Quốc nổi lên một cách hoà bình hay nổi lên một cách hung hăng sẽ thể hiện qua cách Bắc Kinh dàn xếp như thế nào về sự nổi lên đó của họ với khu vực Đông Nam Á và Đông Á.
Lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đã liên tục được tăng cường kể từ năm 2001 đến nay. Trong sự kiện được công bố rộng rãi về vụ máy bay EP-3 US của Mỹ trinh sát đảo Hải Nam tháng 4/2001, máy bay này đã va chạm với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc và buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Lingchui tại đảo Hải Nam trong khi máy bay đánh chặn của Trung Quốc bị rơi.
Trong khi chiếc EP-3 vẫn tiến hành các chuyến bay do thám thường xuyên, việc cố ý gây ra vụ va chạm cho thấy Bắc Kinh lo ngại việc mở rộng các cơ sở hạ tầng của hải quân và không quân của họ trên đảo Hải Nam, trong đó có căn cứ Tam Á dành cho hải quân, bị phát hiện.
Một thập niên xây dựng lực lượng hải quân và không quân tại Hải Nam đã biến đảo này thành một “tàu sân bay không thể bị đánh chìm” để từ đó triển khai vào Biển Đông những loại vũ khí có uy lực lớn từ trên đất liền, trên biển và trên không. Từ năm 2003, hải quân Trung Quốc đã nổi lên thành một quân chủng quan trọng của quân đội nước này và sự phát triển mạnh mẽ của nó được thể hiện qua việc nhiều căn cứ được xây dựng và hạm đội được mở rộng. Sự thay đổi của quân chủng này có tính chất quyết định đối với khả năng tác chiến của hải quân Trung Quốc ở khu vực.
Sự nổi lên về quyền lực cứng của Trung Quốc dựa vào việc hiện đại hoá quân đội được tiến hành thông qua các chương trình ráo riết mua sắm trên quy mô lớn các loại vũ khí từ Nga dành cho hải quân và liên doanh với Nga sản xuất tại Trung Quốc các thiết bị dành cho không quân.
Thay đổi quy mô hoạt động
Kết quả của các chương trình trên đã tạo ra bước đột phá trong việc làm mới các hệ thống vũ khí của Trung Quốc để thay thế cho các thế hệ vũ khí lạc hậu mua từ thời Liên Xô vào những năm 1950. Kết quả là quân đội Trung Quốc đã sở hữu các hệ thống vũ khí mô phỏng theo các hệ thống vũ khí Liên Xô/Nga và chú ý nhấn mạnh về mặt học thuyết.
Từ năm 1990, hải quân Trung Quốc bổ sung thêm 8 loại tàu khu trục gồm 26 chiếc mang tên lửa, trong đó có hai chiếc mua từ Nga thuộc loại Sovrremenny (dự án 956 EM), số còn lại được đóng trong nước, 49 tàu hộ vệ mang tên lửa thuộc 9 loại khác nhau. Ngoài ra, lực lượng này cũng được trang bị thêm 27 tàu đổ bộ cỡ lớn, 31 tàu đổ bộ cỡ trung bình, 58 tàu ngầm trong đó có 4 loại tàu ngầm tự đóng và hai loại EKM-656 và EKM-877 mua của Nga.
Hải quân Trung Quốc có lực lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớn nhất ở khu vực, trong đó có hai loại thuộc lực lượng tàu tấn công và tàu mang tên lửa đạn đạo.
Hải quân Trung Quốc có hơn 200 máy bay và lực lượng lớn tên lửa bao gồm các tên lửa hành trình tấn công trên bộ và tên lửa chống tàu chiến gồm nhiều loại được sản xuất trong nước hoặc mua từ Nga tạo ra sức mạnh áp đảo các lực lượng hải quân và không quân ở khu vực.
Tuy nhiên, một diễn biến quan trọng trong năm 2011 là Trung Quốc thúc đẩy việc xây dựng tàu sân bay để kết hợp với lực lượng tàu khu trục – hộ vệ và tàu ngầm.
Sự thay đổi quy mô hoạt động được coi là có tầm quan trọng thứ hai đối với sự nổi lên của hải quân và lực lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Theo chiến lược biển của Trung Quốc về 3 chuỗi đảo bao quanh, Trung Quốc sẽ xây dựng lực lượng hải quân tập trung mạnh vào khả năng tấn công trong chuỗi đảo thứ nhất và một phần ở chuỗi đảo thứ hai.
Sự thay đổi hoạt động của Trung Quốc thể hiện qua việc kết hợp giữa việc phát triển các khả năng hiệp lực quan trọng với các biện pháp chống tiếp cận bằng các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến mà Bắc Kinh đặt tên là “vũ khí tiêu diệt” tàu sân bay.
Với tầm bắn được quảng cáo là từ 1.500 tới 2.000 Km, tên lửa đạn đạo chống tàu chiến CSS-DF-21D có thể kiềm chế, giữ chân các lực lượng tấn công và đổ bộ Mỹ đứng ngoài khu vực hoạt động của hải quân Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tên lửa (đất đối không, đất đối đất cũng như tên lửa hành trình chống tàu chiến và tấn công các mục tiêu trên bộ) với các hoạt động tác chiến của lực lượng tàu ngầm tạo cho Bắc Kinh khả năng vững chắc và tin cậy bên trong chuỗi đảo thứ nhất của họ và khả năng đáng kể trong chuỗi đảo thứ hai. Việc triển khai các tên lửa CSS-DF-21D sẽ tạo cho Trung Quốc lợi thế to lớn trong việc lựa chọn các biện pháp đánh đòn phủ đầu và gây sức ép trong một cuộc khủng hoảng ở khu vực.
Với tầm bắn được quảng cáo là từ 1.500 tới 2.000 Km, tên lửa đạn đạo chống tàu chiến CSS-DF-21D có thể kiềm chế, giữ chân các lực lượng tấn công và đổ bộ Mỹ đứng ngoài khu vực hoạt động của hải quân Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tên lửa (đất đối không, đất đối đất cũng như tên lửa hành trình chống tàu chiến và tấn công các mục tiêu trên bộ) với các hoạt động tác chiến của lực lượng tàu ngầm tạo cho Bắc Kinh khả năng vững chắc và tin cậy bên trong chuỗi đảo thứ nhất của họ và khả năng đáng kể trong chuỗi đảo thứ hai. Việc triển khai các tên lửa CSS-DF-21D sẽ tạo cho Trung Quốc lợi thế to lớn trong việc lựa chọn các biện pháp đánh đòn phủ đầu và gây sức ép trong một cuộc khủng hoảng ở khu vực.
Tiến hành hoạt động quân sự phối hợp là một khả năng khác của Trung Quốc trong tiến trình thay đổi phương cách hoạt động có liên quan tới các khả năng kết hợp các lực lượng ven biển, trên biển và vũ trụ bằng toàn bộ hệ thống các khả năng tiến hành chiến tranh và Trung Quốc đã hình thành quan niệm “Thông tin hoá” các khả năng bảo đảm ý đồ chiến thuật và chiến lược và tính cơ động cho việc thay đổi hoạt động của họ.
Các khả năng chiến lược mới đã được thể hiện trong việc phát triển và triển khai năng lực đánh trả của hạm đội các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo loại 094 lớp Tấn được trang bị tên lửa IL-2-SLBM và một số loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân trang bị trên tàu loại 093 lớp Thương.
Các loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc tạo ra mối đe doạ hạt nhân thực sự trên chiến trường. Tại căn cứ hải quân Tam Á, Trung Quốc triển khai lực lượng tàu ngầm tấn công với khả năng hoạt động và hoả lực tấn công rất nguy hiểm có thể ngăn chặn bất kỳ sự phối hợp nào của hải quân các nước trong khu vực trừ phi có sự can thiệp của các tàu ngầm hạt nhân Mỹ vào một cuộc xung đột khu vực chống hải quân Trung Quốc.
Cán cân lực lượng khu vực
Để chống lại sức mạnh quyết đoán đang nổi lên của Trung Quốc ở Biển Đông và tăng cường mạnh mẽ lực lượng hải quân và không quân, các lực lượng hải quân và không quân các nước khu vực đang phải đối mặt với một thách thức khổng lồ.
Bắc Kinh sẽ thận trọng trong việc sử dụng vũ lực và triển khai các loại vũ khí chiếm ưu thế của họ vì e ngại điều đó sẽ kích động phản ứng từ phía Mỹ. Trung Quốc sẽ sử dụng hiệu quả kép của đòn tấn công có sức hấp dẫn về sự “nổi lên hoà bình”, sức cuốn hút về kinh tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của các nước ASEAN với Trung Quốc – mọi thứ trong phạm vi ảnh hưởng của các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế trong khu vực như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC) – để can dự cùng với tập thể các nước ASEAN.
Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ tìm cách giải quyết riêng rẽ các vấn đề tranh chấp với từng nước ASEAN một. Họ cũng muốn sử dụng một loạt công cụ như luật pháp nước họ và diễn giải Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOC) năm 1982 theo cách của họ để có thể gạt bỏ những tuyên bố chủ quyền riêng của các nước ASEAN.
Việc so sánh về các lực lượng tác chiến, khả năng cơ động và thay đổi về học thuyết giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cho thấy sự chênh lệch quá lớn mà phần yếu thế thuộc về các nước ASEAN.
Việc so sánh về các lực lượng tác chiến, khả năng cơ động và thay đổi về học thuyết giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cho thấy sự chênh lệch quá lớn mà phần yếu thế thuộc về các nước ASEAN.
Trong khi các nước ASEAN có một khung kinh tế và chính trị khu vực mạnh, thì khung hợp tác quốc phòng của khối này mờ nhạt kể từ khi Tổ chức phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO) bị lu mờ.
Nhìn chung, trong khi Mỹ cam kết đối với an ninh ở Đông Nam Á trên cơ sở của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau, thì việc tổ chức khởi động lại hoạt động của hiệp ước phòng thủ với Mỹ và các nước ngoài khu vực vẫn chưa được định hình tại khu vực. Nói một cách khác, quyền lực nổi lên của Trung Quốc trên thực tế đang kích động việc thảo luận ở khu vực về sự cần thiết thành lập một NATO châu Á.
Tuy nhiên, xu hướng này dường như không tiến triển do yếu tố phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Mặc dù vậy, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện tại khu vực này về mặt kinh tế và chiến lược. Mỹ đã tăng cường các hoạt động giao lưu quân sự với quân đội các nước Đông Nam Á và đặt cược vào sự dính líu của mình ở Biển Đông.
Rõ ràng là có sự thiếu cân bằng về các khả năng. Đông Nam Á có một cấu trúc hải quân và không quân đa dạng về các phương tiện cũng như về số lượng các phương tiện chiến đấu.
Mức độ hoạt động, khả năng chiến đấu lâu dài, sự phù hợp của học thuyết với các hoạt động tác chiến kéo dài, sự đồng bộ của các loại vũ khí hạng nặng và cơ sở công nghệ-chiến lược đảm bảo cho việc duy trì khả năng đối phó với Trung Quốc hiện đang được xem xét tại các nước như Việt Nam, từng nổi danh đã “dạy cho Trung Quốc một bài học” khi Bắc Kinh xâm lược Việt Nam để “dạy Hà Nội một bài học” hồi năm 1979.
Mức độ hoạt động, khả năng chiến đấu lâu dài, sự phù hợp của học thuyết với các hoạt động tác chiến kéo dài, sự đồng bộ của các loại vũ khí hạng nặng và cơ sở công nghệ-chiến lược đảm bảo cho việc duy trì khả năng đối phó với Trung Quốc hiện đang được xem xét tại các nước như Việt Nam, từng nổi danh đã “dạy cho Trung Quốc một bài học” khi Bắc Kinh xâm lược Việt Nam để “dạy Hà Nội một bài học” hồi năm 1979.
Xinhgapo là một điển hình nữa về trình độ công nghệ-chiến lược ở mức độ cao và nền tảng vững chắc trong học thuyết chiến tranh phối hợp, hệ thống trung tâm điều hành các chiến dịch và khả năng công nghệ tiến hành cuộc chiến hiện đại.
Malaixia có các đơn vị chiến đấu gây ấn tượng, song có rất ít kinh nghiệm chiến đấu và hoạt động cho các lược lượng vũ trang của mình trừ qua một lần xung đột với Inđônêxia.
Lực lượng vũ trang của Inđônêxia có số lượng đông song trang bị lạc hậu. Philíppin có khả năng quân sự yếu nhất không thể đương đầu với Trung Quốc ngay cả trong các hoạt động phòng thủ.
Hồi tháng 3 và tháng 7 năm 2010, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một trong những cuộc tập trận lớn nhất của họ, trong đó có các vụ phóng tên lửa tại khu vực Đông Nam Á.
Nhằm vào từng đối thủ chính trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông, các cuộc tập trận này đã nhấn mạnh ý định cứng rắn của Bắc Kinh trong việc kết hợp thực hiện các biện pháp cứng và mềm nhằm tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ đối với Biển Đông.
Cuộc tập trận này đánh dấu một mốc xác định về sự đe doạ ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, trong khi họ vẫn không ngớt lời nói về sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với ASEAN.
Nhằm vào từng đối thủ chính trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông, các cuộc tập trận này đã nhấn mạnh ý định cứng rắn của Bắc Kinh trong việc kết hợp thực hiện các biện pháp cứng và mềm nhằm tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ đối với Biển Đông.
Cuộc tập trận này đánh dấu một mốc xác định về sự đe doạ ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, trong khi họ vẫn không ngớt lời nói về sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với ASEAN.
Tạo sức ép chiến lược nhằm đạt kết quả trong tranh chấp
Tiến trình tăng cường hiện đại hoá quân đội và khả năng tác chiến của Trung Quốc đang gây tác động và làm phức tạp tình hình an ninh khu vực. Bắc Kinh theo đuổi chiến lược ngoại giao và quân sự mà họ gọi là “trỗi dậy hoà bình” bằng cách đề xuất các cuộc trao đổi ý kiến như là các vấn đề thử nghiệm, song đồng thời tiến hành các cuộc tập trận hải quân, các hoạt động thuỷ văn hung hăng, trái hẳn với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà họ đã ký với ASEAN năm 2002.
Trên các diễn đàn ngoại giao tập thể, Trung Quốc luôn thể hiện thái độ tham vấn thân tình, song lại leo thang căng thẳng với những đối tượng chọn lọc như Việt Nam và Philíppin.
Việc Trung Quốc đã triển khai tên lửa CSS-5/DF-21D và tăng cường các khả năng tiến hành chiến tranh phối hợp, hệ thống trung tâm chỉ huy chiến tranh và tăng cường kho vũ khí chiến lược đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng Bắc Kinh đang tăng cường vị thế tấn công-phòng thủ để ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực này.
Một khi khả năng ngăn chặn sự can thiệp vào khu vực tỏ ra đáng tin cậy với việc sử dụng các loại tên lửa hành trình chống tàu chiến và tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay, khi đó độ tin cậy về sức mạnh yểm trợ của hải quân và không quân Mỹ đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á sẽ bị tổn thất.
Một khi khả năng ngăn chặn sự can thiệp vào khu vực tỏ ra đáng tin cậy với việc sử dụng các loại tên lửa hành trình chống tàu chiến và tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay, khi đó độ tin cậy về sức mạnh yểm trợ của hải quân và không quân Mỹ đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á sẽ bị tổn thất.
Tốc độ hiện đại hoá gia tăng nhanh chóng của quân đội và hải quân Trung Quốc, chiến lược mới về phối hợp giữa thông tin hoá với mức độ nguy hiểm của tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân tạo ra mối đe doạ thực sự mà Bắc Kinh có thể sử dụng để tạo ra sức ép chiến lược nhằm đạt được các kết quả mong muốn trong tranh chấp tại Biển Đông.
Điều đó đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải có sự hợp tác chiến lược lớn hơn và xây dựng kho vũ khí và khả năng hoạt động cần thiết như một phương tiện răn đe nhằm ngăn chặn sự hiếu chiến của Trung Quốc. Khả năng Trung Quốc thách thức sự can thiệp của Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích an ninh khu vực là sự thay đổi trò chơi nghiêm trọng, trong đó Trung Quốc tỏ ra như một “cường quốc bất mãn” có khuynh hướng bá quyền bất chấp việc nước này luôn lớn tiếng tuyên bố về “sự trỗi dậy hoà bình” mang đặc sắc Trung Quốc.
.
.
.
No comments:
Post a Comment