Friday, November 18, 2011

PHÓNG VIÊN TẠP CHÍ LỪNG DANH NATURE SẮP THĂM & VIẾT BÀI VỀ VIỆT NAM (TS Lê Văn Út, Na Uy)



TS Lê Văn Út
Tháng Mười Một 18, 2011 at 1:42 chiều

David Cyranoski hiện là phóng viên của tạp chí lừng danh Nature (2010 impact factor: 36.104, một tạp chí đa ngành hàng đầu). Anh phụ trách khu vựa Châu Á – Thái Bình Dương và có văn phòng làm việc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Thông tin về anh và bài viết của anh trên Nature có thể xem tại: http://www.nature.com/news/author/David+Cyranoski/index.html. Có thể tìm thấy email liên hệ với anh trong danh sách sau: http://www.nature.com/nature/about/editors/

Vài nét về David theo sự giới thiệu của Nature: David đã làm việc ở Nhật Bản vài năm trước khi chuyển qua làm phóng viên cho Nature từ năm 2000. Anh từng làm phiên dịch cho một công ty sản xuất thiết bị bán dẫn, dạy lịch sử cho sinh viên nước ngoài. Bên cạnh là phóng viên phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, anh còn quan tâm đến các lĩnh vực như vật liệu, khoa học trái đất và sở hữu trí tuệ.

Tôi đã đọc nhiều bài của anh này trên Nature và thấy rằng anh là một phóng viên khá chuyên nghiệp về khoa học và giáo dục.

Trong quá trình đấu tranh cắt đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc đã cố tình áp đặt trên Biển Đông, anh phóng viên này đã viết bài “Những câu chữ tức giận trên Biển Đông Á”, http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html.  Bài viết lên án việc các học giả Trung Quốc cố tình chèn đường lưỡi bò lấp liếm vào các ấn phẩm khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế, và đồng thời kêu gọi giữ gìn sự liêm khiết trong môi trường khoa học. Bài viết của anh cho thấy công cuộc đấu tranh xóa đường lưỡi bò của tri thức Việt đã gây chấn động trong cộng đồng khoa học thế giới. Điều này rất thiết thực cho công cuộc đấu tranh bảo vệ vùng lãnh hải thiêng liêng của đất nước.

Theo chúng tôi được biết, anh David đang chuẩn bị cho một chuyến đi đến Việt Nam vào khoảng cuối tháng 11 năm nay. Mục đích chính của anh là muốn tìm hiểu và viết bài về khoa học Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn cho khoa học Việt Nam vươn ra thế giới bên ngoài, bởi thông tin mà Nature đưa bao giờ cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người và nhiều tổ chức trên thế giới.

Hy vọng David sẽ có một chuyến đi thành công đến Việt Nam và hy vọng các nhà khoa học ở Việt Nam có thể tận dụng dịp này để quãng bá thương hiệu của mình ra cộng đồng quốc tế.

Xin nói thêm, tôi đã đặt vấn đề với David về vụ đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps. Anh ấy cho rằng đây là vấn đề thú vị và đang xin ý kiến của Ban Biên Tập của Nature để viết bài về vụ này. Nếu Nature mà chịu vạch “vết sẹo” ngay cái bụng của Google thì còn gì tuyệt vời hơn. Nature đã từng dạy cho Science một bài học. Chuyện họ tiếp tục làm thế đối với Google là có thể lắm. Chúng ta hãy chờ xem.

TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

Related articles :


.
.
.

No comments: