Wednesday, November 2, 2011

ĐÔNG Á CÓ TRỞ THÀNH NƠI KÌNH ĐỊCH MỸ-TRUNG KHÔNG? (Tướng Daniel Schaeffer)


Tướng Daniel Schaeffer
Posted by basamnews on 03/11/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ Nhật, ngày 30/10/2011

TTXVN (Angiê 20/10)

Các vụ đối đầu quyết liệt giữa Trung Quốc và Mỹ cho thấy nếu Đông Á không phải là một nơi kình địch mới giữa hai nước lớn này, thì vùng này cũng trở thành một điểm va chạm mới. Nguyên nhân chủ yếu là do sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc và ý muốn của nước này một mình thống trị cả vùng này. Nhưng đó lại là điều mà tất cả các nước láng giềng không thần phục Bắc Kinh lo sợ. Tướng Daniel Schaeffer, thành viên nhóm tư vấn Asie21-Futuribles, nhà tư vấn quốc tế, phân tích và lý giải nguyên nhân khách quan và chủ quan, bối cảnh quốc tế và trong vùng, ý đồ và lợi ích của Mỹ và Trung Quốc cũng như vị thế địa chính trị và cách tính toán của tác nhân khác nhau trong vùng, trong bài “Vùng Đông Á liêu có trở thành nơi kình địch Mỹ-Trung không” đăng trên tạp chí “Địa chính trị” như sau:

Đông Á liệu có trở thành nơi diễn ra sự kình địch nhau giữa Trung Quốc và Mỹ không? Căn cứ vào các sự kiện nảy sinh trong năm 2010, khẳng định đó dường như là điều hiển nhiên, cho dù không biểu hiện gay gắt có phần chùng xuống từ cuối năm ngoái. Rồi sự kình địch đó lại tăng lên do sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Trung Quốc có tham vọng khẳng định ảnh hưởng ngày càng mạnh của mình đối với toàn vùng, muốn làm thui chột mọi cuộc can thiệp từ bên ngoài ngăn cản tham vọng của mình. Nhưng Mỹ lại muốn tiếp tục đóng vai trò cường quốc trong vùng này vì điều đó nằm trong lợi ích chiến lược của Mỹ. Một mặt, Trung Quốc có thể chấp nhận sự hiện diện đó nhưng chỉ giới hạn ở các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và văn hoá. Trái lại, khi thể hiện ở khía cạnh chính trị, và hơn nữa là quân sự, sự hiện diện đó lại ngày càng chọc giận Bắc Kinh. Nhưng cho dù, dưới vỏ bọc “phát triển hoà bình”, Trung Quốc đưa ra các chương trình hợp tác kinh tế với vẻ bề ngoài hấp dẫn đối với các nước láng giềng ở Đông Nam Á, các nước này vẫn lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc và sợ mất một phần đáng kể quyền tự do chính trị của mình. Chính vì vậy, việc Mỹ tỏ rõ sự quan tâm đến vùng này lại trấn an các nước nói trên và đối với họ là một yếu tố giữ ổn định, có khả năng giúp họ duy trì được cân bằng với Trung Quốc. Việc sử dụng lối nói kích động tâm lý không tin Mỹ trong các nước châu Á rõ ràng cho thấy Trung Quốc tức giận trước diễn biến tình hình đó.

Đông Á hay nơi nổ ra kình địch Mỹ-Trung về kinh tế
Về phương diện kinh tế, Đông Á đúng ra phải dược coi là một nơi cạnh tranh bình thường hơn là nơi nổ ra kình địch giữa hai cường quốc kinh tế. Quả thực là cho dù giữa hai nước có tranh chấp kinh tế căng thẳng, song Trung Quốc và Mỹ không đối chọi nhau quyết liệt trong lĩnh vực này như hai nước thể hiện trong các chủ đề chính trị và chiến lược. Ngoài một số điểm bất đồng, liên quan đến việc Bắc Kinh duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo và mất cân đối trong cán cân trao đổi thương mại bất lợi cho Mỹ, một yếu tố làm trầm trọng thêm những tranh chấp kinh tế mới xuất hiện gần đây với hậu quả ảnh hưởng tới lợi ích chiến lược của Mỹ cũng như của nhiều nước công nghiệp hoá khác. Đó là ý đồ của Trung Quốc trong năm 2010 giảm xuất khẩ đất hiếm.

Cuộc chiến đất hiếm
Toàn bộ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của Trung Quốc cần đến đất hiếm do sử dụng nhiều thành quả công nghệ. Trung Quốc nắm giữ 37% trữ lượng đất hiếm của thế giới. Nhưng sau khi được hiện đại hoá, ngành khai thác này hiện nay bảo đảm tới 93% sản lượng của thế giới. Điều đó giúp Trung Quốc có được vị thế gần như độc quyền khiến các nước sử dụng đất hiếm lâm vào tình thế dễ bị đánh quỵ và phụ thuộc có tính chiến lược vào Trung Quốc.
Qủa thực là lấy lý do khai thác đất hiếm gây tổn hại nghiệm trọng tới môi trường, mùa hè năm 2010, Trung Quốc tuyên bố hạn chế xuất khẩu loại tài nguyên này và hạn ngạch thực tế đã được áp dụng từ năm 2006. Bắc Kinh thậm chí còn ngừng xuất khẩu terbium và dysprosium, hai kim loại mà nước này nắm giữ tới 99% trữ lượng thế giới và được dùng trong nhiều ứng dụng dân sự và quân sự. Như vậy, cả một mảng của nền kinh tế Mỹ, cụ thể là sản xuất vũ khí, bị “đánh vỗ mặt” do quyết định này của Trung Quốc. Chính điều đó làm gia tăng mối ngờ vực của nước này về khả năng quân sự của nước kia và ngược lại.

Đúng là Trung Quốc khẳng định mình không có ý định gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu. Nhưng sự doạ dẫm thực tế trên liên quan đến đất hiếm đối với Trung Quốc lại là một cách gây áp lực có hiệu quả với Mỹ, nước mà Trung Quốc cho là mối đe doạ hiển nhiên.

Mối đe doạ của Trung Quốc đối với các công ty dầu mỏ Mỹ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)
Một chủ đề tranh chấp khác giữa Mỹ và Trung Quốc là nước này gây áp lực để buộc các công ty dầu mỏ nước ngoài không ký hợp đồng với các công ty của các nước nằm ven biển Nam Trung Hoá, trong không gian biển mà Trung Quốc muốn kiểm soát thông qua đường lưỡi bò gấp khúc 9 đoạn. Nhưng đường gấp khúc đó thực tế bao phủ toàn bộ các mỏ dầu nằm trong vùng biển này. Chẳng hạn, dọc theo bờ biển Việt Nam, đường này cắt các lô từ 117 đến 127 trong đó chủ yếu nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Tháng 11/2006, công ty ONGC của Ấn Độ trở thành nạn nhân khi Trung Quốc phản đối Chính phủ Việt Nam cho phép công ty này khai thác lô 127 nằm trong lực vực của Phú Khánh, ngoài khơi vịnh Cam Ranh, nhưng không phải vì thế mà ONGC ngừng mọi hoạt động của mình. Ngày 10/4/2007, sau khi phản đối Việt Nam, Trung Quốc đã thành công trong việc buộc tổ hợp BP-Conoco Phillips-Petrovietnam phải ngừng khai thác các mỏ khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch, nằm ở cực Tây-Nam quần đảo Trường Sa, trên thềm lục địa của Việt Nam. Sau đó nhiều công ty dầu mỏ nước ngoài khác, trong đó có cả của Mỹ như Exxon, cũng chịu sức ép của Trung Quốc.
Điều đó khiến Mỹ phải phản ứng một cách mạnh mẽ. Vào tháng 6/2010, tại hội nghị cấp cao lần thứ 9 về an ninh châu Á (Đối thoại Shangri La), Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, lên án việc thực thi “ngoại giao cưỡng ép” ở biển Nam Trung Hoa.

Kình địch trong các chương trình hợp tác kinh tế ở Đông Nam Á
Về phương diện kinh tế vĩ mô, điều có vẻ hiển nhiên là Trung Quốc muốn hợp tác ở Viễn Đông được thiết lập dưới sự bảo trợ của mình và thông qua việc thiết kế các chương trình hội nhập vùng, nhưng loại Mỹ khỏi thành phần tham gia. Các dự án hội nhập vùng này, chỉ hoàn toàn mang tính chất Viễn Đông, được thực hiện thông qua một loạt dự án tiểu vùng trong đó nhiều dự án nhằm mục đích gắn chặt Đông Nam Á vào Trung Quốc.
Chẳng hạn, năm 2008, Trung Quốc đề xuất với ASEAN dự án tổng thể Khu hợp tác kinh tế toàn vùng vịnh Bắc Bộ được chia thành 3 mảng chính: trục Tây chạy theo hướng Nam Ninh-Xinhgapo, trục trung tâm chạy theo vùng hợp tác tiểu vùng Đại Mê Công, trục Đông liên quan đến biển và bờ biển bao gồm toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Đó chính là sự tinh tế của dự án tổng thể trên với mục đích ngầm là việc kiểm soát tàon bộ biển Nam Trung Hoa được “gắn chìm” trong một tổng thể với 3 mảng. Một tiến trình tương tự cũng được tung ra khi hiệp định trao đổi tự do giữa 6 nước phát triển nhất của ASEAN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, với viễn cảnh thu nạp thêm Mianma, Campuchia, Lào và Việt Nam vào năm 2015. Qua đó, Trung Quốc muốn thẳng tay loại bỏ mọi ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản là những nước cũng đưa ra một số chương trình tương tự, như dự án phát triển lưu vực Đại Mê Công.
Cũng như vậy, nhờ chính sách răn đe thực hiện từ năm 2000 đối với các nước láng giềng ở Đông Nam Á – cụ thể là các nước thành viên ASEAN – và Bắc Á – như Nhật Bản và Hàn Quốc-Trung Quốc đã thành công trong việc đẩy các nước đến chỗ phải thông qua việc thành lập một quỹ dự trữ ngoại hối chung. Mục đích ở đây là hạn chế nguy cơ gây bất ổn thị trường trong trường hợp xuất hiện viễn cảnh một cuộc khủng hoảng tiền tệ mới, như cuộc khủng hoảng năm 1997 ở châu Á. Thoả thuận này thiết lập một Quỹ 120 tỷ USD cho phépmột hay nhiều đối tác đối phó với khó khăn trước mắt trong cán cân thanh toán và nguồn tiền mặt trong ngắn hạn. Một số nhà quan sát phê phán việc CMIM thiết lập một quỹ tiền tệ châu Á độc lập có nguy cơ làm tổn thại đến tinh vượt trội của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Bắt đầu từ năm 2000, khi dự án được soạn thảo giữa Trung Quốc với nước này hay nước khác trong số các đối tác trên cơ sở song phương, cho dù cựu Tổng giám đốc IMF, Hort Kohler, xem sáng kiến trên là để bổ sung cho hoạt động của thể chế tài chính quốc tế này,những lời phê phán cũng không phải là không có cơ sở. Đối với Trung Quốc, vấn đề ở đây là thành lập một cơ chế tài chính vĩ mô độc lập với Mỹ, một không gian riêng biệt trong tỷ giá tiền tệ được thương lượng giữa các đối tác với nhau và bỏ qua mọi đòi hỏi của Mỹ phải định giá lại giá trị thấp giả tạo của đồng nhân dân tệ.

Đông Á, nơi tranh giành ảnh hưởng mới giữa Mỹ và Trung Quốc
Đông Á trong một thời gian dài là nơi Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng của nhau. Điều đó không phải là mới. Trái lại, điều chưa từng có là ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng lấn át ảnh hưởng của Mỹ, không những thông qua phát triển các chương trình phát triển kinh tế chung và biểu hiện sức mạnh kinh tế, công nghệ và quân sự, mà còn vì trong 10 năm trở lại đây Mỹ đã tạo cảm giác họ không còn quan tâm đến vùng này nữa. Một số người cho sự tụt lùi bề ngoài đó là do khủng hoảng kinh tế nổ ra vào tháng 9/2008. Nhưng thực tế là sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ cho rằng Đông Nam Á không phải là điểm ưu tiên trong cuộc chiến chống khủng bố của mình. Từ đó, trong thập kỷ qua, Mỹ ít quan tâm đến vùng này, do đó tầm nhìn của họ bị hạn chế. Đó chính là điều đã thúc đẩy Trung Quốc tăng cường tham vọng của mình.

Vẻ thờ ơ bề ngoài của Mỹ đối với vùng Viễn Đông trong thập niên qua và Trung Quốc giành lợi thế
Có hai dấu hiệu chính khiến Trung Quốc cho rằng Mỹ ít quan tâm hơn đến vùng này. Thứ nhất là thái độ hoà giải đối với Trung Quốc của Tổng thống Barack Obama trong nửa đầu nhiệm kỳ của ông. Thái độ đó được xem hoặc là biểu hiện của sự yếu thế, hoặc như việc Mỹ bắt đầu chấp nhận một số đòi hỏi của Trung Quốc. Theo dấu hiệu thứ hai, bị lãng quên trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, Mỹ cho rằng mối nguy hiểm ở Đông Á là không cao. Trong bối cảnh đó, sau khi Mỹ liệt Đông Nam Á thuộc loại “mặt trận thứ yếu” của cuộc chiến này, mối quan tâm của Mỹ đối với vùng này đã bị đưa xuống hàng thứ hai trong suốt thập kỷ qua. Đó là điều đã cho phép Trung Quốc nhảy vào khoảng trống đó và giành được một số lợi thế. Trung Quốc càng dễ dàng đạt được mục đích đó vì tuy có lúc Mỹ được lắng nghe khi họ nói về dân chủ và nhân quyền, song bước đi của Mỹ lại không được chấp nhận ở một số nước trong vùng vốn không thích nghe theo thông điệp của Mỹ. Như vậy Mỹ đã bị thua thiệt ở vùng này.
Nói vậy cũng không phải không có nghĩa là khích lệ nhân quyền là một công cụ gây ảnh hưởng được Mỹ sử dụng để gây khó khăn cho Trung Quốc hơn là để tìm kiếm sự ủng hộ ở châu Á. Đó là lý do giải thích tại sao Mỹ không muốn bị người khác áp đặt cách hành xử khi Tổng thống Obama quyết định tiếp đón Đạtlai Lạtma trong chuyến thăm Mỹ của nhân vật này từ 17-27/2/2010. Cũng như vậy, ngày 12/1, sau khi David Drummond, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển và các vấn đề pháp lý của Google, tố cáo “từ Trung Quốc” có một “cuộc tấn công có chủ đích và rất hiện đại” vào hạ tầng của Google. Trên thực tế, đó hoàn toàn là một cuộc kiểm duyệt được Chính phủ Trung Quốc thực hiện đối với môtơ tìm kiếm, một sự trừng phạt được áp dụng sau khi Google quyết dịnh không tuân thủ các điều kiện tự kiểm duyệt mà Bắc Kinh yêu cầu hãng này thực hiện trước khi được vào thị trường Trung Quốc. Ở đây, Chính phủ Mỹ ủng hộ lập trường của Google và quyền tự do ngôn luận trên mạng ở Trung Quốc.
Các cuộc đấu về vấn đề quyền tự do cá nhân này ở châu Á tuy có thể có ích cho Mỹ để đối phó với Trung Quốc, song không phải vì thế mà ngăn chặn được sự phát triển của Trung Quốc ở Đông Á. Bước tiến đó tuy nhiên diễn ra ở Đông Nam Á tốt đẹp hơn ở Đông Bắc Á, nơi từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, vùng ảnh hưởng của Trung Quốc và Mỹ nhìn chung tương đương với nhau. Trung Quốc có ảnh hưởng ở Bắc Triều Tiên, còn Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Hawai. Đối với hai địch thủ này, Mông Cổ, trước đây chịu ảnh hưởng của Nga, giờ đây trở thành một cuộc chơi.

Các vùng ảnh hưởng bao trùm của Mỹ
Tại Đông Nam Á, Mỹ vẫn có ảnh hưởng mạnh ở Xinhgapo và Philippin. Mỹ đã đánh mất ưu thế tại Inđônêxia sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt từ tháng 9/1999 đối với Giacácta vì chính phủ nước này không có khả năng ngăn chặn bạo lực do lực lượng dân binh gây ra ở Timor Leste để chống lại việc vùng này giành độc lập. Từ đó đến nay, Mỹ đã lấy lại được một phần ảnh hưởng sau quyết định nối lại các chương trình hợp tác quân sự bị ngừng lại. Minh chứng cho điều này là tháng 9/2010, Marty Natalegawa, Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia, đã lên án việc Trung Quốc định lấy Mỹ ra khỏi một tiến trình giải quyết các vấn đề về chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa.
Tại Malaixia, ảnh hưởng của Mỹ tuy khó đánh giá, nhưng là có thực. Hợp tác quốc phòng và an ninh giữa hai nước đã dần dần được củng cố kể từ sau vụ 11/9. Thực tế là Oasinhtonw đã nhận rõ tầm quan trọng của Cuala Lămpơ trong cuộc chiến chống khủng bố. Đó là lý do giải thích tại sao năm 2003, chính phủ hai nước thống nhất đặt trụ ở của Trung tâm chống khủng bố vùng Đông Nam Á (SEARCCT) ở Malaixia. Hơn nữa, trong khuôn khổ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Malaixia ở biển Nam Trung Hoa, sự có mặt của Mỹ được cảm nhận rõ ràng là sự hỗ trợ có tính trấn an đối với Malaixia.
Cuối tháng 7/2010, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Oasinhton, Mỹ đã được chào đón nồng nhiệt ở Việt Nam là nước, trong số tất cả các nước khác, chống lại quyết liệt nhất yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa. Quả thực là sự trở lại của Mỹ rất được hoanh nghênh khi một nước ở ngay bên cạnh như Trung Quốc cảm thấy bất an khi tạo cho Bắc Kinh cảm giác rằng mình dựa quá nhiều vào Oasinhton. Đó là một trong những lý do giải thích tại sao bề ngoài Việt Nam không muốn Mỹ can dự để hỗ trợ đối thoại hàng năm về chnhs trị, an ninh và quốc phòng lần thứ ba giữa Mỹ và Việt Nam, được thiết lập từ năm 2008, thì cũng không được công bố. Cũng có thể yêu cầu đó được đưa ra qua các thông điệp ngầm, cũng nhân dịp kỷ niệm 15 năm nói ở trên, như các cuộc diễn tập biểu dương của tàu sân bay USS Washington, ngày 8/8/2010 cách Đà Nẵng 200 hải lý, tức trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và gần với quần đảo Hoàng Sa. Tham dự các cuộc diễn tập này có nhiều quan chức chính trị và quân sự cấp cao của Việt Nam. Một tín hiệu như vậy hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên đối với Trung Quốc. Sau đó trong một tuần liền diễn ra diễn tập song phương giữa Hải quân Việt Nam và 3 tàu hộ tống của chiếc tàu sân bay trên trước đó đã đi vào Biển Đông Trung Hoa (Biển Hoa Đông).
Do khong muốn vì xích mích lại quá gần với Mỹ mà làm cho Trung Quốc cảm thấy bất an, nên Hà Nội phải tìm kiếm một đối trọng với sự trở lại của Mỹ. Gần như là tự nhiên, Nga trở thành đối trọng đó vì nước này cũng muốn kiểm soát, ở biên giưói phía Đông của mình, sự trỗi dậy của người khổng lồ chiến lược trong tương lai là Trung Quốc và, đồng thời, duy trì mối quan hệ hữu hảo đã được thiết lập với Bắc Kinh sau khi cuộc đối đầu tư tưởng của kỷ nguyên Xôviết và Maoít kết thúc. Trên thực tế, cũng trong tháng 7/2010, Nga được Việt Nam, lúc đó là Chủ tịch ASEAN, mời cùng với Mỹ tham gia Diễn đàn ASEAN mở rộng. Mátxcơva đồng ý với đề nghị đó và cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov đến dự. Bằng cách khéo léo đó, Việt Nam cho thấy ý định duy trì cân bằng giữa tất cả các cường quốc trước hết là đối với ASEAN, và vạch ra xung quanh các nước thành viên tổ chức này một vành đai an ninh ảo được đặt dưới sự chủ trì của Mỹ và Nga mà vẫn không bị Trung Quốc coi thái độ đó là gây hấn.

Các vùng ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc
Trái lại, Mỹ dường như thất thế tại Thái Lan, nước không muốn làm trái ý Trung Quốc, nước có ảnh hưởng được thể hiện trong mối quan hệ kinh tế ưu đãi và các chương trình trang bị quân sự rộng rãi có xu hướng cạnh tranh với các chương trình của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Quốc gây áp lực mạnh để Chính quyền Băng Cốc một ngày nào đó cho xây dựng kênh đào Kra, tên một dải đất chạy dài xuống phía Nam của Thái Lan và ngăn cách Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Quả thực là Trung Quốc muốn tìm kiếm đối tác thay thế đáng tin cậy để bảo đảm an toàn cho việc cung ứng dầu mỏ của mình. Đi theo kênh đào Kra có thể sẽ tránh được eo biển Malắcca nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của các lực lượng hải quân Inđônêxia, Malaixia và Xinhgapo. Vì lo ngại nên Mỹ theo dõi thường xuyên tình hình ở đây và cũng rất cảnh giác. Cũng như Mỹ, Trung Quốc rất muốn được hỗ trợ ba nước trên về an toàn hàng hải ở vùng biển này, nhưng, cũng như Mỹ, Trung Quốc không được chấp thuận.
Là nước láng giềng của Thái Lan, Mianma cho đến nay vẫn hoàn toàn, hay gần như hoàn toàn, thần phục Trung Quốc, nước có ảnh hưởng chi phối ở đây. Quả thực là không chắc việc Nga mới đây cung cấp trang thiết bị hàng không làm thay đổi đáng kể ảnh hưởng đối với Mianma có lợi cho Nga và bất lợi cho Trung Quốc. Nếu xảy ra, tình hình đó sẽ gián tiếp có lợi cho Ấn Độ, nước tương đối gần với Nga từ sau thời kỳ phi thực dân hoá vì nhiều lý do, do Niu Đêli rõ ràng đang tìm cách giành lại ảnh hưởng ở Mianma và ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây. Vấn đề còn lại là xem điều đó có tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chơi của Mỹ chống lại Trung Quốc đối với Mianma hay không.
Nhưng hiện nay, ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn tiếp tục chi phối ở nước này vì trước hết đó là ảnh hưởng về chính trị và mọi hoạt động gắn với hợp tác hỗ trợ cho ảnh hưởng đó. Chính trong viễn cảnh đó mà Mianma tiếp tục nhận được từ Trung Quốc sự hỗ trợ gần như vô điều kiện và viện trợ quân sự quy mô lớn về phương diện hàng hải dân sự cũng như quân sự, cụ thể là thông qua các chương trình lớn về hiện đại hoá hải cảng và hợp tác quân sự. Các tướng lĩnh đang nắm quyền không từ bỏ ngay quyền lực, có thể trừ phi họ nhận được bảo đảm chắc chắn được miễn trừ để đổi lấy việc trao chính phủ cho một chính quyền dân sự. Nếu ngẫu nhiên một chế độ dân chủ ra đời ở Mianma, các liên minh sẽ có thể đảo ngược có lợi cho Mỹ vì nước này vẫn luôn ủng hộ nhân vật đối lập Aung San Su Kye đang đấu tranh đòi thiết lập một chế độ tự do ở nước mình. Do Mianma là lợi ích chiến lược nên dĩ nhiên Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ chế độ của các tướng lĩnh và, từ đó, làm mọi thứ có thể để duy trì ảnh hưởng vượt trội của mình ở đây.
Một nước khác mà ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng được tăng cường bất lợi cho Việt Nam là Lào, một nước nhỏ nhưng lại trở thành một cuộc chơi cơ bản trên bàn cờ tranh giành ảnh hưởng ở Đông Dương. Quả thực là Lào gắn tương đối chặt với chiến lược của Trung Quốc nhằm cô lập Việt Nam. Bắc Kinh từng bước giành thế vượt trội từ tay của Hà Nội nhờ những khoản trợ cấp để phát triển kinh tế và đô thị, với nhịp độ mà Việt Nam, với khả năng tài chính hiện nay của mình, không thể theo kịp. Như vậy, Trung Quốc đang ở vị thế chi phối so với việc Mỹ có thể tăng cường ảnh hưởng đối với Viêng Chăn và được cho là Việt Nam ủng hộ. Rốt cuộc, vì Lào nằm ở giao điểm đường bộ, đường sắt và đường sông được xây dựng với sự giúp đỡ của Ngân hàng phát triển châu Á, nên Trung Quốc hành động mạnh tay để hoàn chỉnh mạng lưới này, mạng lưới sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho việc mở rộng giao thông các loại xuống phía Nam và cho phép Trung Quốc củng cố hơn nữa ảnh hưởng của mình đối với đất nước nhỏ bé này. Bước đi của Bắc Kinh là lôgích vì nó nằm trong sơ đồ tổng thể gắn Đông Nam Á vào các tỉnh miền Nam của Trung Quốc như Vân Nam, Quỳ Châu, Quảng Tây cũng như việc thực hiện kế hoạch đó trong khuôn khổ khái niệm “Khu hợp tác kinh tế toàn vùng vịnh Bắc Bộ”.
Ở Campuchia, Mỹ cũng không có lợi thế hơn Lào. Ở đó Trung Quốc cũng chi phối thông qua chính sách hợp tác kinh tế và quân sự quy mô lớn. Cần nhấn mạnh rằng mối quan hệ liên minh trước đây thuận lợi cho việc xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Campuchia vì Thủ tướng Hun Sen là một người cũ của Khơme Đỏ, hơn nữa lại ít chịu ơn Việt Nam đã đến cứu giúp và cũng đã cứu mạng ông ta trong thời kỳ Pôn Pốt tiến hành chiến dịch thanh trừng trong đảng.
Ngoài ASEAN, Trung Quốc còn quyết tâm xích lại gần với Timor Leste. Bắc Kinh hứa hẹn sẽ cung cấp 2 tàu tuần tra cho nước này và đề nghị được tham gia xây dựng một căn cứ hải quân. Đó là một bước đi quan trọng vì dự án này có thể cho phép Trung Quốc lấy lại chỗ đứng ở vành đai ngoài các quần đảo lớn xung quanh biển Nam Trung Hoa và tạo dấu ấn đối với Inđônêxia, nước cho đến năm 1999 vẫn còn Timor Leste là một tỉnh.
Cuối cùng, điều dĩ nhiên là trong khuôn khổ tổng thể vùng Đông Nam Á, ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với Mianma, Thái Lan, Là và Campuchia gây hại cho sự thống nhất của ASEAN, chủ yếu là do vấn đề biển Nam Trung Hoa. Thực tế là không giống các nước ven biển như Việt Nam, Malaixia, Xinhgapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin, bốn nước nằm trong lục địa nói trên thích giữ thái độ xa cách hơn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa. Vì vậy, các nước đó thích hoặc theo lập trường của Trung Quốc, hoặc im lặng. Điều đó cho phép Trung Quốc khai thác tình hình và có cách hành xử ngày càng hung hăng để buộc các nước khác phải chấp nhận cái mà họ cho là quyền chủ quyền của mình ở biển Nam Trung Hoa. Quả thực, Bắc Kinh nghĩ rằng việc Mỹ từ năm 2001 im lặng về vấn đề này và thái độ của ASEAN là bằng chứng cho thấy Mỹ không quan tâm. Nhưng, làm như vậy, Trung Quốc đã phạm sai lầm về đánh giá khiến họ mạnh bạo hơn trong đòi hỏi của mình.

Sai lầm trong đánh giá của Trung Quốc về lợi ích của Mỹ ở Viễn Đông
Ngày 23/7/2010, Trung Quốc hết sức sửng sốt khi nghe Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, trong khi phát biểu tại Diễn đàn mở rộng ASEAN tại Hà Nội, nói rằng “lợi ích quốc gia của Mỹ là tự do hàng hải, tự do tiếp cận tất cả các không gian chung và tôn trọng quyền, được duy trì ở biển Nam Trung Hoa”. Bà Hillary Clinton nói rõ rằng tuy sẵn sàng góp phần tìm kiếm giải pháp cho bất đồng lãnh thổ giữa các Nhà nước ở vùng biển này, song Mỹkhông muốn trực tiếp tham gia các tranh chấp đó.
Nhưng Trung Quốc chắc chắn đã phần nào đoán được thái độ của Mỹ sau khi Bắc Kinh trước đó tuyên bố biển Nam Trung Hoa thuộc “lợi ích cốt lõi” của mình. Đới Bỉnh Quốc, uỷ viên Quốc vụ viện, ngày 4/3/2010 đã nói điều này với hai quan chức cao cấp Mỹ là James Steinberg, Thứ trưởng Ngoại giao, và Jeffrey Bader, Giám đốc các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng an ninh tối cao Mỹ, khi họ ở thăm Trung Quốc. Trong khi chờ đợi, đó chính là lý do giải thích tại sao năm 2010, Trung Quốc tỏ ra hoà nhã và đột nhiên quay sang đề nghị với ASEAN chuyển Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Nam Trung Hoa, một văn bản không có tính bắt buộc được tất cả thông qua ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh, thành một bộ luật thực sự. Tuy nhiên, đó là điều mà các nước ASEAN từng không ngớt yêu cầu trong tất cả các cuộc thương lượng trước đó dẫn đến việc soạn thảo văn bản này, đề nghị mà Trung Quốc từ chối. Khi thay đổi lập trường như vậy, Trung Quốc định tránh việc Mỹ có thể cna thiệp vì làm như vậy, Trung Quốc chứng tỏ mình có khả năng giải quyết một vấn đề gai góc “trong nhà với nhau”. Nhưng phản ứng của Mỹ cho thấy thái đội của Trung Quốc, theo đó tạo ảo tưởng họ đột nhiên có thiện ý khi đề nghị thương lượng lại điều kiện ứng xử của các nước ở biển Nam Trung Hoa, được phân tích kỹ như một sự lừa phỉnh và sẽ thất bại.
Đông Nam Á trở lại thành một nơi kình địch chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Còn Đông Bắc Á đứng nhìn hai cường quốc tiếp tục đối đầu nhau mặc dù từ năm 2010, căng thẳng ở vùng này đã tăng lên nhiều so với các thập kỷ trước.

Đông Á, nơi kình địch chiến lược mới giữa Trung Quốc và Mỹ

Cuộc chơi của cái chốt Đài Loan
Năm 2010, sự việc đầu tiên cho thấy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Đài Loan, một cái chốt về phía Bắc án ngữ một chuỗi đảo nằm rải rác trong biển Đông Trung Hoa và về phía Nam khoá đuôi một chuỗi quần đảo chạy dọc theo biển Nam Trung Hoa. Đối với Trung Quốc, nước bắt đầu có tham vọng thực sự làm chủ biển xa, mục tiêu là phải bật tung cái chốt để kiểm soát được các con đường thông thương an toàn mà nước này cần trở thành lãnh thổ chính thức của Trung Quốc, tàu chiến của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc có thể ghé vào vùng lãnh hải không thể tranh cãi của Trung Quốc. Mỹ cũng hiểu rõ tham vọng này. Mỹ cũng nhận thấy rằng Đài Loan trở về với Trung Quốc có thể sẽ giúp Hải quân nước này đến đe doạ trực tiếp hơn hệ thống quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương và tiến gần hơn đến các vùng lãnh thổ của Mỹ. Như vậy, duy trì độc lập thực tế của Đài Loan so với Trung Quốc là một mục tiêu cơ bản đối với an ninh của Mỹ. Chính vì vậy mà Mỹ tiếp tục ủng hộ Đài Loan.
Trên tinh thần đó và dựa trên những cam kết đã được đưa ra trong khuôn khổ Đạo luật quan hệ với Đài Loan được thông qua năm 1979, Tổng thống Obama ngày 6/1/2010 đã thông qua việc bán trang thiết bị quân sự cho Đài Bắc, trị giá 6,4 tỷ USD. Số trang thiết bị quân sự này bao gồm 12 tên lửa Harpoon Block II, 114 tên lửa đánh chặn Patriot-3, 2 tàu quét mìn Osprey, 60 máy bay trực thăng Black Hawk UH-60 và 60 tổng đài truyền tin các loại. Sáng kiến đó không thể không làm Bắc Kinh khó chịu và bằng ngôn ngữ từ thông lệ, Bắc Kinh tiếp tục trà miếng bằng cách ngày 11/1, thông báo chi tiết công khai kết quả thử khả năng đánh chặn tên lửa của mình và đó là thông điệp rõ ràng gửi cho Mỹ. Ngày 30/1, Trung Quốc ngừng mọi tiếp xúc quân sự với Mỹ và trừng phạt các công ty của Mỹ có liên quan đến vụ bán vũ khí trên cho Đài Loan. Ngày 25/2, Trung Quốc lại cảnh báo Mỹ trong trường hợp nước này thông qua thoả thuận đã được ký ngày 17/7/2006 với Đài Loan cung cấp 66 máy bay chiến đâu F16. Tháng 11/2010, quyết định của Mỹ thông qua hợp đồng này vẫn chưa được đưa ra. Một số nhà quan sát tự hỏi liệu sự hỗ trợ của Mỹ đối với Đài Loan có bị sứt mẻ chút nào không. Khó có thể khẳng định về vấn đề này. Quả thực, một mặt Mỹ chắc chắn sẽ không hứng thú với ý nghĩ có nguy cơ lại lâm vào một cuộc xung đột quân sự, kể cả hạn chế, với Trung Quốc vì đến cứu Đài Loan. Và nếu Mỹ tiếp tục ủng hộ Đài Bắc, dù theo quan điểm của đảng Cộng hoà hay đảng Dân chủ, là do muốn duy trì cái chốt Đài Loan và khả năng nắm bắt tham vọng hải quân của Trung Quốc ra Thái Bình Dương hơn là muốn giành được thêm phiếu của số cử tri ủng hộ sự nghiệp của Đài Loan.

Tác động từ các vụ khiêu khích của Bắc Triều Tiên
Cũng vào năm 2010, tại Đông Bắc Á diễn ra nhiều sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng có liên quan đến hai nước này vì nó đụng chạm đến đồng mình của họ trong vùng.
Sự việc đầu tiên là từ năm 2000, Hải quân Trung Quốc mạnh bạo vượt qua các eo biển của Nhật Bản bằng phương tiện ngày càng hùng mạnh để tiến gần tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam, tiến hành trinh sát xung quanhđó, thậm chí thử nghiệm khả năng phản ứng của Hải quân về quan sát. Sự việc thứ hai không liên quan trực tiếp đến Mỹ. Đó là vụ đắm chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc do trúng ngư lôi của Bắc Triều Tiên ngày 26/3/2010, trong vùng biển giáp ranh tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên, trong biển Hoàng Hải. Đúng là không biết nguyên nhân thực sự gây ra hành động bất ngờ ngày là gì. Có người cho là do Bắc Triều Tiên muốn kéo Mỹ vào thương lượng song phương về vấn đề chương trình hạt nhân của mình, nhưng khả năng này không chắc chắn. Mỹ không chấp nhận điều này mà muốn xử lý vấn về này trong khuôn khổ thương lượng 6 bên được tiến hành chỉ để giải quyết vấn đề này.
Bắt đầu từ vụ đó, căng thẳng gia tăng trong biển Hoàng Hải và biển Đông Trung Hoa. Lúc đó Mỹ thể hiện kiên quyết hơn sự ủng hộ của mình đối với Hàn Quốc bằng cách tiến hành ba cuộc tập trận hải quân để Bắc Triều Tiên cũng như Trung Quốc thấy rằng Mỹ vẫn gắn bó mật thiết với đồng minh của mình. Đáp lại, Trung Quốc cũng tiến hành hai cuộc tập trận tương tự, một ở ngoài khơi Chiết Giang, một ở ngoài khơi Sơn Đông.
Trong khuôn khổ căng thẳng ngày càng trầm trọng và kéo dài trong vùng, bắt đầu từ ngày 23/11/2010, với việc Bắc Triều Tiên bắn 170 quả đạn pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc và buộc nước này phải bắn trả, Trung Quốc không làm gì để buộc nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Châng In phải hoà dịu hơn. Trái lại, cùng lúc với Nga, Trung Quốc lại cảnh cáo Hàn Quốc. Hơn nữa, ngày 19/12, Trung Quốc gây sức ép với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để ngăn cản ra nghị quyết về cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên lên án Bắc Triều Tiên. Đến lúc này, người ta phải đặt câu hỏi liệu có phải Trung Quốc ngầm khích lệ Bắc Triều Tiên, đặc biệt khi Kim Châng In sang thăm Bắc Kinh từ ngày 3 đến ngày 6/5/2010, tiến hành hành động khiêu khích hạn chế đối với Hàn Quốc để thử nghiệm quyết tâm của Mỹ cũng như Hàn Quốc, thậm chí cả của Nhật Bản, nhằm đánh giá hậu quả của một cuộc tấn công rõ ràng có thể diễn ra trong tương lại không.
Tuy căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc Mỹ muốn tiếp tục hỗ trợ Hàn Quốc và Nhật Bản, song Trung Quốc cũng suýt mắc phải sai lầm khi đánh giá về tính trường tồn trong cam kết của Mỹ đối với Nhật Bản, trong thời kỳ Chính quyền Hatoyama dự kiến một mặt cởi mở và tin tưởng hơn đối với Trung Quốc và mặt khác gây một số khó khăn cho Mỹ trong vấn đề tổ chức việc đóng quân Mỹ trên đảo Okinawa. Căng thẳng gia tăng trên hòn đảo đã nhanh chóng khiến Nhật Bản phải hiểu ra lẽ phải. Việc Hatoyama từ chức và được thay thế bởi Naoto Kan ở chức vụ Thủ tướng đã giúp kế hoạch chuyển lính thuỷ đánh bộ Mỹ thuộc lực lượng Futenma sang một khu vực khác trên đảo Okinawa lại được thực hiện sau một thời gian bị ngừng lại. Hệ thống quân sự được Mỹ thiết lập ở Nhật Bản để đối phó với Trung Quốc ở vùng này như vậy có thể vẫn được giữ nguyên. Nếu Hatoyama vẫn nắm quyền, Mỹ chắc chắn có thể bị buộc phải rút một phần lực lượng về Guam và như vậy sẽ làm suy yếu hệ thống quân sự ở Đông Bắc Á.

Đối đầu Mỹ-Trung về biển Nam Trung Hoa
Nếu như căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, gia tăng ở Đông Bắc Á, thì căng thẳng cũng nghiêm trọng hơn khi Bắc Kinh ngạo mạn thông báo biển Nam Trung Hoa từ nay về sau thuộc về “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, giống như Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Qua đó, điều này càng hiển nhiên là thông qua ý đồ quá khích khẳng định chủ quyền đối với 2/3 biển Nam Trung Hoa bằng cách hiểu sai luật biển, Trung Quốc muốn thiết lập sự thống trị của mình ở đây, thông qua việc bác bỏ mọi sự có mặt tiềm tàng về quân sự của nước ngoài ở vùng này. Ngoài ý đồ thiết lập sự thống trị để nắm trọn việc khai thác tài nguyên ở vùng biển này, Trung Quốc còn theo đuổi mục tiêu chiến lược cốt tử.

Trung Quốc và vấn đề bảo đảm an ninh giao thông hàng hải ở biển Nam Trung Hoa
Vì Trung Quốc không thể bảo đảm an ninh các tuyến thông thường đường giao thương quốc tế của mình chỉ bằng phương tiện của mình nên mục tiêu trước mắt của nước này là bảo đảm an ninh ít nhất một đoạn, bằng sức của riêng mình và không cho ai tham gia: đó là biển Nam Trung Hoa, giữa lối ra của eo biển Malắcca và lối vào các cảng của Trung Quốc. Quả thực là 80% nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc được chuyên chở qua con đường này. Đó là một trong những lý do giải thích tại sao Trung Quốc tuy không nói ra song muốn có thể bảo đảm an ninh cho không gian này mà không bị nguy cơ can thiệp của nước ngoài./.
.
.
.

No comments: