Sunday, November 20, 2011

ĐỌC TẬP SÁCH "CHẾT BỞI TRUNG QUỐC" của TÁC GIẢ PETER W. NAVARRO & GREG AUTRY [Phần 6/1] - Lý Thái Hùng



Lý Thái Hùng
Cập nhật: 14/10/2011

PHẦN 6

Chương 11 :
Death By Darth Liu: Look Ma, There’s Death Star Pointing at Chicago.
Chết Bởi Darth Liu (nhân vật chính trong phim Star Wars): Mẹ Hãy Nhìn, Đó Là Ngôi Sao Chết Đang Chiếu Xuống Chicago.

Cũng như những cuộc thám hiểm địa cầu, Trung Quốc tuyên bố chỉ tìm kiếm sự “trổi dậy hòa bình (peaceful rise) trong không gian. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn nhất Ngũ Giác Đài phải đương đầu ngay bây giờ là liệu sự trổi dậy hung hăng vào vũ trụ của Trung Quốc có thể trở thành vũ khí tối hậu để buộc Hoa Kỳ phải quỳ gối chăng? Đây là một câu hỏi đặc biệt quan trọng trong thời đại khi đất nước đã từng đưa người đi bộ trên mặt trăng nay có một chương trình không gian mà may mắn là còn giữ nguyên và tệ nhất là lê lết.
Đừng lầm tưởng điều này: Chương trình khai phá không gian của Trung Quốc đặc biệt đáng thán phục và ráo riết. Trong vài thập niên tới đây, họ có kế hoạch gởi những phi vụ lên cả mặt trăng và hỏa tinh, trong khi chỉ năm ngoái thôi, Trung Quốc đã phóng lên quỹ đạo 15 trọng tải (payloads). Lịch trình phóng đầy tham vọng này đã làm cho họ trở thành quốc gia đầu tiên sánh kịp Hoa Kỳ trong lãnh vực này; và Trung Quốc rõ ràng đang trên đường qua mặt Hoa Kỳ về số lượng phóng; ngay đúng thời điểm Hoa Kỳ hoàn tất sứ mạng phi thuyền con thoi cuối cùng và kết thúc chương trình.
Chính xác ra những gì mà Trung Quốc đã phóng vào không gian, đó là những trọng tải từ vệ tinh quan sát và những thiết bị phụ cho hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đến những phi vụ không gian có người lái và một phi thuyền thứ nhì bay quanh quỹ đạo mặt trăng. Trung Quốc cũng hy vọng phóng trạm không gian đầu tiên của họ dùng cho mục tiêu khoa học và quân sự vào năm 2012, trong khi ba phi vụ trong 2 năm tới, ước tính sẽ nối với trạm không gian đó. Hơn nữa, bằng cách tận dụng sức sản xuất của mình, Trung Quốc đang đi từ những tàu không gian đặc chế sang những tàu được sản xuất theo lắp ráp dây chuyền; và sự đổi mới này sẽ cho phép tăng nhanh đáng kể nhịp độ các chuyến bay.
Theo tác giả thì trong lúc Trung Quốc ngày một tiến bộ trong lãnh vực không gian, chương trình không gian NASA của Hoa Kỳ thì lại ngày một hoang phí với những nghiên cứu được xem là vô bổ trong 1 thập niên vừa qua. Ví dụ chương trình Phi Thuyền Con Thoi dự tính chấm dứt vào năm 2010; nhưng với sự triển hạn chuyến bay và thêm một nhiệm vụ phụ trội, nên nó sẽ “nghỉ hưu” trong năm nay. Sau đó thì không có một dự án cụ thể nào cho những phi vụ không gian có người lái. Nguyên do là vì chính quyền Obama và Quốc hội còn đang tranh cãi đâu là sứ mạng đúng và phương pháp nào để hoàn thành sứ mạng này.
Bế tắc chính trị này có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch về những phi vụ không gian có người lái ít nhất trong 5 năm tới. Trong tương lai gần, điều đó có nghĩa là những phi hành gia Hoa Kỳ phải đi nhờ Nga để đến trạm không gian quốc tế - ngay cả khi Trung Quốc ráo riết đẩy mạnh nỗ lực lên mặt trăng và xây dựng trạm không gian.
Tác giả đã nêu lên câu hỏi rằng liệu sự vươn lên của chương trình không gian Trung Quốc là một nỗ lực hòa bình hay là một cuộc chay đua để qua mặt Hoa Kỳ?

Trung Quốc Thám Hiểm Không Gian
Theo tác giả thì chương trình không gian của Trung Quốc chỉ là một phần nối dài của kế hoạch “trổi dậy hòa bình” (peaceful rise), với ít nhất 3 yếu tố sau đây đã thúc đẩy chương trình này một cách mạnh mẽ.
Thứ nhất là sự phát triển của nhiều ngành công nghệ mới và đa dạng đòi hỏi phải đi cùng với những khám phá không gian.
Thứ hai là sự khai thác và vận chuyển trong tương lai những nguồn năng lượng và nguyên vật liệu thô trọng yếu từ không gian đến những nhà máy Trung Quốc.
Thứ ba là hành động như một lối thoát an toàn kiểu Darwin cho một hành tinh bị nạn nhân mãn và đang nóng lên nhanh chóng.
Mỗi yếu tố trong đó còn cấu thành lý do quan trọng cho việc nghiên cứu không gian dân sự. Tổng hợp lại, chúng có thể được xử dụng để vẽ lên bức tranh đồng quê của những nỗ lực thám hiểm không gian của Trung Quốc.
Từ viễn ảnh đồng quê này, một trong những lý do quan trọng nhất để tham gia vào việc thám hiểm không gian chính là điều mà Hoa Kỳ đã hoàn toàn mất tầm nhìn – đẩy mạnh sự thám hiểm như thế sẽ tạo nhịp độ sáng tạo công nghệ mới và tăng trưởng kinh tế trong một nước. Điều đáng chú ý ở đây là làm thế nào mà giới lãnh đạo Hoa Kỳ lại chóng quên vai trò thám hiểm không gian đã góp phần kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ - và cải thiện cuộc sống người dân – trong vòng 50 năm qua.
Cần phải nhìn ra rằng, nếu như không có NASA và chương trình không gian của Mỹ, có thể chúng ta đã không có Internet ngày nay như chúng ta đã biết, mạng lưới định vị toàn cầu (GPS), tất cả các loại công nghệ năng lượng mặt trời khác nhau, các ứng dụng y khoa đi từ CAT Scan và MRI đến kỹ thuật chẩn đoán ung thư vú bằng sinh thuyết (breast biopdy); những chất nhờn và những nhựa thần kỳ (miracle plastics and zlubricants) và hệ thống dự báo thời tiết chống bão, chống hỏa hoạn đã cứu sống hàng trăm ngàn sinh mạng và hàng tỷ Mỹ Kim, trong khi thúc đẩy đáng kể thu hoạch mùa màng. Bên cạnh đó, chỉ riêng những phát minh này đã mang lại cho nền kinh tế Hoa Kỳ hàng tỷ Mỹ Kim lợi nhuận. Và chúng ta đừng quên những phát minh có vẻ tầm thường nhưng không kém phần hữu dụng như “bộ nhớ xốp” hay còn gọi là “bọt nhớ đàn hồi” (memory foam) - một loại chất liệu đặc biệt được NASA sáng chế giúp làm giảm áp lực khi phi thuyền cất cánh và nay được dùng để chế nệm Tempur-Pedic.
Trong khi Hoa Kỳ đã quên tầm quan trọng của thám hiểm không gian như chất xúc tác kinh tế, Trung Quốc lại hoàn toàn nắm được nó. Thực vậy, người đứng đầu chương trình mặt trăng của Trung Quốc, Âu Viên Tự Nguyên (Ouyan Ziyuan) đã minh định rõ rằng những nỗ lực lên mặt trăng của Apollo đã thúc đẩy sự bùng nổ công nghệ của Hoa Kỳ, và ông thường xuyên coi điều này như một luận cứ cho việc Trung Quốc đi lên mặt trăng. Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ có được các phát minh nhanh hơn từ những chương trình không gian của họ.
Trung Quốc cũng đi tìm trong không gian nhiều thứ kim loại quý và nguyên liệu khác từ lớp vỏ của mặt trăng hay từ các tiểu hành tinh gần trái đất. Những món quà này có thể là vàng và bạch kim đến những kim loại cực kỳ quý giá rất quan trọng cho sản xuất công nghệ cao.
Thực vậy, sự thành công qua các hoạt động khai thác mỏ trong không gian sẽ giúp nhiều trong việc giảm bớt sự khan hiếm các nguyên vật liệu đang gia tăng và vấn đề ô nhiễm do khai thác tài nguyên. Ví dụ, hãy xem xét tiểu hành tinh 433, còn được gọi là Eros. Các nhà khoa học khi viết trên tạp chí Nature đã dự đoán rằng trong một tương lai xa, hành tinh khổng lồ này với khối đá nặng 34 ngàn tấn có khả năng sẽ va vào trái đất của chúng ta và gây ra một thảm họa còn lớn hơn cả thảm họa đã quét sạch loài khủng long 65 triệu năm về trước. Tuy nhiên, tin vui là Eros lại chứa đầy những nguyên liệu có giá trị đang chờ một số công ty có trạm không gian đến lấy về. Hơn nữa, với trọng lực nhẹ của nó và hoàn toàn thiếu những ràng buộc về môi trường, việc khai thác nguyên liệu tại Eros với năng lượng mặt trời miễn phí sẽ tương đối đơn giản một khi đã có phương tiện vận tải. Và đây không phải là khoa học giả tưởng, vì một phi thuyền thám hiểm NASA đã viếng Eros vào năm 2000 và đã đáp xuống đó năm 2001.
Một ý tưởng táo bạo được đề xuất bởi một doanh nhân không gian Jim Benson nhằm vừa tránh thảm họa va chạm với trái đất, vừa đem nguồn khoáng sản dồi dào của Eros về hành tinh của chúng ta: Phóng các đầu đạn tới tiểu hành tinh để nhẹ nhàng điều chỉnh quỹ đạo của nó. Bằng cách này, cuối cùng có thể đưa Eros vào một vị trí cố định bên trong hệ Trái Đất – Mặt Trăng của chúng ta và đo đó loại bỏ bất kỳ đe dọa va chạm nào. Tất nhiên, kịch bản này dấy lên câu hỏi: ai sẽ đến đó đầu tiên để cắm lá cờ của mình – và điều khiển các đầu đạn – trên các nguồn tài nguyên như Eros.
Theo tác giả thì Trung Quốc không chỉ tìm kiếm các nguyên liệu như nhôm, vàng, và kẽm trong vũ trụ. Từ tầm nhìn viễn kiến của Trung Quốc, họ có thể thu được những thứ có giá trị cao hơn trên mặt trăng. Đó là nguồn năng lượng phân hạch (nuclear fusion energy). Khác với những nhà máy điện hạt nhân đang có nhiều vấn đề, năng lượng phân hạch sẽ vừa an toàn, vừa sạch và thực sự quá rẻ. Và điều này liên quan đến mặt trăng: một thành tố mà các khoa học gia tin rằng sẽ giúp thực hiện phản ứng phân hạch là chất Helium 3 - một chất đồng vị cực kỳ hiếm được coi là có nhiều trên mặt trăng.
Âu Viên Tự Nguyên (Ouyan Ziyuan), người đứng đầu chương trình mặt trăng của Trung Quốc nói rằng: “Mỗi năm ba phi vụ con thoi không gian có thể đem về đủ nhiên liệu cho mọi người trên trái đất”. Phát biểu của họ Âu cho chúng ta thấy rằng nếu phát triển thành công năng lượng phân hạch từ những nguyên liệu của mặt trăng sẽ là một đòn chỉ tử đập chết OPEC và là viên đạn thần kỳ chống lại hiện tượng hâm nóng toàn cầu.
Những phân tích của tác giả nói trên đã cho chúng ta thấy rõ vì sao Trung Quốc đẩy mạnh chương trình thám hiểm không gian vào mặt trăng với hai phi thuyền thăm dò thành công và dự tính những cuộc đổ bộ bằng người máy và người thật trong thời gian tới. Ngoài ra, tác giả còn dẫn lời phát biểu của ông Michawl Griffin, giám đốc cơ quan NASA Hoa Kỳ cho rằng chương trình không gian không chỉ nhằm nghiên cứu khoa học mà còn là nhằm mở rộng phạm vi cư trú của con người ra bề ngoài trái đất để đi vào thái dương hệ khi chúng ta tiến lên theo thời gian. Lý do là một chủng loại chỉ giới hạn trên một hành tinh duy nhất sẽ không tồn tại…

Chiến Tranh Không Gian
Tác giả cho rằng việc chinh phục mặt trăng, hỏa tinh và xa hơn nữa sẽ tốn khá nhiều thập niên. Tuy nhiên, nhìn vào những chương trình nghiên cứu, người ta thấy rõ là Trung Quốc đang có nhiều lợi thế hơn Hoa Kỳ. Trung Quốc có thể tập trung trên kế hoạch dài hạn và duy trì trên căn bản thế hệ thay vì cá nhân. Nhờ có tầm viễn kiến như vậy, Trung Quốc dễ thành công hơn so với các quốc gia khác trong việc chinh phục những nơi cư trú tốt cho họ trong không gian. Từ đây cho đến khi Trung Quốc hoàn thành mục tiêu chinh phục không gian, tác giả vẫn quan tâm một điều là liệu Trung Quốc sẽ sử dụng nó vào mục tiêu hòa bình hay để trấn áp thế giới?
Dẫn lời Thiếu Tướng Diệu Vân Chu (Yao YunZhu), thuộc Viện Khoa Học Quân Sự Trung Quốc đã phát biểu rằng: “Không gian ngoài trái đất sẽ được võ trang ngay trong đời sống chúng ta”. Đây có thể coi là một bằng chứng rõ ràng về những dự tính của Trung Quốc trong việc quân sự hóa và võ trang hóa không gian, từ những đống tài liệu viết bởi các chiến lược gia Trung Quốc. Tác giả đã liệt kê một số vũ khí từ “Dùng bụi đơn tử Plasma tấn công và tiêu diệt những vệ tinh quỹ đạo thấp”, “những đầu đạn sát thủ động năng” đến “những vũ khí chùm tia năng lượng cực cao của các nguyên tử”, “Hỏa tiễn đạn đạo quỹ đạo” đã được Trung Quốc khai thác nhắm vào việc tiêu diệt hay khống chế những lực lượng quân sự Hoa Kỳ.
Một ví dụ cụ thể là trong tập sách Chiến Tranh Không Gian (Space Warfare), Đại tá Lý Dã Quang đã đưa ra một quan điểm rất hiếu chiến. Họ Lý cho rằng chương trình thám hiểm không gian không chỉ là mục tiêu kinh tế mà nhằn xây dựng chiến lược quân sự: Phá hủy hay tạm thời làm vô hiệu hóa tất cả những vệ tinh của kẻ thù bên trên lãnh thổ Trung Quốc, phát triển những vũ khí dưới đất và trên không gian nhằm chống vệ tinh, đối phó với những hệ thống phi đạn phòng thủ của Hoa Kỳ, duy trì hình ảnh tốt của Trung Quốc đối với quốc tế bằng cách bí mật phát triển và giữ kín những vũ khí không gian tấn công và chỉ được phóng đi khi khủng hoảng xảy ra.
Sự tồn tại những bài viết kiểu này vốn bị kiểm soát chặt chẽ trong thế giới cộng sản là một điều lạ lùng. Không những nó công khai mâu thuẫn với lập trường chính thức của lãnh đạo Trung Quốc mà nó còn gây lúng túng cho nhiều phân tích gia của Ngũ Giác Đài trong khả năng xác định chính xác những gì đang xảy ra phía sau bức màn tre – và Hoa Kỳ nên phản ứng ra sao.
Có thể khối bài viết này chỉ nhằm mô tả tất cả những cách để bắt Chú Sam quỳ gối và đơn thuần chỉ là một âm mưu nhằm kích thích Hoa Kỳ lao vào một cuộc đua võ trang tốn kém. Khả năng thứ hai là nếu những đe dọa như của Đại Tá Lý là có thật, và nếu không có đáp ứng đầy đủ, Hoa Kỳ sẽ tự dụ mình vào tình trạng bấp bênh (hoặc thế yếu) dễ bị tấn công không gian kiểu Trân Châu Cảng hay đầu hàng như một chuyện đã rồi.
Dù cách nào đi nữa, một điều rõ ràng là: Nước Mỹ hiển nhiên vẫn còn nắm giữ thế thượng phong trong chiến lược không gian hiện nay. Tuy nhiên, điều thắc mắc lớn là: ai sẽ giữ thế thượng phong trong chiến lược không gian vào những năm tháng tới.
Từ thế thượng phong đó, cả kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ đều phụ thuộc nặng nề vào một hệ thống phức tạp gồm 400 vệ tinh quỹ đạo vốn cung cấp tất cả các loại - từ trinh sát và dẫn đường cho đến viễn thông và đo đạt từ xa hay còn gọi là viễn trắc (Telemetry). Đó chính là mạng lưới đáng phục đang cung cấp cho những lực lượng chiến đấu Hoa Kỳ một sức mạnh gần như là siêu nhiên trong con mắt của kẻ thù.
Nhờ sử dụng lợi điểm trong không gian và hàng loạt ưu thế về vũ khí công nghệ cao, Hoa Kỳ đã có thể chống trả một số cuộc chiến với những thương vong rõ ràng không cân xứng. Trong khi chỉ có 150 binh sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991, thì khoảng từ 30 ngàn đến 56 ngàn lính Iraq bị giết chết. Cùng với tỉ lệ thương vong bất đối xứng như thế trong cuộc tấn công của NATO do Hoa Kỳ điều khiển vào năm 1999 trong cuộc chiến Kosovo, Nam Tư cũ cũng như trong giai đoạn đầu của chiến tranh Iraq năm 2003.
Theo tác giả thì những hành động quân sự của Hoa Kỳ nói trên, chắc chắn đã đánh thức Trung Quốc. Sự thực là sau chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, các giới chức Ngũ Giác Đài đã nhận thức rằng đó là tiếng chuông báo động cho Bắc Kinh thấy rằng ngay cả một đội quân lớn nhất thế giới, tức đội quân Trung Quốc, cũng có thể bị khuất phục bởi một đối thủ có quân số ít hơn nhiều.
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành ít nhất 2 biện pháp phòng thủ để đối phó với lợi thế không gian của Hoa Kỳ. Thứ nhất là phá hủy một phần hay toàn bộ những vệ tinh của Hoa Kỳ. Thứ hai là – đạt được mục đích như vậy nhưng không cần phá hủy – đơn giản là làm mù những con chim trinh sát của Hoa Kỳ.
Trong lãnh vực phá hủy các vệ tinh, Trung Quốc đã thí nghiệm một số phương pháp để làm nổ tung – hay đúng ra là bắt cóc – các vệ tinh của Hoa Kỳ. Thí nghiệm này bắt đầu với một vụ nổ lớn và mờ ám vào tháng 1 năm 2007, khi giới quân sự Trung Quốc bắn một trong những vệ tinh cũ của chính họ ngoài không gian.
Đây là vệ tinh thời tiết “sẵn sàng nghỉ hưu” đã từng bay mỗi ngày vài vòng quanh trái đất trong hơn một thập niên; nhưng nó cũng là mục tiêu dễ dàng cho loại hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa cải biến DF-21 và được phóng lên từ bệ phóng Tây Xương thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Hỏa tiễn này đã bắn ra “những đầu đạn sát thủ động năng” để túm lấy mọi thứ khi va chạm - tất cả những thứ như đinh ốc, bù loong, các tấm bảng, dây điện… của vệ tinh cùng với hàng ngàn mảnh vụn của “những đầu đạn sát thủ động năng” tạo thành đống rác lớn nhất trong ngân hà của chúng ta.
Ngày nay, bãi rác không gian đó của Trung Quốc vẫn còn là mối tai họa lớn cho các chuyến bay; Trung Quốc rõ ràng là muốn làm ô nhiễm không gian như làm ô nhiễm những dòng sông và bầu trời của chính họ. Nguy cơ va chạm tai hại với những rác rưởi của Trung Quốc trong không gian đe dọa cho hơn 2/3 trong số 3000 vệ tinh và thiết bị trong quỹ đạo. Thực ra, danh sách những nạn nhân tiềm tàng còn bao gồm cả Trạm Không Gian Quốc Tế cùng phi hành đoàn, trạm này đã từng phải điều chỉnh quỹ đạo ít nhất một lần để tránh vùng dày đặc những hiểm nguy không gian của Trung Quốc.
Đối Đầu Với Hoa Kỳ
Tờ Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc đã đăng một bài quan điểm có đoạn như sau: “Một kẻ thù mạnh với thế thượng phong tuyệt đối chắc chắn không phải là không có chỗ yếu... Những chuẩn bị quân sự của chúng ta cần nhắm trực tiếp hơn vào việc tìm ra những chiến thuật để khai thác những kẽ hở cùa một kẻ thù mạnh”.

.
.
.

No comments: