Jackie Calmes
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Sun, 11/20/2011 - 11:53
Tin từ máy bay AIR FORCE ONE - Theo lời các viên chức trong chính quyền Obama, hôm thứ Bảy, Tổng thống Obama và gần như tất cả các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh châu Á đã trực tiếp đối chất Trung Quốc về các đòi hỏi thái quá của đất nước này trong vùng Biển Đông giàu tài nguyên, dồn Thủ tướng Trung Quốc vào thế phải chống đỡ trong một cuộc tranh chấp mưng mủ kéo dài.
Nói chuyện với các phóng viên trên chiếc Air Force One khi Obama trở về sau 8 ngày đi quanh vòng đai Thaí Bình Dương, viên chức cho biết, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã trở nên "cáu kỉnh" và bóng gió khi trả lời những quan tâm được nêu lên từ tất cả - trừ hai người - trong các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Cuộc họp, diễn ra vào ngày cuối hội nghị thượng đỉnh, đúc kết một tuần lễ ông Obama đã di chuyển nhanh chóng, trên nhiều mặt trận để khôi phục lại ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau một thập kỷ bận tâm ở Trung Đông. Ông tuyên bố rằng 2.500 binh sĩ Thủy quân Lục chiến sẽ đóng quân ở Úc; mở ra cánh cửa phục hồi quan hệ với Myanmar, một đồng minh của Trung Quốc và đên nay đã đạt được sự ủng hộ cho một khối mậu dịch tự do khu vực vốn bỏ qua Bắc Kinh.
Công bố ấy dường như đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc giật mình, phải đưa ra một loạt những lời cảnh cáo cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách làm mất ổn định khu vực.
Mặc dù với bận rộn với các thách thức ngoại giao liên tục, ông Obama vẫn tạo được thời gian để nói chuyện với ông Ôn Gia Bảo vào sáng thứ Bảy sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu gặp gỡ. Và Thomas E. Donilon, cố vấn an ninh quốc gia, đã mô tả cuộc họp như "một buổi giao ước tốt". Một bài tường thuật trên Tân Hoa Xã, dịch vụ thông tin chính thức của chính phủ Trung Quốc hỗ trợ nhận xét của chính quyền (Obama) rằng ông Ôn Gia Bảo đã bị đặt trong một vị trí không thoải mái vì bị tập trung dồn vào vùng Biển Đông, đặc biệt là bởi vì đất nước này từ lâu đã từng nhấn mạnh rằng vấn đề không nên được thảo luận trong các diễn đàn đa quốc gia.
Theo một quan chức có mặt, tại một cuộc họp khu vực châu Á vào năm ngoái ở Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Rodham Clinton thẳng thừng cảnh báo Trung Quốc phải hạn chế sự gây hấn của mình trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ khiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tức giận rời bỏ buổi họp.
Còn trong trường hợp này, ông Ôn Gia Bảo thừa nhận rằng ông không muốn thảo luận về vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh, nhưng theo Tân Hoa Xã, ông nói thêm rằng sẽ là "bất lịch sự" nếu không trả lời những mối quan tâm từ các nước láng giềng của mình. Sau đó, theo hãng tin và một viên chức chính phủ của Obama, tiếp xúc với báo chí trong điều kiện ẩn danh, ông đã bảo vệ quan điểm trên biển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, thực tế của việc ông Ôn Gia Bảo phát biểu ở một chừng mực nào đó, đã tiêu biểu cho một sự thất bại về chiến thuật trong một cuộc đấu tranh đã trở thành tiêu điểm trong cuộc giằng co với Hoa Kỳ về ảnh hưởng trong khu vực.
Hoa Kỳ, với tầm nhìn hướng tới việc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc, đã ủng hộ lựa chọn đàm phán đa phương, vốn là thuận lợi hơn của các nước này, chứ không phải loại những loại đàn phán đơn phương một chọi một mà Trung Quốc sẽ có lợi thế.
Mô tả của viên chức chính quyền về cuộc họp gần hai giờ cho thấy đó là một cuộc trao đổi ấn tượng hơn là một cuộc họp điển hình. Khi Tổng thống (Obama) và Thủ tướng (Ôn gia Bảo) phát biểu, trong 18 đại diện quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á luân phiên phát biểu, chỉ có các nhà lãnh đạo Cam-pu-chia và Mi-an-ma không chất vấn về vấn đề an ninh hàng hải, viên chức chính phủ cho biết.
Không giống như trong một phiên họp căn bản của hội nghị thượng đỉnh, nơi các nhà lãnh đạo hội họp trong một sảnh đường lớn với các tùy tùng, trợ lý về các vấn đề giáo dục, thương mại và các giải đáp đa phương về các thảm họa tự nhiên, buổi họp hôm thứ Bảy chỉ có 18 nhà lãnh đạo và một cố vấn của mình trong một căn phòng nhỏ hơn - cho thấy một không gian khá gần gũi có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự thẳng thắn hơn.
Viên chức này nói rằng ông Obama, tổng thống Mỹ, người đầu tiên tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã "không vận động" các nhà lãnh đạo khác phát biểu.
Người đầu tiên phát biểu, viên chức chính phủ cho biết, là các nhà lãnh đạo của Singapore, Philippines và Việt Nam - nhũng nước có căng thẳng cao nhất với Trung Quốc - tiếp theo là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Nga và Indonesia, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh.
Các nhà lãnh đạo khẳng định lại sự kiên quyết của mình về một "giải quyết đa phương về các tuyên bố lãnh hải xung đột", viên chức này nói.
Chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác phát biểu, ông Obama mới bày tỏ sự đồng thuận của mình với họ, viên chức này cho biết.
Ông Obama lập luận rằng, "trong khi chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, và trong khi chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có một cổ phần lớn mạnh trong an ninh hàng hải nói chung, và đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề biển Nam Trung Hoa - như một cường quốc thường trú trong Thái Bình Dương, như một quốc gia hàng hải, một quốc gia giao thương và như là một bảo đảm cho an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương".
Sau đó, ông Ôn Gia Bảo đã trả lời.
Viên chức chính phủ mô tả phản ứng của ông là "tích cực trong ý nghĩa rằng ông đã không đả kích, và đã không sử dụng nhiều đến các công thức quyết đoán mà chúng ta thường nghe được, đặc biệt là công khai từ Trung Quốc".
Thay vào đó, viên chức này cho biết, ông Ôn Gia Bảo chỉ đơn giản phản đối rằng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận về vấn đề này và khẳng định rằng Trung Quốc đã trải qua nhiều công sức để đảm bảo rằng các tuyến đường vận chuyển là an toàn và tự do".
"Tôi cho rằng về tổng thể, cuộc thảo luận là có tính xây dựng", viên chức nói thêm: và không gay gắt. "Các nhà lãnh đạo không nước đôi, họ không nói mù mờ".
Điều thú vị, viên chức này nói, không phải là những gì ông Ôn Gia Bảo nói, nhưng là những gì ông không nói. Ví dụ, ông đã không lặp lại quan điểm cho rằng các tranh chấp nên được giải quyết song phương. Tuy nhiên, một báo cáo từ Tân Hoa Xã cho biết Thủ tướng "tái khẳng định" lập trường của Trung Quốc, có lẽ để chỉ ra rằng thiếu sót không nhắc đến của ông không có nghĩa là có thay đổi thực sự gì trong suy nghĩ.
Mặc dù với những phản ứng gai góc của giới lãnh đạo Trung Quốc trong suốt cả tuần, các phản ứng tương đối là lăng yên, ít nhất là so với quá khứ khi các động thái như thế có thể tạo nên những lời tuyên bố ngiêm trọng hơn và đôi khi cã những bình luận bưng mủ trong các phương tiện truyền thông nhà nước.
Bonnie Glaser, một thành viên cao cấp về Nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho rằng phản ứng của Trung Quốc có thể là do nhầm lẫn về ý định của Obama khi ông tiếp cận đến một cuộc bầu cử tổng thống khó khăn.
"Có lẽ họ không chắc chắn đưọc là cuộc bầu cử tổng thống ấy ảnh hưởng đến chiến dịch chính trị ra sao, và ảnh hưởng đến sự thay đổi trong chiến lược Mỹ đến đâu", bà Glaser nhận xét.
Nguồn: The New York Times
.
.
.
No comments:
Post a Comment