Monday, November 14, 2011

NHỮNG CƠN GIÃY DỤA CUỐI CÙNG CHĂNG ? (dong Blog)



dong BLOG
Đăng ngày: 01:07 14-11-2011


“Chuyện ai nấy làm” là phương châm của nhiều người trong đó có mình. Xã hội phân công ai vào chỗ nào thì người ấy phải làm cho tốt, thếthôi. Thế nhưng sự “phân công” ấy hiện nay quá nhiều chuyện để bàn, ví dụ nhưhiện tượng các chú nhóc con quan chức cao cấp gần đây bỗng đồng loạt “phát tiết”, tót phát vào ghế trung ương, nhoằng cái lên hàng lãnh đạo cấp bộ cấp tỉnh…khiến đám học trò trường chuyên này, học trò lớp “tài năng” nọ nhìn vào thì vô cùng hoang mang, chẳng biết mình là “thần đồng” thật hay đám con ông cháu cha kia mới là. Nghĩ một hoạt cảnh vui vui, hàng chục triệu học sinh chọn lấy vài chục mống lưng còng mắt cận, luyện ngày tu đêm để chạy thi “Lên đỉnh Olimpia”, chạy hết tuần này tháng nọ quý kia, gần tới đỉnh thì ôi thôi, đã có một bọn "sành điệu hàng hiệu" ngồi sẵn trên ấy rồi, chúng nó lên bằng trực thăng, trên đầu toàn vòng nguyệt quế bằng vàng. Lại ngậm ngùi rủ nhau về quét lá đa.

Thực ra tình trạng ấy thì ai cũng biết cả, không còn mơ hồgì nữa. Ngồi uống trà với các cụ hưu trí, đảng viên lâu năm thử mang đề tài nhân sự ra “khều”, tưởng đâu sẽ được bàn luận rôm rả. Chả ai thèm quan tâm. Người ta coi đó là sự thường, như thể đến tuổi già thì phải đau lưng, phải u xơtiền liệt tuyến, phải nghễnh ngãng…vậy thôi. Thậm chí chọc giận: “Các bác làđảng viên kỳ cựu mà chấp nhận tàn lọng phong kiến phủ ngay trên đầu mình nhưthế được sao?” Một cụ thở dài sượt cái, bảo ngày xưa khi vào đảng có ai nghĩ nó sẽ đổ đốn ra thế đâu, giờ muộn rồi thì kệ thôi. Các cụ không muốn bàn đến nữa, bởi chính các cụ cũng có một phần trách nhiệm trong cái sự “đổ đốn” ấy. Nó chính là biến tướng của cái gọi là “chủ nghĩa lý lịch” một thời.

Trong lịch sử đấu tranh giành chính quyền, người Việt lắm khi bị đặt vào thế ngặt. Để tập hợp được một lực lượng đối lập người ta phải rất cẩn trọng. Nếu sơ sẩy kết nạp những thành phần cơ hội, hèn nhát vào tổ chứcđã nguy, để lọt vào những tên gián điệp, do thám…thì hậu quả khôn lường, phải trả bằng máu, bằng sinh mạng, và có khi tan rã luôn cả phong trào. Chính vì vậy, việc lựa chọn nhân sự căn cứ theo lý lịch là cần thiết trong thế “một mất một còn”. Có thể vì tiêu chí ấy, nhiều người thuộc “thành phần không cơbản” mất đi cơ hội cống hiến, thậm chí sẽ gây ra nhiều oan sai nhưng vì sự sống còn, vì mục tiêu của cuộc đấu tranh, vẫn phải đặt tiêu chí “lý lịch” lên hàngđầu.
Kế đến, cuộc chiến tranh Nam – Bắc hơn hai mươi năm, cả hai phía đều phải đề cao cảnh giác tránh việc cài cắm, phá hoại từ bên trong củađối phương nên việc đặt ra tiêu chí rõ ràng, sạch sẽ về nhân thân của từng cá nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp cũng là dễ hiểu. Tuy vậy, vì hoàn cảnh lịch sử mà không ít ông tướng bên này có anh, em, chú bác…cũng đang là một ông tướng của bên kia. Cấp cao có, mà cấp dưới càng nhiều nên câu “Nồi da xáo thịt” đúng theo cả nghĩa đen, là nỗi đau của một thời đất Việt phân chia.

Sau Ngày Thống nhất, Bắc Nam sum họp và nhất là sau thời mởcửa thì sự phân biệt nặng nề về lý lịch đã được giảm nhiều, chuyện “con ngụy”không được vào đại học ban đầu cũng đã bỏ, những người gốc gác địa chủ hay tưsản rồi dần dần cũng được xã hội trọng dụng. Những người từng đứng ở hai chiến tuyến nay bắt tay làm ăn với nhau, và tới khi hai phe cựu Quốc- đương Cộng kết thông gia như trường hợp nhà thủ tướng Dũng nữa thì coi như xong, tưởng rằng“chủ nghĩa lý lịch” đã đi vào bảo tàng chứng tích chiến tranh được rồi.

Thế mà không, chưa bao giờ người ta thấy cái Lý lịch nó quan trọng như bây giờ, bởi nó đã được “Nâng lên một tầm cao mới”. Ngày xưa người ta“kén” lý lịch vì đó là điều kiện tối cần thiết để giữ được sự tồn tại của tổchức, để bảo đảm cho sự thắng lợi trong cuộc đấu một mất một còn. Nay có lẽcũng vì sự tồn tại muôn năm của đảng, vì sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa mà chúng ta được thấy những gì “lý lịch” đưa lại cho một sốngười chăng?

Tổng bí thư gốc “đồng bào miền ngược”, tưởng đâu chất phác thật thà, trước khi về hưu cũng cố dàn xếp cho cho con trai một chỗ êm trong lớp lãnh đạo cao cấp. Khôn quá rận.

Trưởng ban kiểm tra đảng, dân miền Trung hiên ngang kiên cường, giữ một vị trí chặt chém để giữ nghiêm kỷ luật trong đảng, cũng âm thầmđẩy chú con trai văn lèng mèng võ lèng mèng lên vị trí phó tỉnh, trung ương ủy viên. Thì ra cũng có một chữ "Tư" to vật thờ trong nhà.

Không chịu kém miếng, đương kim thủ tướng dân Nam bộ, xứ ấy vốn “trọng nghĩa khinh tài” lại ngang tàng, không thích bon chen chốn quan trường, ông này nay cũng ngang nhiên “tổ chức cán bộ” cho quý tử một chỗ ngồi vừa êm vừa ấm. Dân ngã ngửa bởi tưởng đâu ông chỉ biết hứa, té ra còn biết làm thật.

Kể ra thì vô vàn trường hợp tương tự, nhưng tựu trung là những cậu ấm cô chiêu kia lên được những vị trí cao trong tầng lớp lãnh đạo chẳng qua có cái lý lịch “tốt”.

Ngày xưa dùng lý lịch để phân biệt những người cùng chung kẻthù, chung lý tưởng. Nay dùng lý lịch để chọn người cùng nắm giữ đất nước, cùng chia xẻ đất nước, chia của cải, tài nguyên, quyền lợi, bổng lộc… nhất quyết không để lọt vào tay ai.

Nhưng tại sao họ ngang nhiên chia chác quyền lực với nhau như thế? Điều đó hoàn toàn trái với nguyên tắc tổ chức đảng, nguyên tắc tổ chức cán bộ. Có thời cha không được làm thủ trưởng của con nữa kìa. Và, hơn ai hết, họ luôn nói về một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” trong khi cách họ xếp ghế cho con cái mình thật khó nói rằng đã văn minh, dân chủ và công bằng.
Có vẻ như đó là biểu hiện của một cơn giãy chết.

Họ biết rõ người dân ngày nay không còn mơ hồ về chính trị,trong đó có cả những đảng viên quèn của họ nữa, không còn là bầy cừu để muốn lừa mị thế nào cũng được. Họ biết dân đã nhìn ra chân tướng của họ, họ không còn là “Đội tiên phong của giai cấp vô sản và nhân dân lao động” nữa cho dùđiều lệ tổ chức vẫn ghi rành rành.

Rồi sẽ bộc lộ hết tất cả những gì của một đảng chính trị đang trong thời kỳ thối nát, phân rã, tự hủy . Thay vào đó là một tầng lớp thống trị tồn tại không dựa vào một nền tảng dân chủ nào, thỏa sức hưởng thụ,chia chác tài nguyên, tiền thuế của dân, và cả những món nợ mà thế hệ sau phải trả.

Nói thẳng ra, đến nay thì chuyện “lý lịch” đã không vì sựtồn tại của đảng, mà chính những “sắp xếp” căn cứ vào lý lịch của những con ông cháu cha kia lại tàn phá đảng nhanh nhất, tàn phá lòng tin của đảng viên vớiđảng của mình và đẩy nhanh hơn quá trình “tự diễn biến” trong nội bộ đảng. Cũng là một chút may mắn cho sự phát triển của dân tộc hướng đến tương lai.

Riêng thế hệ trẻ, cứ yên tâm học tập, lao động tu dưỡng rèn luyện đi các em các cháu ạ. Chủ nghĩa lý lịch bây giờ không bao trùm tất cả mọi người, mà nó chỉ tung hoành trong tầng lớp vua chúa. Thoạt trông thì đáng thất vọng, nhưng xét kỹ thì đó là tín hiệu đáng mừng, bởi các triều đại dựa trên nền "lý lịch" có bao giờ tồn tại lâu đâu.
.
.
.

No comments: