Monday, November 7, 2011

NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ HAI 7-11-2011



NHẬT BÁO BA SÀM 
Posted by basamnews on 07/11/2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

– Độc giả G.H. méc video: Tàu Việt Nam đuổi tàu Trung Quốc (Mackenodi/ Youtube). Trong video, tàu bị đuổi có tên “China Marine Surveillance”, tức Giám sát Hàng hải Trung Quốc, còn gọi là tàu hải giám. Độc giả V.V. cung cấp video phần 2, tàu ta áp sát “tàu bạn”, nhưng không biết chuyện gì xảy ra sau đó. Cũng không rõ video này được ghi hình ngày nào, nhưng ngày đưa lên Youtube là hôm qua. Liệu có phải sự kiện mới xảy ra hay không, khi đảo 1 vòng trên mạng, BTV thấy mọi người đang bàn luận sôi nổi vụ này. Tàu ta áp sát mạn “tàu bạn”. =>
- Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển: Kỳ 1: Cột mốc quốc gia đặc biệt; - Kỳ 2: Tầm nhìn chiến lược Giáp Văn Cương; – Kỳ 3: Khảo sát đại dương (Tin tức). – Biển Đông: Phải tôn trọng nguyên tắc ‘đất thống trị biển’ (VNN). – Độc giả T.T.V. méc bài báo trên Asean Affairs, gọi biển Đông thay vì biển Nam Trung Hoa – Biển Đông vẫn yên tĩnh: East Sea remains calm (Asean Affairs). – TRUYỀN THUYẾT MAI AN TIÊM VIẾT LẠI(Thanh Chung).
- Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài phân tích: Vài ý kiến nhân đọc bài « Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông » (RFA)(Trương Nhân Tuấn) về bài viết: Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông – (RFA). BTV: Có những điều vô lý trong bài, nhưng nếu độc giả không phải là những nhà nghiên cứu, đôi khi khó nhận ra ngay.
- Chuyện kể của một hướng dẫn viên du lịch về những điều xảy ra ngay sáng Chủ Nhật vừa qua tại Bờ Hồ: Ai cho mặc áo NO – U? – (DLB). “…hai tên có vẻ là chỉ huy í ới gọi vài tên nhân viên đang nhăm nhăm máy ảnh và máy quay gần đó đến để ghi lại nội dung trên thẻ của tôi. Thế rồi, bất ngờ tên to béo, mặt rất bặm trợn hỏi tôi: Ai cho mặc áo NO – U? À, té ra là vậy!”
- Nhân chuyện “NO-U”, mà cũng vì mặc những chiếc áo tương tự, mấy năm trước ba bạn trẻ đã phải xộ khám, xin tiếp tục đóng góp thêm vài gợi mở cho chính quyền trong kế hoạch soạn thảo Dự luật Biểu tình theo đề xuất của Thủ tướng. Tuần qua BS đã bàn tới một số động lực thúc đẩy người dân tự phát tham gia biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông (1-Lòng yêu nước; 2-Không tin chính quyền; 3-Đánh động dư luận. 4- Sinh hoạt cộng đồng. 5-Lòng tự trọng. 6-Được giác ngộ. 7-Tâm lý phản kháng. 8-Phản ứng tự nhiên).
Tuần này là một vấn đề rất cụ thể, liên quan tới câu hỏi của TS Nguyễn Quang A trong cuộc gặp giữa các vị đại diện cho người biểu tình với lãnh đạo Thủ đô, đó là nếu những người biểu tình làm thủ tục xin phép thì chính quyền có xem xét, cho phép hay không. Câu hỏi này sẽ càng bức thiết trước thực tế là người biểu tình yêu nước đã rất kìm chế và có thái độ cảm thông với chính quyền khi không biểu tình trước Tòa đại sứ Trung Quốc nữa, rồi thay cho biểu tình, họ đã có những hình thức khích lệ lòng yêu nước một cách rất hữu ích và hết sức ôn hòa, như tổ chức nghe TS Nguyễn Nhã nói chuyện về Biển Đảo, quảng bá áo NO-U, viết những bài báo khích lệ lòng yêu nước, quan tâm đến nhau trước hoàn cảnh khó khăn, v.v.. Nhưng những hoạt động không phải biểu tình đó cũng vẫn bị gây khó dễ dưới nhiều hình thức, kể cả thô bạo, khiếu nại của họ bị Tòa án bác bỏ. Vậy câu hỏi của người dân có thể sẽ là: chính quyền này muốn gì? Những nghi vấn của họ sẽ càng lớn, khi phía Trung Quốc thì liên tiếp có hàng loạt bài báo đe dọa chúng ta bất chấp những thỏa thuận giữa hai đảng sau chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng, mà báo chí Việt Nam thì không hề có phản ứng.
Các nội dung “xin phép biểu tình”, hình thức, địa điểm tổ chức sẽ rất khác nhau, rồi sẽ còn rất nhiều hoạt động khác mà chính quyền không thể quy kết rằng đó là biểu tình để mà “ngăn chặn”. Nếu chính quyền không dự liệu hết, sẽ vẫn tiếp tục lúng túng như nhiều tháng qua. (Kỳ tới sẽ bàn về các nội dung này). Bổ sung, hồi 9h35′, bằng một bài liên quan:Bài học về “lực lượng thứ tư” – Nỗi đau còn đó muôn đời- (bauxitevn). Minh chứng cho lúng túng cao độ của chính quyền khi phải dùng đến lực lượng mà Marx gọi là đám “cộng sản lưu manh”.
- Chúa cũng phải chọn “im lặng” (Nguyễn Đình Đồng). “Nay công an mặc cảnh phục đứng lơ ngơ, làm lơ cho “quần chúng” này giật nón quần chúng kia, đập phá nơi thờ tự của tồ chức dân sự nọ…thì người ta hoang mang lắm. Người ta nghi ngờ lẫn nhau, người ta không phân biệt được đâu là công an, người bảo vệ an ninh trật tự với đám du côn, trộm cướp nghiện ngập…nữa thì còn gì là xã hội?”. – Kỳ nhông ở giáo xứ Thái Hà(Người buôn gió). – Bạn đọc viết: Huống hồ bịa đặt(NVCL). “Đoạn kết của đoạn phóng sự truyền hình mà HTV đưa tối qua ngày 6-11-2011 nói rằng: Những giáo dân tu sĩ Thái Hà đã chống phá thành quả cách mạng (!) Vậy có nghĩa là Cách mạng đã có được thành quả là mượn được Tu viện làm bệnh viện và nay không có ý định trả lại khi người ta đòi”. – Mời xem lại video đã điểm trưa qua: Giáo dân Thái Hà là côn đồ hay côn đồ tấn công Nhà thờ Thái Hà? (HN1/ MrVinh20).
- MẸ TÔI ĐI TÂY (Trần Kỳ Trung). “Hết buổi nói chuyện, Mẹ thì thầm giọng quan trọng:“… Mẹ nói vậy, các con nghe rồi để bụng, đừng kể cho ai. Nếu không, mấy ông lãnh đạo biết , sẽ bảo là Mẹ đi tuyên truyền cho chủ nghĩa tư bản, dính vào luận điệu của bọn phản động bêu xấu Chủ Nghĩa Xã Hội, chống Đảng là chết”.
- Luật ông Hồng (Quê choa). Lời tác giả: “Bài này đăng ở Bee. net, nhưng thấy bị cắt nhiều quá, đành đăng lại vậy”: Đời nào Quốc hội thông qua. - Quốc hội có đánh phèng la? – (Cu làng cát). – Nhưng đang lạm phát, tham nhũng quá trời, bức xúc chuyện chủ quyền biển đảo, cách mạng màu như thác đổ ở châu Phi, rất sợ dân đang nổi giận có thêm “vũ khí” bằng Luật lật nhào chế độ, thì Chưa thể tập trung vào các luật về quyền dân chủ? (PLTP). “…khá nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) băn khoăn về việc dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH khóa XIII dễ dãi đưa vào những dự án luật không cần thiết, chưa phải là nhu cầu bức thiết như Luật Nhà văn, Luật Thư viện. Trong khi đó nhiều luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân như Luật Hội, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Biểu tình lại chỉ đưa vào chương trình dự bị … Chưa kể Luật Hội, Luật Trưng cầu dân ý thì đã bị treo ở khâu “chuẩn bị” mấy nhiệm kỳ rồi“.
- Hết học sinh lại đến cụ già: Người cao tuổi đạp xe vận động bầu chọn vịnh Hạ Long (SGGP).
- Đồng Nai sửa đường phục vụ vận chuyển alumin (PLTP). Thêm 300 tỉ nữa. Càng làm càng lỗ là cái chắc ông chính phủ ơi!
- Một xã ở Nghệ An giữ lại hơn 90 triệu đồng tiền cứu trợ bão lụt (PLTP). Hic! Cái tựa khó hiểu, sao không nói rõ ra là “cán bộ sai phạm”, ém tiền của dân?
- Bắc Kinh có thể cản trở phong trào quyên góp giúp Ngải Vị Vị đóng thuế – (RFI). – BTV: Vài ngày trước, báo NLĐ có bài: Nợ hơn 2 triệu tiền thuế, 1 nghệ sĩ thành tội phạm kinh tế. Tựa bài trên báo NLĐ, làm cho người đọc có cảm giác như ông Ngải Vị Vị là một tội phạm kinh tế: “1 nghệ sĩ thành tội phạm kinh tế”, trong khi thông qua các cơ quan truyền thông, ông họa sĩ này luôn bác bỏ những lời cáo buộc của chính phủ Trung Quốc. Ông Ngải nói với BBC: ”Tôi chưa hề chính thức bị bắt giữ vì tội gì cả và cũng chưa bao giờ thừa nhận tội trốn thuế“.
- Phải chăng tân chính quyền Miến Điện đang thực sự mở cửa chính trị ? – (RFI). “Quốc hội mới của Miến Điện đã thông qua luật cho phép người lao động Miến Điện quyền được đình công, đồng thời mở các cuộc họp cho báo chí theo dõi”. BTV: Phải chăng nhờ những lời khuyên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Miến Điện năm ngoái mà chính phủ nước này mở cửa chẳng? Nếu đúng vậy, thì người mà chính phủ nước này phải cám ơn đó là thủ tướng nhà mình. He he… - Cải cách ở Miến Điện làm nhiều nước ngạc nhiên - (RFA).
- Trần Đình Huỳnh: Bài học từ Cách mạng tháng Mười (VNN). Cần phải đuổi ra khỏi Đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược - Lênin tuyên bố.” Nhưng … con xin bố! Mần kiểu đó thì … hết người à? – Chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười với kết cục đau buồn và chắc chắn còn buồn đau nữa, mời bà con đọc: K.Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu, của kinh tế gia Hungari nổi tiếng Kornai János; QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP. – Nhưng hãy cứ tin vào Thời cơ của chủ nghĩa xã hội (NLĐ) khi Chủ nghĩa tư bản đang phải đối đầu với những cuộc khủng hoảng kinh tế lẫn niềm tin.
13h40′:
- Trung Quốc giận dữ không thể ngăn ONGC khai thác dầu ở Việt Nam: Angry China can’t stop ONGC’s Vietnam hunt (Financial Express).
- Vươn lên thành cường quốc kinh tế: Trung Quốc muốn gì? Rise Of An Economic Superpower: What Does China Want? (WITN).
- Hoàn Cầu Thời báo, tiếng Trung: Mỹ Không Dám Động Võ Tại Biển Đông (Nam Hải Trường Sơn). Bài dịch từ bản tiếng Trung, nhưng bản tiếng Anh cũng không khác gì mấy.
- Hà Văn Thịnh: Hãy câm mồm đi! – (BoxitVN). Đại sứ TQ Trương Viêm nói với phóng viên Ấn Độ.
- Điểm sách: “Trung Quốc trong 10 từ”: “China in Ten Words”: Life inside the juggernaut (Salon). Mười t đó là: people, leader, reading, writing, Lu Xun (tên ca mt tác gi TQ nh hưởng nht trong thế k 20), disparity, revolution, grassroots, copycat, and bamboozle. BTV thy t copycat nghĩa là bt chước rt chính xác. – Mời bà con đọc bài này – Văn hóa bắt chước của Trung Quốc: China’s Copycat Culture (NYT).
20h30′:
- Câu lạc bộ NO – U tiến lên chuyên nghiệp(Lê Dũng). Sáng nay, nhiều “biểu tình viên” và các vị trí thức như GS Chu Hảo, GS Nguyễn Minh Thuyết, TS Nguyễn Quang A, … đã tham dự lễ tang cụ ông thân sinh TS Nguyễn Xuân Diện tại Sơn Tây. Trong hình là GS Huệ Chi – >
- Chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá, hy sinh môi trường, tài nguyên, sức khỏe người dân quá trời rồi, không chịu nổi nữa, Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng gấp đôi chi phí xử lý môi trường (DVT). “Nhật Bản 167,8 USD/người, Trung Quốc là 49,7 USD/người. Hàn Quốc là USDđôla/người. Trong khi đó, Việt Nam là 4,5 USD/người, Lào là 0,31 USD/người. Như vậy, theo đánh giá của đại biểu này, mức chi phí vào môi trường ở Việt Nam còn rất thấp, đề nghị cần phải tăng lên”. - Giải quyết ô nhiễm môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề (SGGP). – Chỉ thấy lợi nhuận trước mắt (VNN). – Thanh tra môi trường ít công bố các vụ vi phạm môi trường (SGTT).
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thanh tra tố cáo Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (GĐ). Chà! Ông giám đốc nầy lại còn là phần tử “bất đồng chính kiến” nữa mới nguy hiểm chớ.
- Hết cảnh một huyện có hai Bí thư (Bee). Hú hồn! Vậy mà tưởng đang thí điểm tách … đảng. Hề hề!

KINH TẾ

- Về bài đã điểm hôm qua trên báo PLTP: Vì sao bảo hiểm tiền gửi chỉ tới 50 triệu đồng? (PLTP), TS Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Eximbank, nói: “Số lượng người gửi tiền 5-7 tỉ đồng thường không nhiều, chính vì vậy bảo hiểm tiền gửi cũng như mục đích của một chính sách bao giờ cũng nhắm tới số đông. Ở Mỹ, trước đây bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ 50.000 USD mà thôi. Mới đây họ cũng tăng lên khoảng 70.000-80.000 USD mà thôi”.
Độc giả B.L bình luận: “Sự thật là bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ là 250.000 USD (hai trăm năm chục ngàn đô la). Trong lịch sử FDIC thì không bao giờ có những con số mà ông Phước đưa ra. Một vị tổng giám đốc nhà băng mà dẫn chứng sai như thế thì sao ngân hàng VN không đến hồi sụp đổ. Tôi đoán ông ta là nói theo định hướng XHCN? Đề nghị BS đưa điều này để nhắc nhở TS Phước kẻo xấu hổ cho người Việt Nam”.
BTV: Đúng như độc giả B.L nói, trong lịch sử FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation: Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ) chưa bao giờ có mức bảo hiểm $70.000-80.000. Mức bảo hiểm của FDIC từ năm 1974-1980 là $40.000, từ năm 1980-2008 là $100.000. Năm 2008, do nhiều nhà bank lớn ở Mỹ bị phá sản, lo rằng người dân sẽ đồng loạt rút tiền ra, vì sợ hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ như lần Đại Khủng hoảng (Great Depression) hồi thập niên 1930, FDIC đã nâng mức bảo hiểm tạm thời lên $250.000/ tài khoản. Mức bảo hiểm này chỉ có hiệu lực đến ngày 31/12/2013, nhưng BTV nghĩ, khi đến thời điểm đó, có thể Quốc hội Mỹ thông qua luật để gia hạn thêm hoặc làm cho mức bảo hiểm đó không còn là tạm thời nữa.
13h40′:
20h30′:
- Phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt: ‘Chưa hẳn vay tiền mua voi dễ vỡ nợ hơn mua chuột’ (TP).

VĂN HÓA-THỂ THAO

- Chiều biên giới (TN). – NHỮNG CHUYẾN LÊN BIÊN GIỚI (Trần Nhương). Ngày 7-11-2011 trại sáng tác văn học Biên giới hải đảo của Hội Nhà văn làm lễ bế mạc. Trại sáng tác này là một mô hình đổi mới cách mở trại của Hội, đưa nhà văn đến với vùng biên giới rất cần thông tin và sáng tác về quân dân ta tại vùng biên ải này.
- Nguyễn Quảng Tuân: NGUYỄN DU ĐÃ VIẾT “TRUYỆN KIỀU” KHI NÀO? (Văn chương +).
- ĐỘC THOẠI CỦA MERILYN MONROE (Nguyễn Trọng Tạo).
- NIKOLAI KOFYRIN: Tản mạn về giải Nobel Văn Học ở nước Nga ? (Lê Thiếu Nhơn).
13h40′:
- Xung quanh việc thu hồi tập truyện ngắn Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông: Đừng để bất thường trở thành bình thường (SGTT).
- Đỗ Đức: Cái gì cũng muộn (TTVH).
20h30′:
- Phan Cẩm Thượng: Văn hóa nông thôn hiện tại (TS).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

- PGS-TS NGUYỄN MINH HÒA: Không phải công hay tư mà là thương hiệu! (PLTP).
- Trung tâm “trái phép” - Nhiều sai phạm trong đào tạo (NLĐ).
13h40′:
20h30′:
- 140 giáo viên miền Trung học bồi dưỡng tiếng Anh bậc tiểu học (DT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

- Miền Trung đã có 7 người chết vì lũ - (RFA). - Sông Hương sạt lở, dân tháo chạy (TN). Bờ sông Hương đoạn qua bến Đá (thôn Long Hồ Thượng) bị sạt lở nghiêm trọng
13h40′:
- Phỏng vấn GS.TSKH Lê Huy Bá, viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ & Quản lý Môi trường: TP.HCM phải làm gì để tránh thảm kịch Bangkok? (Bee). – Thái Lan huy động máy bơm cứu Bangkok (VNE).
20h30′:
- Quyết tâm “Làm thất bại âm mưu diễn biến … làm tình” của “Các thế lực … tình địch” từ Trung Quốc muốn đờn ông VN ta liệt dương hết – đề nghị báo Quân đội ND sớm vào cuộc: Thuốc kích dục: mua dễ như… mua kẹo! (SGTT).

QUỐC TẾ

- Vụ doanh nhân Nga, Viktor Bout, đã bị tòa án Mỹ buộc tội: Kỳ án “lái buôn thần chết” (NLĐ).
13h40′:
20h30′:
* RFI: 06-11-2011
.
.
.

No comments: