Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-02
Trong vài ngày qua, hàng loạt sự việc khiến người dân lo ngại khi an ninh liên tục sách nhiễu, xâm phạm tài sản, cản trở tự do đi lại của những người từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà nội trước đây.
Muốn tỏ rõ quyền lực
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã ngưng nhiều tuần nay. Mọi hình ảnh của các cuộc biểu tình trước đây hoàn toàn bị xóa sạch trên đường phố và vài người trong cuộc vẫn tập trung về những quán cà phê ven Bờ Hồ để ôn lại những điều đã xảy ra như một cách nối liền sự gắn bó với nhau trong cùng một mục đích.
Cách đây không lâu, khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị nhà nước chính thức ngăn cấm thì cùng lúc những người biểu tình liên tiếp rơi vào tầm ngắm của hệ thống an ninh Việt Nam. Mặc dù đã tuân theo lệnh cấm không còn biểu tình nhưng các trí thức vẫn bị bôi nhọ trên hệ thống truyền hình và phát thanh Hà Nội.
Nhiều người tham gia biểu tình bị bắt, bị đối xử thô bạo trên đường phố khi họ chỉ đi loanh quanh trong khu vực Bờ Hồ và không có một hành động nào có thể để cho an ninh gán ghép vào bất cứ âm mưu gì. Có những trường hợp công an đến nhà từng người, vận động, hăm dọa và công khai cho biết nếu vẫn còn ra Bờ Hồ vào ngày Chúa Nhật thì sẽ bị xem như vi phạm lệnh cấm của của họ.
Trường hợp mà nhiều người biết trong cách đối xử này đã và đang xảy ra với hai vợ chồng U Trâm. Hai cụ đã hơn tám mươi vẫn thường đi biểu tình chống Trung Quốc và sau này thường xuyên ra Bờ Hồ vào mỗi Chúa Nhật. Công an tới nhà hai vợ chồng cụ dùng những biện pháp tồi tệ nhất để ngăn cản họ, cụ thể là nhốt hai người này trong nhà bằng cách buộc chặt giây bên ngoài cửa nhà ở của hai cụ.
Anh Lê Dũng, một cư dân Hà Nội kể lại câu chuyện mà anh chứng kiến từ những ngày đầu, cứ mỗi lần cụ ra Bờ Hồ thì công an bám sát:
Cách đây không lâu, khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị nhà nước chính thức ngăn cấm thì cùng lúc những người biểu tình liên tiếp rơi vào tầm ngắm của hệ thống an ninh Việt Nam. Mặc dù đã tuân theo lệnh cấm không còn biểu tình nhưng các trí thức vẫn bị bôi nhọ trên hệ thống truyền hình và phát thanh Hà Nội.
Nhiều người tham gia biểu tình bị bắt, bị đối xử thô bạo trên đường phố khi họ chỉ đi loanh quanh trong khu vực Bờ Hồ và không có một hành động nào có thể để cho an ninh gán ghép vào bất cứ âm mưu gì. Có những trường hợp công an đến nhà từng người, vận động, hăm dọa và công khai cho biết nếu vẫn còn ra Bờ Hồ vào ngày Chúa Nhật thì sẽ bị xem như vi phạm lệnh cấm của của họ.
Trường hợp mà nhiều người biết trong cách đối xử này đã và đang xảy ra với hai vợ chồng U Trâm. Hai cụ đã hơn tám mươi vẫn thường đi biểu tình chống Trung Quốc và sau này thường xuyên ra Bờ Hồ vào mỗi Chúa Nhật. Công an tới nhà hai vợ chồng cụ dùng những biện pháp tồi tệ nhất để ngăn cản họ, cụ thể là nhốt hai người này trong nhà bằng cách buộc chặt giây bên ngoài cửa nhà ở của hai cụ.
Anh Lê Dũng, một cư dân Hà Nội kể lại câu chuyện mà anh chứng kiến từ những ngày đầu, cứ mỗi lần cụ ra Bờ Hồ thì công an bám sát:
"Buổi sáng thì đã có bảy, tám đứa nó đi theo cụ, bốn năm đứa con gái và ba đứa con trai. Cũng có bốn thằng nó chốt cửa nhà cụ nó không cho cụ ông ra khỏi nhà đi ăn sáng hay đi mua gì cả, nó khóa, nó chèn cửa. Tuần trước thì nó còn buộc giây đồng, sáng Chủ Nhật thì nó lấy giây thép nó cột cửa nhà ông lại! Ông phải kiệu bà lên trên khỏi tường và bà nhảy từ tường xuống, bà chỉ có 20 cân thôi, người bé như cây tăm!"
Anh Dũng nhấn mạnh rằng vụ việc này xảy ra khi các vụ biểu tình chống Trung Quốc không còn nữa nhưng công an vẫn tiếp tục sách nhiễu hai vợ chồng cụ Trâm:
"Tụi nó không cho hai cụ ra ngoài chứ không phải vì biểu tình, vì làm gì còn biểu tình nữa đâu? Hơn hai tháng nay làm gì còn biểu tình nữa chỉ hơn mười một mười hai lần đấy rồi thôi không còn biểu tình nữa. Họ chỉ gặp nhau uống cà phê, đi chơi thôi.
Tôi bảo, sao cụ không báo cho Phường người ta biết, cụ bảo đã báo Phường nhưng nó chả giải quyết gì cả. Con bé Nga Phó chủ tịch Phường nó cứ bảo là thôi, cụ đừng đi chơi ở Bờ Hồ nữa! Cụ đang làm đơn để gửi cho thành phố, cho Ủy ban và cả cho Thành Ủy nữa. Cụ bảo tao sẽ làm đơn vì bọn con cháu bây giờ mất dạy!"
Anh Dũng nhấn mạnh rằng vụ việc này xảy ra khi các vụ biểu tình chống Trung Quốc không còn nữa nhưng công an vẫn tiếp tục sách nhiễu hai vợ chồng cụ Trâm:
"Tụi nó không cho hai cụ ra ngoài chứ không phải vì biểu tình, vì làm gì còn biểu tình nữa đâu? Hơn hai tháng nay làm gì còn biểu tình nữa chỉ hơn mười một mười hai lần đấy rồi thôi không còn biểu tình nữa. Họ chỉ gặp nhau uống cà phê, đi chơi thôi.
Tôi bảo, sao cụ không báo cho Phường người ta biết, cụ bảo đã báo Phường nhưng nó chả giải quyết gì cả. Con bé Nga Phó chủ tịch Phường nó cứ bảo là thôi, cụ đừng đi chơi ở Bờ Hồ nữa! Cụ đang làm đơn để gửi cho thành phố, cho Ủy ban và cả cho Thành Ủy nữa. Cụ bảo tao sẽ làm đơn vì bọn con cháu bây giờ mất dạy!"
Một khuôn mặt khác rất nổi tiếng trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc là chị Bùi Thị Minh Hằng. Chị bị công an lần lượt bắt bớ vì đã ngoan cường mang những biểu tượng chống Trung Quốc ngay khi các vụ biểu tình không còn nữa.
Chị Minh Hằng bị công an giật chiếc nón lá có ghi dòng chữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam và sau đó bị bắt cho tới khi nhiều bạn bè của chị kéo tới trụ sở công an đòi thả người thì chị mới được tự do.
Công an sau đó vẫn không bỏ qua việc sách nhiễu gia đình chị Bùi Minh Hằng. Mới đây nhất khi chị vắng nhà thì kẻ lạ đã đột nhập vào nhà chị dọn đồ đạc mang đi mà công an không có một hành động nào trước lời tố cáo của gia đình chị.
Ngược lại, công an còn vu cáo là người dọn đồ đạc chính là con trai của khổ chủ. Chị Bùi Minh Hằng cho biết sự việc như sau:
"Trong vòng mấy tháng nay chuyện dọn nhà xảy ra với gia đình em tới ba lần. Khi xảy ra chuyện này thì cậu con trai nhà em gọi vào máy em báo rằng mẹ gọi về xem là ai dọn nhà mình. Thế nhưng khi lên báo với công an thì công an khẳng định là con của em dọn nhà và công an có nói với những người dân thắc mắc là chị Hằng đi vắng thì con của chị ấy có quyền dọn đồ đi bán.
Chính vì lý do này em mới đưa những thông tin này lên facebook của em và nhờ người quen có mặt tại Vũng Tàu và bạn bè khắp nơi, em cho họ số điện thoại để người ta gọi tới chất vấn công an Vũng Tàu. Anh Đỗ Văn Hạnh là anh dám trả lời mọi người rằng chỉ đi vắng thì con chị ấy có quyền chở đồ đi bán!
Có lẽ cũng không cần đắn đo gì khi em đưa ra kết luận tất cả những sự vụ xảy ra tại Vũng Tàu nhằm mục
Chị Minh Hằng bị công an giật chiếc nón lá có ghi dòng chữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam và sau đó bị bắt cho tới khi nhiều bạn bè của chị kéo tới trụ sở công an đòi thả người thì chị mới được tự do.
Công an sau đó vẫn không bỏ qua việc sách nhiễu gia đình chị Bùi Minh Hằng. Mới đây nhất khi chị vắng nhà thì kẻ lạ đã đột nhập vào nhà chị dọn đồ đạc mang đi mà công an không có một hành động nào trước lời tố cáo của gia đình chị.
Ngược lại, công an còn vu cáo là người dọn đồ đạc chính là con trai của khổ chủ. Chị Bùi Minh Hằng cho biết sự việc như sau:
"Trong vòng mấy tháng nay chuyện dọn nhà xảy ra với gia đình em tới ba lần. Khi xảy ra chuyện này thì cậu con trai nhà em gọi vào máy em báo rằng mẹ gọi về xem là ai dọn nhà mình. Thế nhưng khi lên báo với công an thì công an khẳng định là con của em dọn nhà và công an có nói với những người dân thắc mắc là chị Hằng đi vắng thì con của chị ấy có quyền dọn đồ đi bán.
Chính vì lý do này em mới đưa những thông tin này lên facebook của em và nhờ người quen có mặt tại Vũng Tàu và bạn bè khắp nơi, em cho họ số điện thoại để người ta gọi tới chất vấn công an Vũng Tàu. Anh Đỗ Văn Hạnh là anh dám trả lời mọi người rằng chỉ đi vắng thì con chị ấy có quyền chở đồ đi bán!
Có lẽ cũng không cần đắn đo gì khi em đưa ra kết luận tất cả những sự vụ xảy ra tại Vũng Tàu nhằm mục
đích xáo trộn công việc của gia đình em lên, nó không nằm ngoài mục đích của thế lực nào đó là quấy rối cuộc sống riêng của em."
Hai trường hợp vừa nêu cho thấy sự thiếu tôn trọng quyền tự do đi lại và cư trú của người dân, cũng như thái độ thiếu trách nhiệm của người thi hành luật pháp trước các vi phạm hình sự đã lên đến chỗ không thể chấp nhận.
Pháp trị hay công an trị
Tuy nhiên hai vụ việc này vẫn còn chưa thấm gì khi so sánh với một việc khác xảy ra vào sáng Chúa Nhật ngày 30 tháng 10 ngay tại Bờ Hồ vừa qua.
Nạn nhân là anh Lê Dũng, một người tham gia biểu tình chống Trung Quốc ngay từ những ngày đầu. Vào lúc 9 giờ sáng, anh ra quán cà phê Bonbon Bảo Khánh nằm trên Bờ Hồ để uống cà phê như mọi lần thì sự việc xảy ra như lời anh kể sau đây:
"Lúc ra uống cà phê ở cái quán mà tôi quen uống cả chục năm rồi vì khi làm xây dựng tôi xây trụ sở Bảo Việt, tôi ngồi ở quán này cả chục năm rồi còn chuyện biểu tình mới một năm nay thôi. Biểu tình đã hết từ lâu rồi, người ta uống cà phê ở đâu là quyền của người ta chứ? Cái quán này là quán ruột của tôi, của chị Hằng làm ở nhà hát Tuổi Trẻ. Quán rất đông văn nghệ sĩ.
Mình ngồi từ sáng thì thấy chị em Bích và em Phương nó đến. Nhưng khi thấy hai chị em Phương và Bích đến thì có mấy ông công an đến, vào quán xì xào vào tai ông bạn chủ quán rồi ông chủ quán vào chấp tay lạy bọn tôi: “em lạy các bác, tôi lạy các anh lần sau các anh đừng đến để tôi làm ăn, công an họ nói thế này thế kia”.
Tôi bảo, tôi uống cà phê tôi trả tiền anh mà... nhưng tôi đổi ý trả tiền đứng lên và sang Thủy Tạ ngồi! Sang Thủy Tạ thì cũng có hàng chục ông công an theo quay phim các thứ."
Việc công an theo dõi và đe dọa chủ quán không phục vụ anh Lê Dũng đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của công dân.
Công an đã lạm dụng quyền lực để bức hiếp người dân, trong trường hợp này là bức hiếp cả hai phía, anh Lê Dũng và chủ quán Bonbon khiến bản thân anh Dũng bị coi thường nhân phẩm, xâm hại về quyền đi lại, ẩm thực còn chủ quán thì quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền được tiếp đãi thực khách bị xâm phạm.
Tuy nhiên sự việc không dừng lại ở đó, anh Lê Dũng kể tiếp:
"Đến khi mình uống cà phê xong mình đi về thì có ba đôi xe máy nó đi theo một đoạn, nó đi theo đằng sau, một đứa con trai một đứa con gái tôi có chụp ảnh hết.
Nó thấy mình cầm máy ảnh nó xông ra một thằng khoảng 44, 45 tuổi nó xông ra nó chửi luôn, mày chụp gì? mày muốn chụp gì? mày thích chụp không...rồi nó đá song phi luôn!
Nó đấm đá liên tiếp tôi ngồi trên xe máy ngã xuống. Tôi chỉ né chứ không tự vệ. Né xuống thì nó đánh liên tiếp, mình chỉ có né thôi. Mình chỉ đỡ một đòn sau cùng thì nó đấm vào tay trái của mình. Nó dằn cái máy ảnh của mình nó đập ngay xuống mặt đường. Nó không phải cướp máy ảnh mà nó đập tan dưới mặt đường luôn!
Người dân ngay trước cửa nhà có đám cưới người ta chạy ra xem. Khu Bà Triệu thì mọi người biết tôi nhiều lằm vì tôi đã làm việc bao nhiêu năm ở Hà Nội khi các phố này có vấn đề về điện thì tôi làm hết. Người dân ở đây bảo, à tôi biết bác rồi! Mấy ông này tôi cũng biết rồi. Mọi người cản ba bốn đứa kia sau đó thì tôi về nhà."
Nạn nhân là anh Lê Dũng, một người tham gia biểu tình chống Trung Quốc ngay từ những ngày đầu. Vào lúc 9 giờ sáng, anh ra quán cà phê Bonbon Bảo Khánh nằm trên Bờ Hồ để uống cà phê như mọi lần thì sự việc xảy ra như lời anh kể sau đây:
"Lúc ra uống cà phê ở cái quán mà tôi quen uống cả chục năm rồi vì khi làm xây dựng tôi xây trụ sở Bảo Việt, tôi ngồi ở quán này cả chục năm rồi còn chuyện biểu tình mới một năm nay thôi. Biểu tình đã hết từ lâu rồi, người ta uống cà phê ở đâu là quyền của người ta chứ? Cái quán này là quán ruột của tôi, của chị Hằng làm ở nhà hát Tuổi Trẻ. Quán rất đông văn nghệ sĩ.
Mình ngồi từ sáng thì thấy chị em Bích và em Phương nó đến. Nhưng khi thấy hai chị em Phương và Bích đến thì có mấy ông công an đến, vào quán xì xào vào tai ông bạn chủ quán rồi ông chủ quán vào chấp tay lạy bọn tôi: “em lạy các bác, tôi lạy các anh lần sau các anh đừng đến để tôi làm ăn, công an họ nói thế này thế kia”.
Tôi bảo, tôi uống cà phê tôi trả tiền anh mà... nhưng tôi đổi ý trả tiền đứng lên và sang Thủy Tạ ngồi! Sang Thủy Tạ thì cũng có hàng chục ông công an theo quay phim các thứ."
Việc công an theo dõi và đe dọa chủ quán không phục vụ anh Lê Dũng đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của công dân.
Công an đã lạm dụng quyền lực để bức hiếp người dân, trong trường hợp này là bức hiếp cả hai phía, anh Lê Dũng và chủ quán Bonbon khiến bản thân anh Dũng bị coi thường nhân phẩm, xâm hại về quyền đi lại, ẩm thực còn chủ quán thì quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền được tiếp đãi thực khách bị xâm phạm.
Tuy nhiên sự việc không dừng lại ở đó, anh Lê Dũng kể tiếp:
"Đến khi mình uống cà phê xong mình đi về thì có ba đôi xe máy nó đi theo một đoạn, nó đi theo đằng sau, một đứa con trai một đứa con gái tôi có chụp ảnh hết.
Nó thấy mình cầm máy ảnh nó xông ra một thằng khoảng 44, 45 tuổi nó xông ra nó chửi luôn, mày chụp gì? mày muốn chụp gì? mày thích chụp không...rồi nó đá song phi luôn!
Nó đấm đá liên tiếp tôi ngồi trên xe máy ngã xuống. Tôi chỉ né chứ không tự vệ. Né xuống thì nó đánh liên tiếp, mình chỉ có né thôi. Mình chỉ đỡ một đòn sau cùng thì nó đấm vào tay trái của mình. Nó dằn cái máy ảnh của mình nó đập ngay xuống mặt đường. Nó không phải cướp máy ảnh mà nó đập tan dưới mặt đường luôn!
Người dân ngay trước cửa nhà có đám cưới người ta chạy ra xem. Khu Bà Triệu thì mọi người biết tôi nhiều lằm vì tôi đã làm việc bao nhiêu năm ở Hà Nội khi các phố này có vấn đề về điện thì tôi làm hết. Người dân ở đây bảo, à tôi biết bác rồi! Mấy ông này tôi cũng biết rồi. Mọi người cản ba bốn đứa kia sau đó thì tôi về nhà."
Nghe chuyện kể từ nạn nhân Lê Dũng không ai có thể dằn được xúc động. Rõ ràng là cách hành xử này quá coi thường pháp luật. Với hai mục đích vừa dằn mặt anh Dũng vừa gửi một thông điệp mạnh mẽ tới những ai còn muốn tính tới chuyện biểu tình chống Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả như anh Lê Dũng gặp hôm nay.
Trước đây người dân cho rằng nhà nước lo ngại việc biểu tình chống Trung Quốc sẽ biến thành những cuộc biểu tình chống nhà nước như từng xảy ra tại Trung Đông và Bắc Phi.
Thế nhưng khi những cuộc biều tình chống Trung Quốc đã bị ngăn chặn từ trong trứng nước thì hành động sách nhiễu này có mục đích gì nếu không phải là muốn tỏ rõ quyền lực của hệ thống an ninh? Hay nói đúng hơn là quyền lực này đã được phân phối xuống cho các viên công an cấp nhỏ nhất.
Mới đây chủ tịch thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Thế Thảo đã lên tiếng cho biết Hà Nội sẽ chấn chỉnh nhiều việc trong đó ông nhấn mạnh đến việc “Xây dựng và chấn chỉnh văn hóa đô thị, văn hóa giao thông. Xây dựng một xã hội đạo đức với sự gương mẫu của những cán bộ từ cấp thành phố đến cơ sở, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa cán bộ với nhân dân...”
Mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người cần nhiều chục năm mới có thể hình thành qua văn hóa và giáo dục, còn mối quan hệ giữa công an và người dân dễ thiết lập hơn cho nên người dân chờ đợi nhà nước chú ý đến những vụ việc tiêu cực có sức tàn phá niềm tin người dân rất lớn như các vụ sách nhiễu vừa nêu.
Ba công dân thủ đô Hà Nội trong câu chuyện này là những công dân yêu nước, do đó họ có quyền được sự chú ý đặc biệt của ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo.
Họ cũng có quyền sống mà không bị xem như công dân hạng hai, bởi trên thế giới hiện nay chỉ có Tân Cương và Tây Tạng mới có những loại công dân hạng hai trên chính đất nước của họ như thế.
Trước đây người dân cho rằng nhà nước lo ngại việc biểu tình chống Trung Quốc sẽ biến thành những cuộc biểu tình chống nhà nước như từng xảy ra tại Trung Đông và Bắc Phi.
Thế nhưng khi những cuộc biều tình chống Trung Quốc đã bị ngăn chặn từ trong trứng nước thì hành động sách nhiễu này có mục đích gì nếu không phải là muốn tỏ rõ quyền lực của hệ thống an ninh? Hay nói đúng hơn là quyền lực này đã được phân phối xuống cho các viên công an cấp nhỏ nhất.
Mới đây chủ tịch thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Thế Thảo đã lên tiếng cho biết Hà Nội sẽ chấn chỉnh nhiều việc trong đó ông nhấn mạnh đến việc “Xây dựng và chấn chỉnh văn hóa đô thị, văn hóa giao thông. Xây dựng một xã hội đạo đức với sự gương mẫu của những cán bộ từ cấp thành phố đến cơ sở, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa cán bộ với nhân dân...”
Mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người cần nhiều chục năm mới có thể hình thành qua văn hóa và giáo dục, còn mối quan hệ giữa công an và người dân dễ thiết lập hơn cho nên người dân chờ đợi nhà nước chú ý đến những vụ việc tiêu cực có sức tàn phá niềm tin người dân rất lớn như các vụ sách nhiễu vừa nêu.
Ba công dân thủ đô Hà Nội trong câu chuyện này là những công dân yêu nước, do đó họ có quyền được sự chú ý đặc biệt của ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo.
Họ cũng có quyền sống mà không bị xem như công dân hạng hai, bởi trên thế giới hiện nay chỉ có Tân Cương và Tây Tạng mới có những loại công dân hạng hai trên chính đất nước của họ như thế.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
-----------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment