Sunday, November 13, 2011

HY VỌNG SỰ KHÔN NGOAN HƠN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG (Jin Yongming)



Tác gi: Jin Yongming
Nguồn: China Daily

Thứ năm, ngày 10 tháng mười một năm 2011

Truyền thông Tây phương có xu hướng kích động quần chúng đối với bất kì sự tranh chấp nào giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, đặc biệt nếu điều đó có thể gây thêm quan ngại cho tình hình ở biển Đông. Không nghi ngờ gì khi trước thềm hội nghị APEC sắp tới và hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á, truyền thông Tây phương liên tục đưa tin Việt Nam đang mời gọi các công ty dầu khí nước ngoài khai thác mỏ dầu trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, và tạo nên một cơn bão dựa trên phân tích của một nhà nghiên cứu ở Hà Nội cho rằng “tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông có thể bùng nổ thành xung đột toàn phần”

Sự thay đổi quan điểm của Việt Nam hiện tại không nghi ngờ gì đã ném hiệp ước chung đã được kí giữa Bắc Kinh và Hà Nội tháng trước vào ngõ cụt. Đây là điều mà Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. Nhưng cũng không đúng khi nói rằng Việt Nam tranh thủ thời gian để khai thác mỏ dầu và phát triển quân sự. Mọi người đều có những quan điểm khác nhau trên mọi quốc gia, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Từ chính phủ cho đến giới học thuật ở Việt Nam, một số có những quan điểm cứng rắn cũng như một số có những quan điểm trung dung về Trung Quốc. Vì vậy, quan điểm của một học giả không thể đại diện cho quốc gia đó.

Trong hiệp ước chung, cả hai quốc gia đã đồng ý trên quan điểm “giải quyết hòa bình” vấn đề tranh chấp biển Đông. Trung Quốc tin tưởng vững chắc việc giải quyết tranh chấp lãnh hải thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm “tạm gác tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung.”, bởi vì điều đó đã giải quyết thành công tranh cấp biên giới với 12 quốc gia láng giềng của Trung Quốc thông qua đàm phán và thảo luận hữu nghị.

Việc giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nhưng nó xứng đáng để phấn đấu đạt đến. Hiệp ước chung trong thực tế không có nghĩa rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ không còn rắc rối. Ngược lại, va chạm sẽ phát sinh. Cả hai quốc gia nên kiểm soát sự va chạm đó.

Nếu Việt Nam tiếp tục kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp, Trung Quốc có thể thậm chí mời gọi nhiều hơn các công ty khác tham gia khai thác nguồn dầu khí này hoặc tự Trung Quốc sẽ phát triển vùng biển này. Thực tế, Trung Quốc đã có dàn khoan lớn và có đủ khả năng để khai thác tại vùng biển tranh chấp . Tuy nhiên, Trung Quốc không muốn làm như thế và thay vào đó Trung Quốc đã kiềm chế rất lớn nhằm bảo vệ hòa bình trong khu vực.

Nếu Việt Nam nuốt lời và không thực thi theo hiệp ước chung, Việt Nam sẽ mất vị thế trên trường quốc tế và không có một quốc gia nào sẽ hợp tác và tin tưởng một quốc gia không hề có đủ khả năng làm điều đó.

Hiệp ước giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trên những vấn đề về biển ít nhạy cảm hơn để tìm kiếm những giải pháp trước mắt và tạm thời, sau đó thúc đẩy các điều kiện cần thiết để giải quyết những bất đồng song phương. Điều này không chỉ phục vụ cho lợi ích hai bên mà còn đem lại lợi ích cho các quốc gia khác. Cả hai quốc gia nên tìm cách thực thi các nguyên tắc trong hiệp ước. Điều này sẽ có tác động sâu rộng đến khu vực.

Những tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ mang đến lợi ích chung cho cả hai khi tôn trọng lịch sử, vị thế và lợi ích phía bên kia và tránh bất kỳ những hoạt động nào có thể gây phức tạp và leo thang tranh chấp.
Vì mục đích đó, Trung Quốc và Việt Nam nên đồng thuận thực hiện tiếp tục những thỏa thuận vấn đề về biển, tìm kiếm một số giải pháp tạm thời trước mắt, và bắt đầu hợp tác song phương trên những lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, cứu nạn hàng hải, giảm thiểu thiên tai để tạo nên những điều kiện cần thiết nhằm đạt được giải pháp cuối cùng với mục đích phát triển chung tài nguyên biển trong vùng tranh chấp.

Hiệp ước biển kí kết giữa Trung Quốc và Việt Nam đặt ra một nền tảng chính trị mà cả hai phía có thể tham gia đối thoại, tham vấn để giải quyết các tranh chấp. Thực tế rất khó để giải quyết những bất đồng này bằng việc sử dụng luật quốc tế, bởi vì không có bên nào đồng ý đưa vấn đề này ra Tòa án Quốc tế (ICJ) theo quy định điều 36 Quy chế của ICJ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đưa ra tuyên cáo quy chế vào ngày 25-08-2006 với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rằng Trung Quốc không chấp nhận trọng tài trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Với khả năng giải quyết tranh chấp loại trừ Quy chế ICJ, hiệp ước giữa Trung Quốc và Việt Nam đưa ra một cơ cấu chính trị cho việc đàm phán và giải quyết hữu nghị.

Nếu Trung Quốc và Việt Nam thành công trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải thông qua đối thoại song phương bình đẳng, tìm thấy những giải pháp trước mắt và sự phát triển chung, thì sẽ trở thành những ví dụ điển hình để hướng dẫn các quốc gia khác giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải tương tự. Quan trọng hơn nữa, nó sẽ minh chứng những nỗ lực phối hợp hai bên là sự quan trọng sống còn trong việc giải quyết tranh chấp mà không cần sự can thiệp của “ngoại bang”. Hiệp ước song phương đạt được giữa Trung Quốc và Việt Nam trên vấn đề lãnh hải có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình và ổn định khu vực và cung cấp một giải pháp cho các quốc gia khác. Điều này xứng đáng để cộng đồng quốc tế hỗ trợ thay vì lợi dụng gây mất đoàn kết.

Bên cạnh đó, cả hai phía nên sử dụng đầy đủ những nền tảng đã thiết lập bao gồm các cuộc họp định kỳ tổ chức 2 lần trong một năm giữa các lãnh đạo phái đoàn đàm phán hai bên và một đường dây nóng giữa hai chính phủ. Hai bên cũng có thể cùng nhau tham gia hợp tác trên biển ở các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như đã nói ở trên, trước khi chạm vào vấn đề hợp tác phát triển nguồn tài nguyên biển.

Thêm nữa, hai nước nên cẩn trọng đối với những tin tức truyền thông kích động và ngăn chặn những giải quyết không hiệu quả vấn đề tranh chấp biển Đông từ những ngăn cản nỗ lực của hai phía nhằm loại bỏ hiểu lầm và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tin tưởng lẫn nhau.

Trung Quốc đã và đang nỗ lực rất lớn để giải quyết vần đề tranh chấp này một cách hòa bình và Việt Nam cần phải làm như vậy.

Tác giả là một học giả về pháp luật của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Thượng Hải và Học viện Hải Dương của Trung Quốc

Thông tin tham kho thêm:


----------------------------


.
.
.

No comments: