Tuesday, November 15, 2011

HỒI ỨC VỀ NHÀ TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM [19] (Huỳnh Ngọc Tuấn)



Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [19]

Từ đầu năm 2002 anh em tù chính trị tại trại Nam Hà biết được Lm Nguyễn Văn Lý chuyển ra đây..chúng tôi cũng biết được qua TV về cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và tự do tôn giáo của vị Linh mục kiên cường này. (Tất nhiên là với những lời lẽ xúc phạm và hoàn toàn sai sự thật của nhà cầm quyền).
Trong những người hiện ở buồng 6 trại Nam Hà..có những người đã từng ở chung với Lm Nguyễn Văn Lý và họ đã chứng kiến được ở nơi Cha một nhân cách sáng ngời.
Chính vì vậy mà họ bị mời đi làm việc: Đó là hai anh LMT và LQH hai người tù chính trị án chung thân từ những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ trước.
Họ được dặn dò (nói chính xác là bị răn đe) không được nói gì về Cha Lý cho chúng tôi biết.
Nhưng hai người này là những con người có nhân cách làm sao họ có thể làm theo những khuyến cáo này. Khi đi làm việc về thay vì làm theo những yêu cầu của trại, họ cho anh em biết về nội dung buổi làm việc và họ đã nói về Cha Lý, trong những năm tháng tù đày trước đây về những hành động dũng cảm và đầy tình người của Cha trong tù.
Vì ngưỡng mộ Cha, tôi đã tìm cách xuống khu biệt giam nhưng không thành..tôi đành bỏ ý định đó.

Tháng 6/2002 tức chỉ còn 4 tháng nữa là tôi hết án, tôi viết một kiến nghị yêu cầu trại chuyển một người..luôn có thái độ khiêu khích tôi..anh ta vào tù với tội danh làm gián điệp cho TC..anh ta là một con người ngổ ngáo đầy bất mãn..anh ta nhắm vào tôi không phải là ngẫu nhiên mà để được giảm án.
Kiến nghị của tôi không được đáp ứng, tôi quyết định ôm đồ đạc của tôi ra nằm giữa sân để phản đối. Không chịu vào buồng giam.
Như vậy là tôi bị lập biên bản (tất nhiên là tôi không ký) và đưa xuống buồng kỷ luật..
Tôi bị đưa xuống đó vào ban đêm nên không trông thấy gì, cũng không biết mình bị nhốt ở khu nào.
Trong buồng kỷ luật một mình quá yên tĩnh mà tôi cũng không ngủ được. Mấy ngày sau tôi dò la để tìm cách gặp cha Lý nhưng thất vọng vì đây là khu kỷ luật, còn Cha Lý ở khu biệt giam.
Tôi chấp nhận về lại buồng 6 sau khi không hoàn thành được mục đích của mình..tôi không có lý do gì để ở đây..một tuần không được uống trà..không được coi TV tôi cảm thấy bị đơn độc và cô lập, tôi nhận ra rằng: Một người khi bị cắt tất cả nguồn thông tin hoặc bị phong toả hạn chế thông tin thì sẽ trở nên tối tăm như thế nào...chỉ có một tuần mà tôi như cách biệt với cuộc sống bên ngoài, huống gì đất nước tôi dân tộc tôi phải sống trong cảnh bưng bít thông tin hàng nửa thế kỷ nay? Thật là ác mộng hãi hùng !!
Tôi về lại buồng 6 với sự chào đón vui mừng của anh em.

Một tuần không có gì ăn chỉ có cháo và muối..tôi đã gầy đi rất nhiều, anh Lê Văn Hiếu mang cho tôi một bát cháo thịt bò băm nhuyễn..tôi ăn bát cháo vừa cay vừa nóng thấy rất ngon và nằm nghỉ, sau đó tôi bồi dưỡng cho mình một chút để mau bình phục.
Anh Lê Văn Hiếu vừa mới nhận quà của gia đình ..anh lại cho tôi một gói sữa bột nửa kg rất ngon.
Tôi cám ơn anh rất nhiều..anh luôn dành cho tôi những tình cảm nồng ấm và đúng lúc..anh dành sự ủng hộ cho tôi khi tôi cần có sự ủng hộ, anh chăm sóc tôi khi tôi cần sự chăm sóc.

Những ngày cuối tháng mười cũng đã đến..
Bình thường khi sắp hết án thì BGT gọi lên để viết kiểm điểm và cam kết ..nhưng hôm nay đã là 22/10 rồi mà tôi vẫn chưa đi làm việc.
Trong anh em có một số ý kiến, một số nghi vẫn thì đúng hơn. Hay là BGT và Bộ CA tiếp tục giữ tôi.?
Tất nhiên là chẳng có lý do gì..và cũng chẳng có điều luật nào như vậy, nhưng ở cái đất VN này làm gì có luật, ai cũng biết như vậy, nhà cầm quyền chỉ hành xữ khi họ thấy cần hoặc có thể. Còn luật chính là họ, nếu họ muốn hoặc có thể thì họ sẽ ngụy tạo ra một tội danh nào đó với một lý do gì đó như cái cách mà từ trước đến nay họ vẫn làm.
Với tôi, tuy rằng vẫn muốn được về với các con nhưng tôi sẵn sàng đối mặt với nguy cơ bị giữ lại. Nhưng tôi nghĩ rằng cuối năm 2002 này tương quan lực lượng toàn cầu đã thay đổi có lợi cho Dân chủ..các nước Tự do đứng đầu là Hoa Kỳ quá hùng mạnh, cán cân chiến lược toàn cầu đã nghiêng hẳn về phía Mỹ. Hệ thống phòng thủ NMD là một ưu thắng làm cho các chế độ độc tài CS hoang mang, không lường đoán nỗi tương lai của họ sẽ như thế nào, buộc họ phải thận trọng khi thực hiện những tội ác, tôi không nghĩ CSVN có bản lĩnh để làm như trước đây vẫn làm.

Ngày 24/10/2002 tôi được mời đi làm việc.
Tôi từ chối viết kiểm điểm và cam kết theo yêu cầu của họ..tôi chỉ viết một bản cảm tưởng với lời lẽ chung chung không như mong muốn của họ...nhưng họ không thể buộc tôi làm theo ý họ..và cái bản cảm tưởng đó cũng bị vứt đi.
Tôi biết điều này khi ra về..lúc ký vào giấy ra trại, người cán bộ quản lý hồ sơ nói tôi chưa viết kiểm điểm. Tôi lặng thinh..cán bộ Hoàng Xuân Nam đi theo tôi cũng lặng thinh không trả lời gì.
Buổi chiều cuối cùng ở trong trại..tôi đi mời mọi người một điếu thuốc Jet..còn mấy điếu tôi để dành cho anh Hiếu. Tối hôm đó tôi uống trà với những người bạn tâm huyết: Anh Lê Văn Hiếu..anh Trương Văn Sương ..Lê Văn Tiến và Phan Văn Mỹ. Ngoài trời vẫn mưa không dứt.
Tôi có một chút lo lắng vì dự báo thời tiết nói là nước sông ở khu vực miền Trung đang tăng nhanh.
Những dặn dò những gởi gắm những yêu cầu, tôi ghi trong lòng hoặc kín đáo trong những trang sách mang về.
Đêm hôm đó tôi ngủ rất ít..
Buổi sáng chia tay với những chí hữu thật là cảm động.
Anh Lê Văn Hiếu và Lê Văn Tiến dậy sớm chuẩn bị cho buổi tiệc nhỏ tiễn tôi..nói tiệc cho nó oai chứ có gì đâu, một nãi chuối, một nồi xôi, bánh mức và thuốc lá ngon dành cho anh Hiếu và Tiến.
Anh Hiếu đưa cho Tiến tôm khô, lạp xưởng để nấu nồi xôi thật ngon.
Tôi ăn được rất ít vì lòng bồi hồi khi được về với gia đình với các con và phải xa các bạn bè chiến hữu, vừa vui vừa buồn lẫn lộn.
Tôi đi bắt tay chào từng người anh em với nỗi lòng khó tả. Tôi bước ra sân nhìn lên vách núi cao rất gần trước mặt, chỉ cách một bức tường cao với  dây kẽm gai giăng đầy và hệ thống báo động.
Vách núi đá vôi rất đẹp, ở đó mỗi chiều tôi vẫn đứng nhìn, mùa hè vách núi xanh sẫm với những con cừu thơ thẩn kiếm ăn..mùa thu lá vàng không rực rỡ nhưng cũng đủ sắc màu ..mùa đông mây mù giăng kín vách núi trở nên âm u hiểm trở ..mùa xuân mưa phùn gió bấc buồn thê lương.
Tạm biệt các bạn, tạm biệt vách núi cheo leo, tạm biệt giếng nước trong veo mát rượi những ngày hè, tạm biệt vườn hoa bé tí, tạm biệt cây tùng già trên sân xanh biếc bốn mùa. Tạm biệt những ngày gian nguy. Tạm biệt những niềm vui, nỗi buồn của năm tháng lưu đày.

Tôi đi theo Cán bộ Hoàng Xuân Nam bước qua cái cổng sắt nặng nề của trại, từ đây ra khỏi trại giam Nam Hà còn một đoạn đường núi khá đẹp, tôi nhìn vách núi thật gần, những lùm cây mờ mờ trong sương, mưa nhỏ nhưng rả rích không ngớt, trời se lạnh. Con đường này tôi đã nhiều lần đi qua..từ lúc mới đến, ngày hai buổi đi về để “học nội quy”, những lần gặp cán bộ trại căng thẳng và vai lần đi gặp gia đình.
Con đường núi thơ mộng này thật không phù hợp ở đây..nơi của đoạ đày và đau khổ.
Tôi theo cán bộ Nam bước vào một căn nhà sang trọng, bề thế sáng trưng những cửa kiếng phong cách xây dựng hiện đại và xa hoa..tôi cảm thấy lạc lỏng và lạc hậu, 10 năm trời sống trong bốn bức tường và một thế giới khác..một thế giới của chết chóc và bệnh tật của sự cùng cực thiếu thốn. Ở đó chúng tôi dùng những con dao cùn được làm từ một mảnh sắt vụn nhặt được ở đâu đó, những cái bát bể sứt, những cái muỗng ăn cơm mòn cũ..tất cả như thời tiền sử. Phòng giam là một cái hang tối tăm..không có đồng hồ, người ta chỉ biết thời gian qua tiếng kẻng trại..những thau cơm cũ kỹ được gò từ mấy tấm tôn rách của trại, nước uống đục ngầu bùn rêu. Chúng tôi dùng lá cây, cành khô để đun nấu cộng với những túi nilon, quần áo cũ hay bất cứ thứ gì cháy được.
Củi cán bộ mang vào bán đắt như quế ..bất đắc dĩ mới mua thôi.
Chúng tôi mua hàng căng tin với giá cắt cổ trong khi chúng tôi có rất ít tiền..chúng tôi chỉ xử dụng được một nửa giá trị số tiền mà gia đình chúng tôi chắc chiu gởi vào. Số tiền này được cắt từ khẩu phần ăn sáng của các con tôi..để rồi hằng ngày chúng tôi buộc lòng phải nghe tiếng loa phóng thanh phát ra từ nhà văn hoá trại..những bài viết của tù nhân ca ngợi sự khoan hồng, nhân đạo của đảng..sự quan tâm chiếu cố của BGT trại.
Chúng tôi thấy chua xót khi những người bị ngược đãi trù dập, bóc lột đến tận xương tủy, lại phải cúi đầu xưng tụng công đức ca ngợi tấm lòng bao dung vị tha của kẻ hành hạ mình, sĩ nhục tra tấn  mình đến thê thảm.
Không ở nơi nào mà con người bị bóc lột hành hạ đến tận cùng như ở nhà tù CS..tù nhân phải mua hàng căng tin với giá gấp đôi..phẩm chất kém, thậm chí là đồ phế thải ở ngoài kia mang vào, những thứ người ta không dùng được nữa. Tù nhân phải lao động sản xuất, có nơi phải lao động đến kiệt sức không còn đứng vững được với sự tra tấn đánh đập tàn bạo nếu không hoàn thành chỉ tiêu..Trại An Điềm Quảng Nam dưới sự điều hành của thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh (bây giờ đã là Đại tá)-giám thị trưởng, Lê Thành Phương giám thị phó và cả bầy đàn những con ác quỷ, dã thú đội lốt người dưới quyền ..là một địa ngục thực sự đúng cả nghĩa đen và cả nghĩa bóng.
So với An Điềm thì Xuân Phước -Thanh Hoá -Nam Hà đỡ hơn nhiều.
Điều lệ của đảng CS cấm đảng viên kinh doanh bóc lột nhưng thật sự, trong nhà tù CS được điều hành bởi những đảng viên cốt cán, “có phẩm chất”, sự bóc lột còn dã man hơn cả thời thực dân đô hộ. Sự bóc lột diễn ra một cách thô thiển công khai.
Có những chuyện còn đau lòng hơn..những chuyện mà những ai không mục kích hoặc không phải là nạn nhân sẽ không bao giờ tin là có thật. Quà gia đình gởi đến bị tháo tung..những gì ngon lành nhất hoặc có giá trị bị cướp mất..có lần tôi lên nhận quà thấy thùng quà bị rách toang ra..kiểm lại thấy mất một gói sữa bột nửa kg, một gói tôm khô 1kg. Một lần khác mất một gói mực khô 1kg, 3 hộp sữa Hoà Lan. Tôi cầm mảnh giấy gia đình gởi kèm theo số quà, kiểm tra thấy thiếu, hỏi cán bộ thì được trả lời:
-Miếng giấy này không nói lên điều gì..có thể gia đình anh ghi nhưng không gởi.

Hồi ở Thanh Hoá có một người thường phạm bị đau dạ dày viết thư về gia đình xin bột nghệ và mật ong, nhà gởi vào 2kg bột nghệ và 1 lít mật ong thứ thiệt tốt. Anh bạn người Nghệ An ”quê Bác” này chỉ nhận được hai kg bột nghệ còn lít mật ong không cánh mà bay..anh ta không dám hé răng than vãn chỉ thầm thì vào tai tôi:
“Cái bọn này nó ăn bẩn quá”. Khi nhận được thư gia đình hỏi đã nhận được 1lít mật ong và 2kg bột nghệ chưa anh ta đành bấm bụng trả lời đã nhận đủ..vì thà mất của còn hơn vừa mất của vừa bị đi cùm vì xúc phạm cán bộ...Ai dám làm điều đó thì khả năng về đến nhà là vô vọng!!.

Tôi ký và nhận một giấy ra trại cùng với 200 ngàn tiền tàu xe và cán bộ Hoàng Xuân Nam chở tồi ra Phủ Lý bằng xe máy.
Mùa Đông thật buồn cảnh vật đìu hiu quá..Con đường mù sương, ít người qua lại..Thỉnh thoảng lại có một xóm nhà nghèo nàn và nhếch nhác.
Cái ấn tượng lớn nhất của tôi là trên con đường ra Phủ Lý, tôi đi qua một vách núi dựng đứng như bức tường thành thật đẹp, thật hùng vĩ trong lòng dấy lên lòng tự hào xen lẩn với nỗi buồn xót xa.
Đất nước này thật đẹp nhưng lại thật bất hạnh. Vì có những người con không biết trân quý những gì cha ông để lại..họ hành xử với đất nước mình như một thứ đồ nhặt được ven đường...một thứ chiến lợi phẩm thu được qua những cuộc chiến đẫm máu.
Khi đến Phủ Lý, cán bộ Nam đón xe cho tôi. Từ ngày bước vào trại giam Nam Hà, gặp cán bộ Hoàng Xuân Nam và Phạm Quang Sáng đến bây giờ -khi rời khỏi Nam Hà, tôi vẫn tin ở trực giác của mình: đây là những người tốt, họ là nạn nhân của một guồng máy phi nhân tính. Nếu họ không phải là công an, chắc chắn họ sẽ là những người tốt..Tôi tưởng tượng một chút: nếu không có Cộng sản thì Hoàng Xuân Nam và Phạm Quang Sáng biết đâu là một người bạn tốt của tôi....Nhưng rất tiếc, ý thức hệ chính trị đã chia cắt người dân Việt Nam, đã vạch ra một ranh giới mà không ai dám, và cũng không thể vượt qua được....

Khi bước lên xe đi về miền Trung, tôi lại bồi hồi. Nỗi ray rức nhớ con xen lẫn với nỗi buồn xa những người bạn chí hữu, trong đó có một người mà tôi không thể nào quên, đó là anh Trương Văn Sương.
Tôi gặp anh Trương Văn Sương khi vào trại Xuân Phước. Anh ở đó đã lâu, làm việc ở nhà bếp. Vóc người to lớn, khoẻ mạnh, giọng nói oang oang. Với nước da sáng màu, mái tóc gợn sóng, giọng nói rất Nam Bộ, không ai có thể biết anh là người Việt gốc Khơ-me. Tôi ở đội 12. Chúng tôi ở cùng một khu, dùng chung một giếng nước, nhưng lại ở hai buồng khác nhau. Nên, tuy tôi ở Xuân Phước một năm mà chúng tôi chưa có cơ hội nói chuyện với nhau.
Sau sự kiện đấu tranh đòi nhân quyền, xảy ra mùa đông năm 1994, chúng tôi bị chuyển ra Bắc, cùng đến Thanh Hoá (trại 5) và ở chung một buồng. Anh Sương là một người năng động, thích làm việc, những việc nặng nề anh nhận làm hết.
Sau mấy lần trả lại thức ăn cho trại vì không thế ăn được, trại Thanh Hoá cho chúng tôi tự nấu ăn. Họ cấp cho chúng tôi than đá và củi để đốt lò. Anh Sương liền xắn tay lên đắp lò cho anh em. Vì trong trại không có sẵn sắt nên khi đi làm ở ngoài (lúc đó chúng tôi đi đập đá ở ngoài trại,sáng-chiều, hai buổi), anh thường nhặt những vật liệu cần thiết để đề phòng khi nào lò bị hỏng sẽ làm lại.
Một hôm anh nhặt được cây sắt phi 10, dài 40cm, cong queo trên đường đi làm về. Khi vào trại, an ninh trại lục xét thấy cây sắt. Thế là họ làm biên bản, vì anh vi phạm nội quy. Thật ra chuyện chẳng có gì to tát, nhưng họ muốn dùng chuyện này để “dằn mặt” chúng tôi, nhất là anh Sương vì anh luôn có thái độ thách thức, coi thường họ, nên đây là cơ hội tốt để họ “kỷ luật “anh.
Sau một ngày làm việc với anh và nghe quan điểm của chúng tôi thông qua anh Lê Hoàn Sơn -đội trưởng, ban giám thị trại Thanh Hóa thấy khó lòng “kỷ luật “ anh vì một lý do cỏn con như vậy, cho nên họ quyết định cảnh cáo anh trước trại.
.
.
.

No comments: