Nam Hải Trường Sơn
Ngày 16 tháng 11 năm 2011
Vào ngày 16 tháng 11 năm 2011, nhân dịp công du Canberra, thủ đô nước Úc, Tổng Thống Barack Obama đã trịnh trọng tuyên bố rằng: "Điều quan trọng là họ [Trung Quốc] phải chơi đúng theo luật đi đường." Đây chỉ là lời đúc kết cảm nhận của nhiều quốc gia trên thế giới về hành vi phi pháp và trái với chuẩn mực hành xử của cộng đồng quốc tế mà Bắc Kinh đã triển hiện một cách trắng trợn trong thời gian qua. Tuy nội dung không có gì mới lạ nhưng lời tuyên bố này mang ý nghĩa lớn lao vì không những đây là lần đầu tiên vị lãnh đạo số một của thế giới trực tiếp chỉ trích thái độ sai trái của Bắc Kinh, Tổng Thống Hoa Kỳ còn củng cố lời nói của mình bằng hành động cứng rắn cụ thể nhằm kiềm chế ý đồ bá quyền của Trung Quốc: ký kết hiệp ước thành lập liên minh quân sự với Úc.
Mười một năm trước, bộ trưởng quốc phòng đương thời của Phi Luật Tân nhận định rằng: "Trung Quốc giống hệt một con chó chạy quanh và vén cẳng đái khắp mọi nơi để vạch ranh lãnh thổ cho mình" (South China Morning Post, October 10, 2010). Tuy hình tượng so sánh có vẻ hơi bất nhã nhưng tỉ dụ này không xa sự thực bao nhiêu. Dĩ nhiên đây không phải là lần đầu tiên (hay cuối cùng) mà các nhân vật có tầm cỡ trong giới quân sự và quan hệ quốc tế dùng hành vi của động vật để miêu tả thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông.
Gần đây, giáo sư James Jones của Học Viện Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ lại ví von Trung Quốc với loài bò cạp (The Diplomat, October 19, 2011). James Jones mượn câu chuyện ngụ ngôn "Ễnh Ương Và Bò Cạp" của Aesop để nhắc nhở giới ngoại giao và tướng lãnh Hoa Kỳ giữ nhiệm vụ quản lý mối quan hệ Trung-Mỹ rằng phân tích được và mất theo chiều hướng của mô thức mà ông ta gọi là "lý thuyết quyết định dựa trên tính toán chi phí và lợi ích" ("determinism of cost-benefit calculations") nhiều lúc không thể tiên đoán chính xác hành vi của Bắc Kinh. Nguyên do là vì, cũng như loài bò cạp, Bắc Kinh lắm khi chỉ hành động theo "tập quán thâm căn cố đế bắt nguồn từ văn hóa" — một mô thức mà ông ta gọi là "lý thuyết văn hóa quyết định" ("cultural determinism"): Dẫu đã ra sức thuyết phục ễnh ương cõng mình qua khe nhưng khi thú tính trỗi dậy bò cạp vẫn cắn chết ễnh ương ngay giữa dòng để cả hai cùng vùi thây đáy nước, bất chấp mọi cân nhắc về vấn đề sinh tồn.
Tuy trên bình diện tượng trưng so sánh Bắc Kinh với loài bò cạp là một ví von rất có sức hấp dẫn, nhưng xét kỹ lý luận của James Jones hàm chứa một số sai lầm cơ bản về mặt khái niệm và lô-gic. Tôi phân tích hai điểm chính. Thứ nhất, hành vi của bò cạp trong câu chuyện ngụ ngôn này không mang tính "văn hóa quyết định" như ông ta trình bày mà ngược lại phải mang tính "bản năng quyết định" (tôi gọi là "instinctual determinism"). Nguyên do là vì bò cạp đã hành động theo sự thối thúc của dục vọng trời sinh (tức là thuộc phạm trù "tiên thiên" hay "nature" mà James Jones đã thừa nhận qua câu trả lời của bò cạp trong đoạn kết do chính ông ta trích dẫn: "It's my nature...") chứ không do ảnh hưởng của văn hóa hay xã hội (tức là thuộc phạm trù huấn dưỡng "hậu thiên" thường được gọi tắt bằng khái niệm "nurture"). Nếu "tập quán" và "giáo dục" hay "học hỏi" là yếu tố quyết định thì bò cạp sẽ cố đè nén thú tính cho đến khi qua đến bờ bên kia mới cắn chết ễnh ương: Một hành động tương đương với chiến thuật "quá kiều trừu bản" ("qua cầu rút ván" hay "sang được sông phá sập cầu") theo chiều hướng văn hóa tam thập lục kế mà giới lãnh đạo quân sự Trung Hoa thấm nhuần đã mấy ngàn năm nay.
Thứ hai, nếu nói rằng hành vi của Bắc Kinh là kết quả do ảnh hưởng của văn hóa tạo nên, thì đó là loại văn hóa nào? Văn hóa "kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" và "tứ hải chi nội giai huynh đệ" theo truyền thống Nho giáo? Văn hóa thủ lợi tối đa theo chiều hướng chính trị hiện thực của Tôn Tử Binh Pháp hay Lục Thao Tam Lược của Khương Tử Nha và Huỳnh Thạch Công? Hay là loại văn hóa bắt nguồn từ một chủ nghĩa phản dân chủ và vô nhân đạo được triển hiện qua nhiều biến cố đẫm máu chẳng hạn như Cách Mạng Văn Hóa, Thiên An Môn, Pháp Luân Công, và Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam 1979?
Vấn đề lại càng phức tạp hơn nếu xét đến trạng thái tâm thần phân lập của ĐCSTQ. Ví dụ, dưới thời Mao, Hồng Vệ Binh phá mộ và đập bia của đấng Vạn Thế Sư Biểu (kẻ mà họ cho là cội nguồn của nhiều tệ đoan xã hội) nhưng bây giờ Học Viện Khổng Tử lại mọc lên như nấm — tính đến cuối tháng 10 năm 2011, tại hơn 100 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới đã có đến 323 học viện và con số này sẽ tiếp tục gia tăng, tất cả đều được thiết lập để phục vụ cho chiến lược "quyền lực mềm" của Trung Quốc.
Bởi vậy, thay vì nói chung chung, nếu James Jones giảng giải tỉ mỉ và cụ thể hơn, lý thuyết "văn hóa quyết định" của ông ta hoặc giả có thể chấp nhận, nhưng dẫu sao việc so sánh hành vi được phỏng định là mang tính văn hóa với bản năng có khuynh hướng trời sinh của bò cạp là một tỉ dụ rất khiên cưỡng.
Có người cho rằng Bắc Kinh đang phô bày dáng điệu ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung như chính câu chuyện cổ tích "Tỉnh Để Chi Oa" của Trung Quốc miêu tả. Đúng, vô tri cũng là một đặc trưng của giới hoạch định chiến lược tại Bắc Kinh. Nhưng theo tôi, thái độ của họ còn phản ánh tính tự phụ khờ khạo tiếp cận điên rồ. Trong chiều hướng này, tỉ dụ do câu chuyện ngụ ngôn "Ếch Và Bò" của Aesop gợi ý có lẽ hợp lý hơn:
Mười một năm trước, bộ trưởng quốc phòng đương thời của Phi Luật Tân nhận định rằng: "Trung Quốc giống hệt một con chó chạy quanh và vén cẳng đái khắp mọi nơi để vạch ranh lãnh thổ cho mình" (South China Morning Post, October 10, 2010). Tuy hình tượng so sánh có vẻ hơi bất nhã nhưng tỉ dụ này không xa sự thực bao nhiêu. Dĩ nhiên đây không phải là lần đầu tiên (hay cuối cùng) mà các nhân vật có tầm cỡ trong giới quân sự và quan hệ quốc tế dùng hành vi của động vật để miêu tả thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông.
Gần đây, giáo sư James Jones của Học Viện Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ lại ví von Trung Quốc với loài bò cạp (The Diplomat, October 19, 2011). James Jones mượn câu chuyện ngụ ngôn "Ễnh Ương Và Bò Cạp" của Aesop để nhắc nhở giới ngoại giao và tướng lãnh Hoa Kỳ giữ nhiệm vụ quản lý mối quan hệ Trung-Mỹ rằng phân tích được và mất theo chiều hướng của mô thức mà ông ta gọi là "lý thuyết quyết định dựa trên tính toán chi phí và lợi ích" ("determinism of cost-benefit calculations") nhiều lúc không thể tiên đoán chính xác hành vi của Bắc Kinh. Nguyên do là vì, cũng như loài bò cạp, Bắc Kinh lắm khi chỉ hành động theo "tập quán thâm căn cố đế bắt nguồn từ văn hóa" — một mô thức mà ông ta gọi là "lý thuyết văn hóa quyết định" ("cultural determinism"): Dẫu đã ra sức thuyết phục ễnh ương cõng mình qua khe nhưng khi thú tính trỗi dậy bò cạp vẫn cắn chết ễnh ương ngay giữa dòng để cả hai cùng vùi thây đáy nước, bất chấp mọi cân nhắc về vấn đề sinh tồn.
Tuy trên bình diện tượng trưng so sánh Bắc Kinh với loài bò cạp là một ví von rất có sức hấp dẫn, nhưng xét kỹ lý luận của James Jones hàm chứa một số sai lầm cơ bản về mặt khái niệm và lô-gic. Tôi phân tích hai điểm chính. Thứ nhất, hành vi của bò cạp trong câu chuyện ngụ ngôn này không mang tính "văn hóa quyết định" như ông ta trình bày mà ngược lại phải mang tính "bản năng quyết định" (tôi gọi là "instinctual determinism"). Nguyên do là vì bò cạp đã hành động theo sự thối thúc của dục vọng trời sinh (tức là thuộc phạm trù "tiên thiên" hay "nature" mà James Jones đã thừa nhận qua câu trả lời của bò cạp trong đoạn kết do chính ông ta trích dẫn: "It's my nature...") chứ không do ảnh hưởng của văn hóa hay xã hội (tức là thuộc phạm trù huấn dưỡng "hậu thiên" thường được gọi tắt bằng khái niệm "nurture"). Nếu "tập quán" và "giáo dục" hay "học hỏi" là yếu tố quyết định thì bò cạp sẽ cố đè nén thú tính cho đến khi qua đến bờ bên kia mới cắn chết ễnh ương: Một hành động tương đương với chiến thuật "quá kiều trừu bản" ("qua cầu rút ván" hay "sang được sông phá sập cầu") theo chiều hướng văn hóa tam thập lục kế mà giới lãnh đạo quân sự Trung Hoa thấm nhuần đã mấy ngàn năm nay.
Thứ hai, nếu nói rằng hành vi của Bắc Kinh là kết quả do ảnh hưởng của văn hóa tạo nên, thì đó là loại văn hóa nào? Văn hóa "kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" và "tứ hải chi nội giai huynh đệ" theo truyền thống Nho giáo? Văn hóa thủ lợi tối đa theo chiều hướng chính trị hiện thực của Tôn Tử Binh Pháp hay Lục Thao Tam Lược của Khương Tử Nha và Huỳnh Thạch Công? Hay là loại văn hóa bắt nguồn từ một chủ nghĩa phản dân chủ và vô nhân đạo được triển hiện qua nhiều biến cố đẫm máu chẳng hạn như Cách Mạng Văn Hóa, Thiên An Môn, Pháp Luân Công, và Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam 1979?
Vấn đề lại càng phức tạp hơn nếu xét đến trạng thái tâm thần phân lập của ĐCSTQ. Ví dụ, dưới thời Mao, Hồng Vệ Binh phá mộ và đập bia của đấng Vạn Thế Sư Biểu (kẻ mà họ cho là cội nguồn của nhiều tệ đoan xã hội) nhưng bây giờ Học Viện Khổng Tử lại mọc lên như nấm — tính đến cuối tháng 10 năm 2011, tại hơn 100 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới đã có đến 323 học viện và con số này sẽ tiếp tục gia tăng, tất cả đều được thiết lập để phục vụ cho chiến lược "quyền lực mềm" của Trung Quốc.
Bởi vậy, thay vì nói chung chung, nếu James Jones giảng giải tỉ mỉ và cụ thể hơn, lý thuyết "văn hóa quyết định" của ông ta hoặc giả có thể chấp nhận, nhưng dẫu sao việc so sánh hành vi được phỏng định là mang tính văn hóa với bản năng có khuynh hướng trời sinh của bò cạp là một tỉ dụ rất khiên cưỡng.
Có người cho rằng Bắc Kinh đang phô bày dáng điệu ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung như chính câu chuyện cổ tích "Tỉnh Để Chi Oa" của Trung Quốc miêu tả. Đúng, vô tri cũng là một đặc trưng của giới hoạch định chiến lược tại Bắc Kinh. Nhưng theo tôi, thái độ của họ còn phản ánh tính tự phụ khờ khạo tiếp cận điên rồ. Trong chiều hướng này, tỉ dụ do câu chuyện ngụ ngôn "Ếch Và Bò" của Aesop gợi ý có lẽ hợp lý hơn:
Ếch con thủ thỉ với ếch cha bên bờ ao: "Cha ơi, con vừa trông thấy một quái vật thật khủng khiếp. Nó cao như núi, có cặp sừng đồ sộ trên đầu và một cái đuôi dài thườn thượt, còn móng chân thì lại chẻ ra làm hai!" Ếch Cha ộp oạp trả lời: "Ồ, đó là con bò của bác nông phu ý mà con. Nhưng nó không bự như thế đâu; có lẽ nó lớn hơn cha chút xíu, nhưng cha có thể tự biến thân để lớn lên như nó một cách dễ dàng. Con hãy xem đây." Nói xong ếch cha tự thổi phồng bụng ra rồi hỏi ếch con: "Nó bự như thế này không?" Ếch con thành thực đáp lời: "Ồ, nó lớn hơn thế rất nhiều, cha ạ." Lần nữa, ếch cha lại tự thổi phồng bụng lên rồi hỏi ếch con con bò có lớn như thế không. Câu trả lời của ếch con vẫn cứ là: "Nó lớn hơn, cha ạ, nó lớn hơn nhiều." Ếch cha hít một hơi thật dài và rán sức thổi phồng, thổi phồng, thổi phồng... rồi dương dương tự đắc rằng: "Chắc chắn là nó không lớn như thế này đâu..." Nhưng nói chưa dứt lời thì bụng đã nổ tan tành.
Trong giai đoạn gần đây, Hoàn Cầu Thời Báo (loa phóng thanh chủ chốt của Nhân Dân Nhật Báo hay cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ) đã trở thành bình đài để loài ếch của Aesop tại Bắc Kinh diệu võ dương oai nhằm hư trương thanh thế. Hiện tại, thuật ngữ "thao quang dưỡng hối" hầu như đã lỗi thời, chẳng mấy khi được tờ báo này nhắc đến. Thay vào đó, tính hiếu chiến và ngạo mạn được nâng cao cực độ bằng thứ ngôn từ chói tai gai mắt như hăm he "sát kê hách hầu" và cảnh báo thiên hạ hãy "chuẩn bị nghe tiếng đại pháo." Họ cho rằng "thời cơ động võ đã đến" vì Trung Quốc có đủ khả năng đối chọi với Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 10 vừa qua, Long Thao, một bình luận viên thường xuyên của tờ báo này, thậm chí còn rêu rao rằng Hoa Kỳ không dám khai chiến với Trung Quốc và nếu yêu sách bá quyền của họ không được thỏa mãn, Bắc Kinh sẵn sàng thách thức Hoa Thạnh Đốn "cứ đụng độ một phen xem sao."
Bài viết gốc tiếng Trung của Long Thao trên Hoàn Cầu Thời Báo được dịch sang tiếng Anh và đăng tải trên trang mạng Global Times. Độc giả có thể tham khảo bản tiếng Việt do tôi dịch từ bản tiếng Trung để đối chiếu với luận điểm phản biện của tôi trong bài viết này. Tôi chọn dịch từ bản tiếng Trung vì đây là văn bản chủ yếu dành riêng cho quần chúng quốc nội trong khi đó bản tiếng Anh đã được "xử lý" nhiều chỗ cho phù hợp với thể thức tiêu thụ của giới độc giả ngoại quốc. Nếu đọc lướt, hai văn bản này chẳng khác nhau mấy về mặt đại ý, nhưng ở đây "con ác quỷ lại nằm trong chi tiết" (nói theo thành ngữ tiếng Anh "the devil is in the detail"). Nếu so sánh kỹ lưỡng, chúng ta sẽ thấy những chi tiết trong bản gốc tiếng Trung (bị cắt bỏ hoặc được "vệ sinh hóa" trong bản tiếng Anh) phản ánh ý đồ muốn khuấy động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong giới độc giả nội địa nhằm tạo dựng niềm tin và sức ủng hộ phi lý tính cho tham vọng bá đạo tràn trề ảo tưởng của tác giả. Trong phần phản biện sau đây tôi sẽ trình bày phân tích và cứ liệu để lần lượt bác bỏ luận điệu của Long Thao trong từng điểm một.
Bài viết gốc tiếng Trung của Long Thao trên Hoàn Cầu Thời Báo được dịch sang tiếng Anh và đăng tải trên trang mạng Global Times. Độc giả có thể tham khảo bản tiếng Việt do tôi dịch từ bản tiếng Trung để đối chiếu với luận điểm phản biện của tôi trong bài viết này. Tôi chọn dịch từ bản tiếng Trung vì đây là văn bản chủ yếu dành riêng cho quần chúng quốc nội trong khi đó bản tiếng Anh đã được "xử lý" nhiều chỗ cho phù hợp với thể thức tiêu thụ của giới độc giả ngoại quốc. Nếu đọc lướt, hai văn bản này chẳng khác nhau mấy về mặt đại ý, nhưng ở đây "con ác quỷ lại nằm trong chi tiết" (nói theo thành ngữ tiếng Anh "the devil is in the detail"). Nếu so sánh kỹ lưỡng, chúng ta sẽ thấy những chi tiết trong bản gốc tiếng Trung (bị cắt bỏ hoặc được "vệ sinh hóa" trong bản tiếng Anh) phản ánh ý đồ muốn khuấy động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong giới độc giả nội địa nhằm tạo dựng niềm tin và sức ủng hộ phi lý tính cho tham vọng bá đạo tràn trề ảo tưởng của tác giả. Trong phần phản biện sau đây tôi sẽ trình bày phân tích và cứ liệu để lần lượt bác bỏ luận điệu của Long Thao trong từng điểm một.
Thứ nhất, mục tiêu chiến lược tổng thể của Hoa Kỳ tại Biển Đông không phải bất chiến, bất hòa mà là chủ hòa, bị chiến
Tuyên bố của bà Clinton tại Hà Nội vào hồi năm ngoái rằng Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông không phải là một lời phát biểu suông. Hoa Kỳ không phải kẻ ưa "tích cực" xía vào chuyện của người khác tại châu Á như Long Thao cáo buộc. Thứ nhất, hầu hết các nước thành viên của khối ASEAN đều mong muốn Hoa Kỳ can thiệp để tạo thế đối trọng với Trung Quốc tại Biển Đông. Họ mở rộng vòng tay hoan nghênh Hoa Kỳ và thậm chí còn trách móc Hoa Kỳ không năng nổ lắm. Tuy rất hài lòng với lập trường của Hoa Kỳ, một số nước đã than vãn rằng lời phát biểu của bà Clinhton có vẻ "muộn màng."
Thứ hai, trong khi mục tiêu tranh chấp chủ chốt của các nước Đông Nam Á là lãnh thổ và lãnh hải tại Biển Đông, mục tiêu tranh chấp mang ý nghĩa thực tiễn của Hoa Kỳ là quyền tự do hàng hải (cũng như tiến hành các hoạt động thương mãi phù hợp với luật pháp quốc tế) tại vùng biển này. Hoa Kỳ cực lực phản đối ý đồ giới hạn hoạt động của chiến hạm ngoại quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc khi họ đưa ra yêu sách bắt buộc nước ngoài phải xin phép Bắc Kinh trước. Lập trường của Hoa Kỳ (và tất cả các nước phát triển khác) là vùng biển này thuộc về hải phận quốc tế và tàu thuyền nước ngoài có quyền tự do ra vào cũng như thao diễn hoạt động quân sự mà chẳng cần ai phê chuẩn cả. Đây là một tranh chấp mang ý nghĩa chiến lược và địa-chính-trị cực kỳ quan trọng. Bởi vậy, chí ít trên phương diện này, Hoa Kỳ cũng là một quốc gia đương sự tại Biển Đông.
Mối bất hòa giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng như giữa Trung Quốc và Nhật Bản không phải là do Hoa Kỳ gây ra với mục đích "tạo thế đối trọng khu vực để quản lý toàn cầu" như Long Thao vu khống. Cuộc diện này hoàn toàn là do hành vi ngang ngược và phi lý nhằm xúc tiến ý đồ bá quyền của Trung Quốc tạo nên.
Theo nhận định của thiếu tướng Dhruv C Katoch (Chủ Tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Địa Chiến, New Delhi): "Hành động của Trung Quốc trong mấy năm gần đây phản ánh một sách lược quyết đoán ngày càng tiếp cận đường ranh của thống trị." Ông liệt kê một số nguyên nhân đã khiến cho mối quan hệ Trung-Ấn trở nên căng thẳng, chẳng hạn như: (1) Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng biên giới Trung-Ấn và xua quân xâm nhập vào lãnh thổ của Ấn Độ tại Ladak và Arunachal Pradesh; (2) Trung Quốc xúc tiến chiến lược chuỗi ngọc trai nhằm bao vây Ấn Độ bằng cách xây dựng một số hải cảng tại các nước quanh rìa Ấn Độ; (3) Trung Quốc giúp Pakistan phát triển quân sự và vũ khí hạt nhân cũng như hỗ trợ nước này trong các cuộc chiến tại Jammu và Kashmir nhằm cột chân Ấn Độ tại Nam Á; (4) Trung Quốc phản đối các dự án thăm dò và khai thác dầu khí liên hợp giữa Ấn Độ và Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. (Độc giả có thể tham khảo toàn văn bài viết của Dhruv C Katoch tại đây.)
Tương tự, thái độ hung hăng trong chiều hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku (Điếu Ngư Đài) và các hải vực giàu trữ lượng dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản mới chính là nguyên nhân dẫn đến tình hình xung đột giữa hai nước này trong mấy năm gần đây. Gieo gió thì đương nhiên phải gặt bão. Bắc Kinh không thể đổ lỗi cho kẻ khác về hậu quả do chính hành vi ngỗ ngáo của mình gây ra.
Hoa Kỳ, các nước Đông Nam Á, cũng như Nhật Bản, Ấn Độ, và Úc đang kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế để giải quyết vần đề một cách ôn hòa, nhưng ngược lại Bắc Kinh cứ muốn bác bỏ mọi điều khoản trong bộ luật biển UNCLOS mà họ cảm thấy không có khả năng phục vụ cho ý đồ bá quyền của mình. Bắc Kinh chỉ muốn dùng những cứ liệu lịch sử đế quốc mơ hồ để làm cơ sở cho yêu sách lãnh thổ của họ. Hoa Kỳ cũng như các nước Đông Nam Á mong muốn hòa bình để cùng nhau phát triển, nhưng họ phải ráo rốt chuẩn bị chiến tranh trước ý đồ bá chủ ngày càng hung hăng trắng trợn, phi pháp và vô đạo đức của Trung Quốc. Bởi thế việc diễn tập quân sự là một chuẩn bị hết sức cần thiết chứ chẳng có gì nhảm nhí cả. Hoạt động thu mua vũ khí tối tân của các nước Đông Nam Á trong những năm gần đây cũng chỉ nhắm vào mục đích tự vệ trước thái độ gây hấn kiểu "hooligans" ("côn đồ") của Trung Quốc, nói theo lời của học giả Carlyle Thayer. Nỗ lực của Nhật Bản và Ấn Độ trong việc hợp tác chiến lược với các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Phi Luật Tân gần đây cũng hoàn toàn phù hợp với kế sách chủ hòa, bị chiến của Hoa Kỳ, một biểu hiện chủ chốt của khái niệm "quyền lực thông minh" ("smart power") mà chính phủ Obama đang năng nổ thực hiện, tức là lấy "quyền lực mềm" ("soft power") làm cơ sở, nhưng sẵn sàng sử dụng "quyền lực cứng" ("hard power") nếu cần. Kẻ "nhe nanh, múa vuốt" tại Biển Đông chính là Trung Quốc chứ chẳng phải là ai khác. Lời lẽ ngược ngạo của Long Thao triển hiện rõ ràng thái độ vừa ăn cướp vừa la làng của kẻ lưu manh.
Thứ hai, Hoa Kỳ thừa sức phát động chiến tranh mới để đánh bại ý đồ bá quyền lố lăng của Trung Quốc
Dường như hầu hết các phân tích gia quân sự trên thế giới (bao gồm học giả và tướng lãnh Trung Quốc) đều thừa nhận rằng Trung Quốc phải cần thêm nhiều thập niên nữa mới có khả năng quân sự ngang ngửa với Hoa Kỳ. Bởi thế, chí ít là từ bây giờ cho đến lúc đó, Hoa Kỳ thừa sức đánh phủ đầu Trung Quốc. Hơn nữa, điều mà Trung Quốc đáng phải lo lắng là hiện thời Hoa Kỳ đang hồi kết thúc hoạt động quân sự tại Iraq và Afghanistan, và như vậy họ càng có nhiều "khí lực" hơn trong kế hoạch chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang vùng Á Thái để đối phó với Trung Quốc.
Trên bình diện chiến lược tối chung, xem thường sức mạnh nguyên tử của Hoa Kỳ là một sai lầm chí tử có thể đưa đến sự sụp đổ của ĐCSTQ nhanh chóng hơn thiêu thân lao vào lửa. Trong một luận văn đăng trên tạp chí Foreign Affairs (số Mar/Apr 2006), hai giáo sư khoa học chính trị Keir A. Lieber và Daryl G. Press đưa ra nhận định rằng trong 50 năm vừa qua đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ có thể trở thành quốc gia duy nhất ngự trị trên đỉnh điểm của tính ưu việt hạt nhân và sắp đạt được năng lực thực hiện các cuộc tấn công "tiên phát chế nhân" ("first strike") để hủy diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân viễn trình của cả Nga và Trung Quốc. Các yếu tố mang lại năng lực này cho Hoa Kỳ vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan: Tuy giảm về lượng nhưng các hệ thống vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ tăng tiến về chất "một cách đầy ấn tượng" nhờ vào nỗ lực không ngừng nâng cấp kỹ thuật, trong khi đó Nga vẫn cứ dậm chân tại chỗ (thậm chí có nguy cơ suy thoái) và Trung Quốc thì tiến bước rất chậm chạp.
Trên bình diện chiến lược tối chung, xem thường sức mạnh nguyên tử của Hoa Kỳ là một sai lầm chí tử có thể đưa đến sự sụp đổ của ĐCSTQ nhanh chóng hơn thiêu thân lao vào lửa. Trong một luận văn đăng trên tạp chí Foreign Affairs (số Mar/Apr 2006), hai giáo sư khoa học chính trị Keir A. Lieber và Daryl G. Press đưa ra nhận định rằng trong 50 năm vừa qua đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ có thể trở thành quốc gia duy nhất ngự trị trên đỉnh điểm của tính ưu việt hạt nhân và sắp đạt được năng lực thực hiện các cuộc tấn công "tiên phát chế nhân" ("first strike") để hủy diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân viễn trình của cả Nga và Trung Quốc. Các yếu tố mang lại năng lực này cho Hoa Kỳ vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan: Tuy giảm về lượng nhưng các hệ thống vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ tăng tiến về chất "một cách đầy ấn tượng" nhờ vào nỗ lực không ngừng nâng cấp kỹ thuật, trong khi đó Nga vẫn cứ dậm chân tại chỗ (thậm chí có nguy cơ suy thoái) và Trung Quốc thì tiến bước rất chậm chạp.
Cung cách hành động của Hoa Kỳ trong chiến dịch lật đổ Gaddafi cũng là một triển hiện tốt đẹp của đường lối "quyền lực thông minh." Nhường quyền lãnh đạo cho đồng minh và khuyến khích họ đóng góp nỗ lực quân sự ở một mức độ tích cực hơn không phải là dấu hiệu suy yếu hay mệt mỏi của quân đội Hoa Kỳ mà ngược lại là một phương phức sử dụng quyền lực quân sự khôn khéo hơn. Thứ nhất, giết gà không cần dao mổ trâu. Không lực của các nước đồng minh trong khối NATO (với sự hỗ trợ tương đối khiêm nhường của Hoa Kỳ), như mọi người có thể thấy rõ, đã dư sức lùa quân Gaddafi xuống cống. Thứ hai, hợp tác với đồng minh không những đã mang lại cho Hoa Kỳ một khả năng lớn lao trong việc tận dụng nhiều nguồn tài nguyên ở mức phí tổn thấp hơn, chiến lược đa phương còn nâng cao tính chất đạo đức của cộng đồng quốc tế và qua đó thể hiện rõ rệt hơn tính chính nghĩa của Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao thắng lợi của nhân dân Libya dưới sự hỗ trợ của không lực NATO đã khiến uy tín và tỉ lệ ủng hộ Obama, tại Hoa Kỳ cũng như trên trường quốc tế, gia tăng.
Long Thao cho rằng cuộc khủng hoảng tài chánh bắt đầu tại Hoa Kỳ và lan rộng ra toàn cầu đã làm kiệt quệ ngân sách quốc phòng của nước này và "khiến cho Hoa Kỳ khó khôi phục nguyên khí trong khoảng thời gian ngắn hạn. Không có tiền, lớp vỏ vàng son của quân đội Hoa Kỳ chỉ là biểu hiện của một loại động cơ chết máy." Đây không thể là tư duy của một kẻ tự xưng (hoặc được lăng xê) là "chiến lược phân tích sư" mà là phong cách của thuật sĩ giang hồ: chuyên môn "hồ thuyết bát đạo" (nói tầm phào) và "phát bạch nhật mộng" (nằm mơ giữa ban ngày). Hiện thực mà bất cứ người quan sát động thái quân sự của Hoa Kỳ nào cũng phải thấu hiểu là cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh toàn cầu tuyệt đối không hề có tác dụng làm suy giảm mức chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ.
Trái lại, theo số liệu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ được trình bày qua biểu đồ dưới đây thì ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ tăng trưởng không ngừng trong suốt mười năm vừa qua, từ 310 tỉ Mỹ kim cho 2001 lên đến 700 tỉ Mỹ kim cho 2011. Xin lưu ý rằng số liệu trong biểu đồ này không bao gồm chi phí dành riêng cho các hoạt động liên quan đến hệ thống vũ khí hạt nhân do Bộ Năng Lượng phụ trách (khoảng trên dưới 25 tỉ Mỹ kim mỗi năm) và chi phí tác chiến phụ thuộc vào tình hình chiến sự (không thể dự tính trước). Ngân sách quốc phòng cho năm 2012 được dự tính sẽ giảm bớt khoảng 15 tỉ Mỹ kim so với năm 2011, nhưng đây chỉ là hệ quả của tiến trình nâng cao hiệu suất của việc chi tiêu. Cắt giảm trong năm 2012 chỉ tập trung vào việc loại bỏ những chương trình không cần thiết và các hoạt động mang tính lãng phí.
Long Thao cho rằng cuộc khủng hoảng tài chánh bắt đầu tại Hoa Kỳ và lan rộng ra toàn cầu đã làm kiệt quệ ngân sách quốc phòng của nước này và "khiến cho Hoa Kỳ khó khôi phục nguyên khí trong khoảng thời gian ngắn hạn. Không có tiền, lớp vỏ vàng son của quân đội Hoa Kỳ chỉ là biểu hiện của một loại động cơ chết máy." Đây không thể là tư duy của một kẻ tự xưng (hoặc được lăng xê) là "chiến lược phân tích sư" mà là phong cách của thuật sĩ giang hồ: chuyên môn "hồ thuyết bát đạo" (nói tầm phào) và "phát bạch nhật mộng" (nằm mơ giữa ban ngày). Hiện thực mà bất cứ người quan sát động thái quân sự của Hoa Kỳ nào cũng phải thấu hiểu là cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh toàn cầu tuyệt đối không hề có tác dụng làm suy giảm mức chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ.
Trái lại, theo số liệu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ được trình bày qua biểu đồ dưới đây thì ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ tăng trưởng không ngừng trong suốt mười năm vừa qua, từ 310 tỉ Mỹ kim cho 2001 lên đến 700 tỉ Mỹ kim cho 2011. Xin lưu ý rằng số liệu trong biểu đồ này không bao gồm chi phí dành riêng cho các hoạt động liên quan đến hệ thống vũ khí hạt nhân do Bộ Năng Lượng phụ trách (khoảng trên dưới 25 tỉ Mỹ kim mỗi năm) và chi phí tác chiến phụ thuộc vào tình hình chiến sự (không thể dự tính trước). Ngân sách quốc phòng cho năm 2012 được dự tính sẽ giảm bớt khoảng 15 tỉ Mỹ kim so với năm 2011, nhưng đây chỉ là hệ quả của tiến trình nâng cao hiệu suất của việc chi tiêu. Cắt giảm trong năm 2012 chỉ tập trung vào việc loại bỏ những chương trình không cần thiết và các hoạt động mang tính lãng phí.
Rõ ràng các mức chi tiêu trên biểu đồ này không có khả năng chế tạo "một loại động cơ chết máy." Chúng chỉ là những con số quỷ quái đang khiến cho chư vị chủ nhân của Trung Nam Hải mất ăn mất ngủ mà thôi, đặc biệt là khi được đặt vào bàn toán so sánh. Đầu tháng 3 năm nay, Bắc Kinh công bố ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2011 là 601 tỉ yuan (khoảng 91,5 tỉ Mỹ kim). Đây là một con số mang tính chất "thao quang dưỡng hối." Trên thực tế, mức chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2011 được ước tính phải lên đến khoảng 140 tỉ Mỹ kim, và như vậy tối đa cũng chỉ bằng 1/5 ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ (hoặc 1/8 nếu dùng con số chính thức do Bắc Kinh đưa ra). Đây mới chính là sự thực về hiện tượng "không có tiền" đang làm cho quân đội Hoa Kỳ kiệt quệ do "chiến lược phân tích sư" Long Thao "hồ thuyết" trong cơn mơ làm bá chủ thiên hạ.
Thứ ba, thành quả của Chiến Tranh Lạnh đang phát triển càng ngày càng mạnh mẽ thêm và độc lập với quan hệ Trung-Mỹ
Sự băng hoại của chế độ cộng sản theo kiểu Liên Xô và Đông Âu là điều mà chính quyền Trung Quốc nỗ lực ngăn chận suốt hơn 20 năm qua và đang đe dọa nền thống trị độc tài của ĐCSTQ từng giây từng phút. Hoa Kỳ đã đóng góp lớn lao cho quá trình dân chủ hóa khối xã hội chủ nghĩa và chính bản thân thành quả này đang phát triển càng ngày càng mạnh mẽ, và nói chung là độc lập với mối quan hệ Trung-Mỹ. Về mặt chính trị và tư tưởng, Trung Quốc đã đánh mất tất cả các đồng minh của mình trong khối xã hội chủ nghĩa cũ và đang phải xiết chặt tình hữu nghị với tập đoàn độc tài của thế giới, đặc biệt là tại châu Phi, nhưng cũng như Gaddafi, bạn bè của Bắc Kinh đang lần lượt dẫy chết, một phần, chí ít, là do sự thành công của thể chế dân chủ tự do vừa trỗi dậy tại các nước Đông Âu và Nga ảnh hưởng.
Chiến tranh Triều Tiên đã mang lại thành tựu cho Nhật Bản, cứ cho là Long Thao nói đúng như vậy đi, nhưng Nhật Bản ngày nay là một đồng minh đắc lực của Hoa Kỳ và là một quốc gia có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển hòa bình của thế giới. Đây là một thành quả mong muốn không những cho Hoa Kỳ mà cho toàn thể nhân loại (ngoại trừ Trung Cộng). Ronald Reagan đã châm ngòi dẫn phát tiến trình hủy diệt chế độ toàn trị tại Nga, nếu kết quả của một cuộc chiến tại Biển Đông sẽ mang lại thêm nhiều thành tựu cho nước Nga tự do dân chủ thì đó cũng là chuyện phù hợp với mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ.
Theo nhận định của giáo sư (gốc Trung) Minxin Pei, thông điệp mà bà Clinton muốn gởi đến Bắc Kinh qua bài luận văn mang tựa đề Thế Kỷ Thái Bình Dương Của Hoa Kỳ có mùi vị vừa chua vừa ngọt. Hàm ý của bà Clinton trong lời phát biểu "không thể để quan hệ Trung-Mỹ thất bại" chủ yếu là nhắm vào những tiến trình hợp tác song phương trong phạm vi kinh tế và văn hóa chứ không phải là chiến lược quân sự. Muỗng canh ngọt ngào này được bà Clinton âu yếm mớm mồi để Bắc Kinh cảm thấy dễ chịu trước khi nuốt tiếp muỗng canh chua chát mà bài luận văn muốn trịnh trọng nhấn mạnh là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách của Hoa Kỳ. Đó là kế hoạch tăng cường các liên minh quân sự song phương tại châu Á để đối phó với Trung Quốc, nâng cấp và nới rộng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương, và nỗ lực xúc tiến thể chế dân chủ và nhân quyền trong khu vực này mà Trung Quốc cố nhiên là mục tiêu chủ chốt. (Độc giả có thể tham khảo bài phân tích của Minxin Pei tại đây.) Long Thao đã hiểu nhầm hay chưa đọc kỹ bài phát biểu của bà Clinton (hoặc hiểu nhưng bị cảm thức sô vanh làm mù quáng) nên cho rằng trong bất kỳ tình huống nào Hoa Kỳ cũng cần phải duy trì quan hệ và tránh đối đầu quân sự với Bắc Kinh bằng mọi giá. Dường như để trực tiếp nhắn nhủ giới diều hâu hiếu chiến như Long Thao tại Trung Quốc, cũng vào ngày 16 tháng 11 vừa qua, Tổng Thống Obama đã tuyên bố một cách cứng rắn rằng: "Ý niệm cho rằng chúng tôi [Hoa Kỳ] sợ Trung Quốc là sai lầm."
"Peaceful rise" hay là "shameful demise"?
Long Thao bảo Trung Quốc chủ trương thế giới hòa hài, nhưng ngoài những kẻ như Kim Young-Il, Mugabe, và Gaddafi ra ai có thể tin tưởng được điều đó? Bắc Kinh giống hệt một người mắc chứng tâm thần phân liệt lúc nào cũng nói một đường làm một nẻo, nay rầy mai khác. Thuật ngữ "peaceful rise" ("trỗi dậy hòa bình" từ nguyên gốc là "和平崛起" hay "hòa bình quật khởi") từng mang lại cho cộng đồng quốc tế nhiều kỳ vọng giờ đây đã mất hết ý nghĩa nội tại và thường được dùng để biểu thị mỉa mai. Mộng ước xây dựng "thế kỷ của Trung Quốc" đang chết yểu trước kế hoạch "thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ."
Bên ngoài, Trung Quốc tứ bề thọ địch. Chưa kể hiệp ước liên minh quân sự Mỹ-Úc vừa được Tổng Thống Barack Obama và Thủ Tướng Julia Gillard công bố vào ngày 16 tháng 11 năm 2011 nhằm phòng chống Trung Quốc, Bắc Kinh đang bị bao vây toàn diện: đông có Đài Loan, Nhật Bản, và Nam Hàn; tây có Ấn Độ; nam có Đông Nam Á; bắc có Nga và Mông Cổ). Bên trong, Trung Quốc mắc nhiều hội chứng nan y. Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối đầu với những rạn nứt nghiêm trọng về mặt cơ cấu sau giai đoạn bạo phát chủ yếu là nhờ vào sức lao động rẻ tiền. Chính sách "một con" khiến dân số lão hóa nhanh chóng và đang trở thành một trái bom nổ chậm giữa lúc xã hội đang bị tha hóa trầm trọng vì hố giàu nghèo ngày càng lan rộng. Trong khi xung đột chủng tộc và lãnh thổ đang chờ cơ hội bùng nổ (tại Tây Tạng, Tân Cương, và Mãn Chu, chẳng hạn), thể chế độc tài toàn trị, tệ nạn tham nhũng, và chính sách cướp đoạt đất đai là một số nguyên nhân gây ra phẫn nộ và bạo động trong nhiều tầng lớp quần chúng, đặc biệt là nông dân. Tính nghiêm trọng của vấn đề này có thể định lượng rõ rệt qua mức chi tiêu hàng năm để duy trì an ninh quốc nội: con số này tương đương với (thậm chí vượt quá) ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh.
Tóm lại, có nhiều dấu hiệu biểu thị ĐCSTQ đang tiến dần về phía bờ "kết thúc nhục nhã" ("shameful demise"), nhưng những tín đồ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan như Long Thao vẫn cứ liều lĩnh với tham vọng bá quyền ngược ngạo trên trường quốc tế. Họ đang "phình bụng" đến mức báo động. Để tránh thảm họa nổ tan xác, Bắc Kinh cần học hỏi gấp rút bài học luân lý từ câu chuyện ngụ ngôn "Ếch Và Bò" của Aesop: Vô tri cặp đôi với tự phụ là nẻo đường tắt dẫn đến đích tự diệt.
Theo nhận định của giáo sư (gốc Trung) Minxin Pei, thông điệp mà bà Clinton muốn gởi đến Bắc Kinh qua bài luận văn mang tựa đề Thế Kỷ Thái Bình Dương Của Hoa Kỳ có mùi vị vừa chua vừa ngọt. Hàm ý của bà Clinton trong lời phát biểu "không thể để quan hệ Trung-Mỹ thất bại" chủ yếu là nhắm vào những tiến trình hợp tác song phương trong phạm vi kinh tế và văn hóa chứ không phải là chiến lược quân sự. Muỗng canh ngọt ngào này được bà Clinton âu yếm mớm mồi để Bắc Kinh cảm thấy dễ chịu trước khi nuốt tiếp muỗng canh chua chát mà bài luận văn muốn trịnh trọng nhấn mạnh là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách của Hoa Kỳ. Đó là kế hoạch tăng cường các liên minh quân sự song phương tại châu Á để đối phó với Trung Quốc, nâng cấp và nới rộng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương, và nỗ lực xúc tiến thể chế dân chủ và nhân quyền trong khu vực này mà Trung Quốc cố nhiên là mục tiêu chủ chốt. (Độc giả có thể tham khảo bài phân tích của Minxin Pei tại đây.) Long Thao đã hiểu nhầm hay chưa đọc kỹ bài phát biểu của bà Clinton (hoặc hiểu nhưng bị cảm thức sô vanh làm mù quáng) nên cho rằng trong bất kỳ tình huống nào Hoa Kỳ cũng cần phải duy trì quan hệ và tránh đối đầu quân sự với Bắc Kinh bằng mọi giá. Dường như để trực tiếp nhắn nhủ giới diều hâu hiếu chiến như Long Thao tại Trung Quốc, cũng vào ngày 16 tháng 11 vừa qua, Tổng Thống Obama đã tuyên bố một cách cứng rắn rằng: "Ý niệm cho rằng chúng tôi [Hoa Kỳ] sợ Trung Quốc là sai lầm."
"Peaceful rise" hay là "shameful demise"?
Long Thao bảo Trung Quốc chủ trương thế giới hòa hài, nhưng ngoài những kẻ như Kim Young-Il, Mugabe, và Gaddafi ra ai có thể tin tưởng được điều đó? Bắc Kinh giống hệt một người mắc chứng tâm thần phân liệt lúc nào cũng nói một đường làm một nẻo, nay rầy mai khác. Thuật ngữ "peaceful rise" ("trỗi dậy hòa bình" từ nguyên gốc là "和平崛起" hay "hòa bình quật khởi") từng mang lại cho cộng đồng quốc tế nhiều kỳ vọng giờ đây đã mất hết ý nghĩa nội tại và thường được dùng để biểu thị mỉa mai. Mộng ước xây dựng "thế kỷ của Trung Quốc" đang chết yểu trước kế hoạch "thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ."
Bên ngoài, Trung Quốc tứ bề thọ địch. Chưa kể hiệp ước liên minh quân sự Mỹ-Úc vừa được Tổng Thống Barack Obama và Thủ Tướng Julia Gillard công bố vào ngày 16 tháng 11 năm 2011 nhằm phòng chống Trung Quốc, Bắc Kinh đang bị bao vây toàn diện: đông có Đài Loan, Nhật Bản, và Nam Hàn; tây có Ấn Độ; nam có Đông Nam Á; bắc có Nga và Mông Cổ). Bên trong, Trung Quốc mắc nhiều hội chứng nan y. Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối đầu với những rạn nứt nghiêm trọng về mặt cơ cấu sau giai đoạn bạo phát chủ yếu là nhờ vào sức lao động rẻ tiền. Chính sách "một con" khiến dân số lão hóa nhanh chóng và đang trở thành một trái bom nổ chậm giữa lúc xã hội đang bị tha hóa trầm trọng vì hố giàu nghèo ngày càng lan rộng. Trong khi xung đột chủng tộc và lãnh thổ đang chờ cơ hội bùng nổ (tại Tây Tạng, Tân Cương, và Mãn Chu, chẳng hạn), thể chế độc tài toàn trị, tệ nạn tham nhũng, và chính sách cướp đoạt đất đai là một số nguyên nhân gây ra phẫn nộ và bạo động trong nhiều tầng lớp quần chúng, đặc biệt là nông dân. Tính nghiêm trọng của vấn đề này có thể định lượng rõ rệt qua mức chi tiêu hàng năm để duy trì an ninh quốc nội: con số này tương đương với (thậm chí vượt quá) ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh.
Tóm lại, có nhiều dấu hiệu biểu thị ĐCSTQ đang tiến dần về phía bờ "kết thúc nhục nhã" ("shameful demise"), nhưng những tín đồ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan như Long Thao vẫn cứ liều lĩnh với tham vọng bá quyền ngược ngạo trên trường quốc tế. Họ đang "phình bụng" đến mức báo động. Để tránh thảm họa nổ tan xác, Bắc Kinh cần học hỏi gấp rút bài học luân lý từ câu chuyện ngụ ngôn "Ếch Và Bò" của Aesop: Vô tri cặp đôi với tự phụ là nẻo đường tắt dẫn đến đích tự diệt.
Tháng 11, 2011
Copyright © 2011 Nam Hải Trường Sơn
--------------------------
BÀI LIÊN QUAN :
.
.
.
No comments:
Post a Comment