Sen Lam
Nguồn China's Premier on rare Burma visit
03/06/2010 - 15:50
http://www.bayvut.com.au/s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n/quan-h%E1%BB%87-trung-qu%E1%BB%91c-myanma
Đối với Myanmar, đây là chuyến viếng thăm cấp cao đầu tiên của một thủ tướng Trung Quốc trong vòng 16 năm qua tới đất nước vừa giàu tài nguyên vừa có tầm quan trọng về mặt chiến lược.
Hai nước hy vọng sẽ ký kết những hợp đồng liên quan tới lĩnh vực năng lượng và thủy điện. Trung Quốc là đồng minh quân sự chiến lược, đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn luôn luôn mong muốn khai thác các nguồn tài nguyên khổng lồ của Myanmar.
Trả lời câu hỏi phải chăng chuyến công du của Thủ tướng Ôn Gia Bảo xuất phát từ động cơ nhằm vào mục tiêu là các nguồn tài nguyên của Myanmar, Phó Giáo sư Sean Turnell, thuộc Đại học MacQuarie đồng thời là thành viên ban biên tập tạp chí xuất bản định kỳ mang tên ‘Burma Economic Watch’ (Quan sát Kinh tế Miến Điện), cho biết: “Chắc chắn là như vậy. Myanmar sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nay là nước ngày càng cung cấp nhiều năng lượng cho Trung Quốc. Do đó, quốc gia đông dân nhất thế giới này rất quan tâm tới những diễn biến tại Myanmar.”
Ông Turnell cho biết những năm gần đây Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện tại Myanmar, đồng thời quốc gia này cũng không ngừng lưu tâm đến tất cả các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, Myanmar có lợi thế là tiếp giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, vùng rất khan hiếm năng lượng và những tài nguyên khác. Do đó, xét về yếu tố địa lý cũng như sự tăng trưởng đầy ấn tượng của kinh tế Trung Quốc trong thời gian gần đây Myanmar trở thành một vùng đất lý tưởng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của Trung Quốc.
Xét trên khía cạnh an ninh, đối với chế độ quân sự ở Myanma mối quan hệ với Trung Quốc có đôi chút giống như một ‘con dao hai lưỡi’. Giới lãnh đạo Myanmar một mặt phải lưu tâm đến việc làm sao cho mối quan hệ ngày càng trở nên nồng ấm với Trung Quốc, mặt khác phải lưu ý tới yếu tố ‘chủ nghĩa dân tộc’ của người dân nước này. Ông Turnell nhận định: “Trong suốt chiều dài lịch sử Myanmar luôn luôn có tình trạng căng thẳng dữ dội về việc đất nước này bị chi phối bởi Trung Quốc. Tình trạng đó diễn ra ở mọi cấp độ, từ cấp độ cao nhất như những hợp đồng, dự án liên quan tới khí đốt, tới năng lượng ... cho tới cách doanh nhân người Trung Quốc chi phối rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Myanmar. Do đó mà luôn tồn tại những nỗi bức xúc trong lòng người dân Myanmar. Kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước đã từng nổ ra nhiều vụ bạo loạn khác nhau chống lại người gốc Hoa tại Myanmar, do vậy chính quyền nước này vẫn phải tìm cách ứng xử thật khéo léo trong tình hình đầy tế nhị này. Myanmar cần phải chung sống hòa hợp với Trung Quốc vì một mặt Trung Quốc là nhà bảo vệ đồng thời là người cung cấp tiền của và nhiều thứ khác cho chính quyền mặt khác chính quyền Myanmar cũng phải luôn lưu tâm đến tinh thần dân tộc của người dân,” Phó Giáo sư Turnell đánh giá.
Ngoài Lo Hsing Han, một trong những trùm ma túy lừng lẫy nhất ở Myanmar là người Hoa, tại đất nước này người Hoa còn là những khuôn mặt nổi bật và rất quen thuộc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ngân hàng tới buôn bán ma túy. Do đó từ trước tới nay vấn đề người Hoa luôn là nguồn có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước.
Theo Phó Giáo sư Turnell, cuộc bầu cử sắp đến tại Myanmar sẽ được nhiều người chú ý. Về phần mình, Trung Quốc mong muốn Myanmar ổn định. Trung Quốc không muốn có một nước láng giềng theo thể chế dân chủ, nơi đó quyền dân chủ được thực thi mạnh mẽ và nước đó lại nằm gần kề với tỉnh Vân Nam vốn vẫn được coi là một ‘con ngựa bất kham’ của Trung Quốc. Tuy nhiên Bắc Kinh thực sự mong muốn Myanmar được ổn định. Do đó, cuộc bầu cử sẽ là một chủ đề Trung Quốc quan tâm. Phó Giáo sư Turnell nhận định rằng Trung Quốc muốn bầu cử phải diễn ra một cách êm ả và không có điều gì có thể xảy ra khiến công luận thế giới chú ý đồng thời Bắc Kinh cũng muốn chính quyền Myanmar không được hành xử quá đáng khiến có thể tạo ra khủng hoảng chính trị. Tóm lại, theo ông Turnell, Bắc Kinh sẽ thực hiện một số biện pháp kiềm chế nào đó đối với chính quyền Myanmar để đảm bảo rằng ít ra cuộc bầu cử được tiến hành ở một mức độ đáng tin cậy.
Trước vấn đề cho rằng Trung Quốc có thể không mong muốn có một một nước Myanmar hoàn toàn dân chủ, nhưng chắc chắn Trung Quốc hy vọng các cuộc bầu cử ở Myanmar sẽ hình thành nên một chính quyền tỏ ra ‘dễ chịu’ với Trung Quốc hơn để nước này có thể vờ như đang giao thiệp với một chính phủ được bầu ra một cách hợp pháp ở Myanmar, Phó Giáo sư Turnell phát biểu: “Đó chính là điều mà Bắc Kinh lưu tâm. Vì Trung Quốc là nước viện trợ cho Myanmar, nên nếu như qua bầu cử, một chính phủ mới lên nắm quyền ở Myanmar mà có được một mức độ uy tín nào đó, dù là chưa hoàn toàn dân chủ thì đó cũng là điều hết sức phù hợp với quyền lợi của Trung Quốc,”
.
.
.
No comments:
Post a Comment