Sunday, June 6, 2010

NỮ THẦN DÀN TRẬN

Nữ Thần dàn trận

Tác giả: Sonya Bryskine & Caroline Dobson - Epoch Times Staff

Thứ bảy, 05 Tháng 6 2010 20:54

http://vietdaikynguyen.com/v2/world/741-n-thn-dan-trn

Xung đột tại Hồng Kông về lễ tưởng niệm cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn

Tượng “Nữ Thần Tự Do” được trưng bày ngày 29 tháng 5 , 2010 taị Hong Kong (The Epoch Times)

http://vietdaikynguyen.com/v2/plugins/content/imagesresizecache/1574dd3f3333cb92058a22a0f31bf2b6.jpeg

Hàng năm trong 21 năm qua, các buổi lễ tưởng niệm cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn lại được tổ chức ở Hong Kong (Hương Cảng). Cảnh sát đã hành động để chặn bớt các tiết mục năm nay, và những nhà tranh đấu cho dân chủ lên án cảnh sát đã thi hành một cách ngoại lệ để ngăn chặn các nỗ lực nhằm ghi nhớ sự kiện ngày 4 tháng 6, năm 1989.

Tại một cuộc biểu tình lớn của công chúng ngày 29 tháng 5, cảnh sát đã tịch thu một bức tượng lớn tên “Nữ Thần Tự Do” và một tác phẩm nghệ thuật khác được mệnh danh là “Cột Trụ Ô Nhục”. Tượng Nữ Thần Tự Do được tạo nên do cảm hứng từ một bức tượng giống như vậy mà các sinh viên biểu tình dựng lên tại Thiên An Môn của Bắc Kinh năm 1989. Nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ đã bị bắt giam khi họ cố gắng bảo vệ bức tượng này.

Ban tổ chức dự định trưng bày cả 2 tượng trong vòng 6 ngày cho tới ngày 4 tháng 6 tại Công trường Thời Gian (Times Square) của Hong Kong, một địa điểm trong khu vực trung tâm thương mại đông đảo của thành phố. Khi các nhà tranh đấu cố gắng trưng bày một bức tượng Nữ Thần Tự Do, được làm lại lần thứ nhì, vào ngày chủ nhật 30 tháng 5, thì nó cũng bị tịch thu, và các người phản kháng lại bị bắt giam một lần nữa.

Ngày 1 tháng 6, cảnh sát giao trả tượng Nữ Thần, một ngày sớm hơn lời hứa, đánh dấu sự chiến thắng nghiêng về phía ủng hộ dân chủ tại Hong Kong.

Ông Lee Cheuk-yan, một nhà luật pháp theo phái dân chủ, là một trong những người đã bị bắt giam. Ông phát biểu “Đây là hành động leo thang về đàn áp chính trị. Bọn họ không thể chịu nổi ngay cả bức tượng Nữ Thần Tự Do. Đây là loại chính quyền nào? Đây là Hong Kong theo thể thức nào?

Tượng “Cột trụ Ô nhục” là để tưởng niệm các sinh viên đã bị giết trong cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn. Sự tịch thu tượng và bắt giam người biểu tình ngày thứ Bẩy và Chủ nhật là một phần trong cuộc tranh đấu có nên để cho lễ tưởng niệm cuộc bức hại tàn bạo các sinh viên tại Bắc Kinh được phép xảy ra tại Hong Kong hay không?
Hong Kong là nơi duy nhất thuộc Trung quốc đại lục mà các tưởng niệm về cuộc thảm sát ngày 4 tháng Sáu được phép cử hành. Khu vực Quản trị Đặc biệt Hong Kong (SAR) đã có một hệ thống dân chủ dưới thẩm quyền thuộc điạ Anh quốc cho tới năm 1997. Dù rằng Hong Kong đã được trao lại cho chính phủ Trung quốc, nhưng nó vẫn hoạt động theo chính sách “một quốc gia, hai thể chế”, để bảo trì sự tự do dân sự của người dân ở Hong Kong.
Bên trong Trung quốc đại lục, ngoại trừ Hong Kong, tin tức về cuộc thảm sát 1989 đã bị ngăn chặn đến mức mà nhiều người thuộc thế hệ trẻ hơn chưa hề nghe thấy sự kiện này. Các cuộc biểu tình ngày 4 tháng sáu hàng năm tại Hong Kong được cử hành để làm sống lại các kỷ niệm về những sự kiện đã xảy ra trong ngày đó.

Trưng bày tượng Nữ Thần và Cột Trụ đã bị nhà chức trách Hong Khong dẹp bỏ với lý do ban tổ chức không có giấy phép mà đạo luật thành phố về Giải trí Công cộng đòi hỏi để tổ chức các vụ giải trí.

Ông James To, một nghị viên lập pháp thành phố Hong kong, nói rằng sự kiện này rõ ràng là một cuộc phản kháng chính trị, chứ không phải là một cuộc giải trí.

“Thực ra, không có căn bản luật pháp nào cho cảnh sát [được tịch thu các tượng]. Trong quá khứ, rõ ràng các trưng bày này không cần phải xin giấy phép dưới điều luật Giải trí Công cộng của thành phố.”

Một người trong ban tổ chức, ông Richard Tsoi thuộc Liên Minh Hong Kong Ủng Hộ Phong Trào Dân Chủ Ái quốc tại Trung quốc (gọi tắt là Liên Minh) nói rằng, “ Có sự gia tăng mức độ phong tỏa chính trị về sự tưởng niệm [cuộc giết hại] ngày 4 tháng 6.”

Tuy nhiên, ông Tsoi nói điều này cũng không làm cho họ ngả lòng. “Liên Minh sẽ không bao giờ thỏa hiệp. Chúng tôi sẽ có cuộc thắp nến tưởng niệm đúng 8:00 giờ tối ngày 4 tháng 6 tại công viên Victoria.”

Ông Tsoi tin rằng sự ngăn cản của cảnh sát có vẻ là đến thẳng từ các mệnh lệnh của quan chức tại Bắc Kinh.

Ông Albert Ho, thư ký của Liên Minh, nói, “Rõ ràng hành động này được sắp đặt để ngăn chận cuộc biểu tình và dân chúng tụ họp để tưởng niệm những người bị giết ngày 4 tháng 6.”

Tượng “Nữ Thần Tự Do” đầu tiên, do sinh viên của Học viện Nghệ Thuật Trung Ương điêu khắc, đã trở thành một biểu tượng hy vọng vững vàng nhất của những sinh viên tụ họp trên quảng trường Thiên An Môn.

Một trong các sinh viên điêu khắc bức tượng này, theo một tường trình, đã phát biểu lúc khai mạc bức tượng rằng: “Vào thời điểm đen tối này, những gì chúng ta cần nhất, chính là phải bình tĩnh và thống nhất trong một mục đích. Chúng ta cần một lực lượng nối chặt như keo sơn thật mạnh mẽ để làm vững mạnh quyết tâm của chúng ta: đó là “Nữ Thần Tự Do”. Tự Do.....là biểu tượng của mỗi một sinh viên tại quảng trường, ở trong lòng của hàng triệu dân chúng....[Tượng này] là biểu tượng tấm lòng của nhân dân, là linh thiêng và không được phép vi phạm.”

Theo tường thuật, sinh viên đó nói tiếp, “Đến một ngày khi dân chủ và tự do thật sự đến Trung quốc, chúng ta phải xây dựng một tượng “Nữ Thần Tự Do” khác ở tại đây trên quảng trường này, trên một đài cao kỷ niệm, thật sự đứng mãi mãi. Chúng ta tin chắc rằng ngày đó cuối cùng sẽ đến. Chúng ta hãy còn một hy vọng khác: nhân dân Trung quốc—hãy vùng dậy! Hãy dựng lên “Nữ Thần Tự Do” trong hàng triệu trái tim của quý vị! Nhân dân muôn năm! Tự Do muôn năm! Dân Chủ muôn năm!”

Tượng “Nữ Thần Tự Do” mà được điêu khắc tại Hong Kong bây giờ được trưng bày tại Công viên Victoria, một địa điểm ít nổi tiếng hơn Công trường Thời Gian.

Trả lại bức tượng ngày 1 tháng 6, và các tác phẩm trưng bày trong Công viên Victoria, có thể là sự nhượng bộ của cảnh sát. Năm 2009, tượng “Nữ Thần Tự Do” được trưng bày tại Công trường Thời Gian trong 3 ngày liền mà không cần giấy cho phép đặc biệt.

Ông Lee thề rằng sẽ đem sự việc này đi kiện tại Tòa án.

“Chúng tôi sẽ nghiên cứu thẩm quyền luật pháp về các việc bắt giam vô lý của cảnh sát cùng với sự sử dụng luật pháp vô lý của họ, và chúng tôi sẽ truy cầu [công lý] tới cùng, để lấy lại danh dự của các nhà tranh đấu,” ông nói.

Một trường hợp tương tự đã xẩy ra tại Hong Kong năm 2003. Học viên Pháp Luân Công đã đệ đơn kiện tại tòa án sau khi họ bị cáo buộc là cản trở một nơi công cộng. Trường hợp này cuối cùng đã được bãi bỏ bởi tòa Chung Thẩm Pháp Viện của Hong Kong, xử rằng các cáo buộc của cảnh sát là không có bằng chứng và bất hợp pháp.

Cùng với tường thuật của Cheryl Ng

Cập nhật ngày 2 tháng 6 năm 2010

Bản tiếng Anh tại đây

.

.

.

No comments: