Friday, June 25, 2010

LÝ BẰNG và VẾT NHƠ THIÊN AN MÔN

Lý Bằng và vết nhơ Thiên An Môn

Nguồn: Peh Shing Huei, The Straits Times

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Đối với hai thập kỷ nay, các tường thuật chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn nhấn mạnh rằng Đảng đã đúng trong việc triệt hạ các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989.

Trong các thuật ngữ chính thức, Các cuộc biểu tình là một loại "bạo động nổi loạn phản cách mạng". Mặc dù cuộc đàn áp đẫm máu - khiến gây thiệt mạng đến hàng trăm, có thể hàng ngàn người tại Bắc Kinh và các thành phố khác của Trung Quốc - đã bị lên án rộng rãi trên khắp thế giới, ĐCSTQ vẫn duy trì các cáo buộc của họ.

Tuy nhiên, cuốn nhật ký của cựu thủ tướng Trung Quốc Li Peng đã bóc trần sự sợ hãi của những người có can dự rằng lịch sử có thể không hoàn toàn đồng ý với họ. Trong một đất nước có lịch sử lâu dài và ký ức đồ sộ, cuốn sách của ông Lý - sẽ được phát hành tại Hồng Kông vào ngày thứ ba (ngày 22 tháng 6) nhưng nội dung đã từng bị rò rỉ ra bên ngoài - dường như là một nỗ lực nạo vét cuối cùng để đảm bảo rằng tên tuổi của ông không nhập chung vào danh sách dài các nhân vật phản diện của Trung Quốc.

Li, người từng là nhân vật số 2 tại Trung Quốc, từ lâu đã bị tố cáo như vị quân sư đằng sau cuộc đàn áp đẫm máu, một sự kiện có tính biến động cực lớn đã cho thấy Quân đội Giải phóng nhân dân nổ súng của mình vào những con người lẽ ra họ phải bảo vệ.

Ông Lý đã đưa ra một lời bảo vệ can đảm về vai trò của mình trong vụ việc, và phê phán vào các lập luận chính thức rằng các cuộc biểu tình là một mối đe dọa sinh tử đến Đảng CS Trung Quốc, vì thế đến cả nước Trung Quốc. Đáng kể hơn nữa, ông cũng chê trách những thành phần khác, khi vẽ lên một bức tranh khải huyền của cuộc biểu tình sáu tuần.

"Ngay từ đầu cuộc hỗn loạn, tôi đã chuẩn bị cho việc xấu nhất", ông viết trong nhật ký của ông. "Tôi thà hy sinh cuộc sống của riêng tôi và của gia đình tôi để ngăn chặn Trung Quốc khỏi một thảm kịch như cuộc Cách mạng Văn hóa", ông lập luận.

Một lập luận như thế sẽ kích động đến tình cảm của các thế hệ người Trung Quốc lớn tuổi vốn có kinh nghiệm trực tiếp với các chấn thương cuộc Cách mạng Văn hóa dài suốt một thập niên. Tuy nhiên, lập luận ấy dễ dàng bỏ qua mất cái thực tế là cuộc Cách mạng Văn hóa đã được bắt đầu bởi Mao Trạch Đông vào năm 1966 để thanh toán các đối thủ chính trị của ông ta.

Quan trọng hơn nữa, ông Lý đã biện minh rằng việc đàn áp là cần thiết đối với Trung Quốc để trải nghiệm được sự phát triển ngoạn mục trong 20 năm qua.

Ông trích dẫn lới tuyền bố của Chủ tịch Trung Quốc đương quyền Hồ Cẩm Đào nói tại một cuộc họp năm 2001: "Nếu xáo trộn chính trị ấy đã không được xử lý dứt khoát và chính xác, đã không thể có sự ổn định và thịnh vượng của ngày hôm nay".

Dòng lập luận này đã được phản ánh trong những câu trả lời dự trữ mà chính phủ Trung Quốc đã dùng đến trong những năm gần đây bất cứ khi nào bị tra hỏi về sự cố Thiên An Môn.

Chỉ hai tuần hoặc hơn trước đây, vào ngày 4 Tháng Sáu, kỷ niệm lần thứ 21 của sự kiện lịch sử này, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố để trả lời câu hởi của một phóng viên Nhật Bản: "Về các vấn đề chính trị mà quý ông đề cập ... đã có một kết luận rõ ràng rồi. Con đường phát triển từng được lựa chọn (từ đó) đã rõ ràng vì lợi ích của nhân dân Trung Quốc ".

Nhưng lập luận này thừa nhận các cuộc biểu tình đã thực sự là một "cuộc bạo loạn phản cách mạng" có ý muốn lật đổ ĐCSTQ. Sử gia Jeffrey Wasserstrom, tác giả của cuốn Trung Quốc trong thế kỷ 21: Những gì Moị người cần phải biết, đã gọi việc biểu thị đặc điểm này của các cuộc biểu tình "khía cạnh thường bị nhớ nhầm nhất của cuộc biểu tình phản kháng".

"Những người biểu tình không hề mang trong lòng mình một nỗ lực để kết thúc Đảng Cộng sản cai trị cho sự nghiệp ủng hộ dân chủ, vì nhiều người biểu tình đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện công việc tốt hơn cho chính lý tưởng riêng của họ đã từng hứa hẹn", ông đã viết trong tạp chí Time gần đây.

"Những mối bất bình đằng sau cuộc đấu tranh bao gồm sự ghê tởm với thói bao che dung túng gia đình (một số áp phích ban đầu tập trung vào những đặc quyền mà con em các nhà lãnh đạo hàng đầu được hưởng), sự thất vọng về kinh tế (lạm phát thì cao và tình trạng thất nghiệp đã là một mối quan tâm quốc gia) và sự phiền toái mà chính phủ đã dự định về việc quản lý chi li (micromanaging) vào đời tư của các công dân của Trung Quốc (những can thiệp của nhà nước vào các cơ sở xã hội cũng như chính trị, các loại hoạt động gây khó chịu đến nhiều sinh viên)".

Biện hộ của ông Lý cho cuộc đàn áp này là rõ ràng hơi mâu thuẫn với biểu hiện lo lắng để giữ khoảng cách của ông khỏi trách nhiệm về việc ra lệnh đàn áp. Ông đã vạch rõ rằng lệnh đàn áp đó đã được cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho quân đội, trích dẫn lời tuyên bố sau này nói rằng: "Các biện pháp thiết quân luật phải được giữ vững, chúng ta phải giảm thiểu tác hại, nhưng chúng ta phải chuẩn bị đổ ra một ít máu".

Nếu thực sự ông Li tin rằng Đảng CS Trung Quốc có lý trong việc đàn áp các cuộc biểu tình - quả thật là Đảng đã cứu được đất nước bằng cách làm như vậy - thì có vẻ kỳ cục với việc ông tha thiết muốn tháo gỡ mình ra khỏi vai trò lãnh đạo mà nhiều người tin rằng ông đã có.

Nhiều khả năng đúng hơn là ông Lý, 81 tuổi, được biết là đang ở trong tình trạng sức khỏe ốm yếu, đang quan tâm đến việc đảm bảo cho mình một di sản chính trị mãi mãi không thể bị hoen ố bởi sự cố Thiên An Môn, một cuộc đàn áp ô nhục mà các thế hệ tương lai chắc sẽ không đánh giá nhẹ nhàng.

Có lẽ là ông Lý đã tìm cách để tránh có tên mình trong danh sách các nhân vật phản diện của lịch sử Trung Quốc.

Sau cùng, điều này là một nền văn minh vốn tự hào về lịch sử lâu dài của mình, một lịch sử yêu kính những bậc anh hùng và căm ghét các nhân vật phản diện với cường độ như nhau. Các đền thờ và tượng đài được xây dựng cho những người yêu nước vĩ đại; còn các nhân vật phản diện bị nguyền rủa lâu dài sau khi họ đã mất đi.

Triều đại nhà Tần của Tần Cối, kẻ đã phản bội người yêu nước Nhạc Phi trong thế kỷ 12, vẫn còn có một bức tượng ở Hàng Châu mà chính quyền khuyến khích mọi người nhổ nước bọt vào.

Thi hài của viên trưởng thái giám Nguỵ Trung Hiền của nhà Minh, triều đại đã mang nhà Hán cuối cùng của Trung Quốc đến suy vong vào thế kỷ 17, đã bị quật lên khỏi mộ phần của mình và bị phanh thây.

Như một câu nói cổ ở Trung Quốc, "lưu xú vạn niên" -một cái tên xấu sẽ mang tiếng cả ngàn năm. Với cuốn hồi ký của mình, Lý hy vọng là ông có thể tránh được mùi hôi thối như vậy về sau này.

.

.

.

No comments: