Saturday, June 26, 2010

HÀ NỘI BẮT ĐẦU CUỘC CHIẾN VIỆT NAM ĐÚNG 50 NĂM TRƯỚC

Hà Nội bắt đầu cuộc chiến Việt Nam đúng 50 năm truớc

Uwe Siemon – Netto - Bùi Quế dịch [1]

Tháng Sáu 25, 2010

http://ledienduc.wordpress.com/2010/06/25/ha-n%e1%bb%99i-b%e1%ba%aft-d%e1%ba%a7u-cu%e1%bb%99c-chi%e1%ba%bfn-vi%e1%bb%87t-nam-dung-50-nam-tru%e1%bb%9bc/

Năm 2010 trưng bày một mốc lịch sử cho người Mỹ gốc Việt. Lên tới hơn 1,6 triệu nguời năm nay theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, cộng đồng nguời Việt tại Hoa kỳ bắt đầu trở thành một cộng đồng gốc Á châu lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ.

Ngoài ra, có một khiá cạnh thật tồi tệ cho năm 2010 này. Đó là kỷ niệm 50 năm cuả một biến cố định mệnh đã mang họ đến bến bờ này.

.

Năm 1960, Cộng sản Bắc Việt thành lập “Mặt trận Giải phóng Miền Nam”, gọi là Việt Cộng. Đây là giai đoạn khởi đầu cho một cuộc chiến mà di sản cuả nó gây ra nỗi đớn đau cho hàng chục ngàn con nguời bị hành hạ trong những trại tù cộng sản. Một cuộc nghiên cứu y khoa mới đây về nhóm mẫu 200 nguời sống sót từ tra tấn cho thấy 64 phần trăm trong số ấy có “biểu hiệu thần kinh bại liệt”.

Bác sĩ Richard F. Mollica về Thần kinh học của Đại học Harvard và đồng sự nói rõ rằng nhiều nguời Mỹ muốn quên chiến tranh Việt Nam nhưng chiến tranh Việt Nam vẫn day dứt với chúng ta. Nhiều cựu chiến binh Mỹ Việt khó mà quên được khi trở về từ chiến trận thấy mình bị sỉ nhục như là “những kẻ tàn sát trẻ con”. Cảm thấy lạc lõng giữa đồng bào mình mà hàng ngàn cựu chiến binh đã tự tử.

.

Công luận hầu như không đưa ra một suy tư gì cho số phận cuả những cựu chiến binh miền Nam Việt nam đang sinh sống trên xứ sở Hoa Kỳ này. Giờ thì rõ ràng là họ đã quá đau đớn vì những vết thuơng nhức nhối tận tâm can sau khi thấy mình bị ruồng bỏ cho bọn bạo tàn. Điều ấy có đến cũng chẳng ngạc nhiên. Trong suốt lịch sử cuả nguời chiến binh luôn luôn liều mình cho hai loại vết thuơng – vết thuơng thân xác gây ra bởi vũ khí và một vết thuơng tâm lý vì hồi tuởng lại những khổ đau, đặc biệt những khổ đau bị quê huơng từ chối. Sẽ có nhiều thuơng binh tâm thần giữa những đám đông đón mừng Tết Mậu Thân với tiếng pháo và lời chức mừng sớm sủa trong sáng Chủ Nhật. Những vết thuơng ấy không biểu hiện công khai.

Nhưng trong những năm tìm tòi, Bác sĩ Mollica đã khám phá ra rằng dù vậy những vết thuơng đó vẫn có. Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, nhiều kẻ từng chỉ trích các chính sách Hoa Kỳ tin rằng những dối gạt vụn vặt gieo rắc bởi những ý thức hệ và luợng thông tin rằng Washinton và “bù nhìn tham nhũng” Sài Gòn đã gây ra sự xung đột ấy. Nhưng mà một thời gian dài sau này, khá nhiều chứng cớ hiển nhiên nhắm thẳng vào căn cuớc cuả tác giả gây ra cuộc chiến đó: Ông Hồ Chí Minh.

Duới cái tên Nguyễn Tất Thành ông ta là diễn viên chủ chốt trong Cộng sản Quốc tế (Comintern) với trách nhiệm rõ ràng ứng dụng chủ nghĩa Lenin vào Việt Nam. Ông ta theo đuổi công tác này một cách cứng rắn, ngay cả sau Thoả hiệp ngừng bắn Genève chia cắt tạm thời thành hai nuớc, Cộng sản Việt Nam miền Bắc và thân Tây phuơng miền Nam. Nhiều tháng truớc ngày Đại hội thứ ba cuả mình, Đảng Lao động đã tạo ra đám Viêt Cộng ấy tháng Chín năm 1960.

Điều này rõ ràng cho thấy các lãnh tụ Cộng sản đã nâng giai đoạn “khuấy động và tuyên truyền” lên thành giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh du kích trong chiến luợc chiến tranh du kích do Bộ truởng Quốc phòng miền Bắc Võ Nguyên Giáp thiết kế. Giai đoạn thứ hai cuả chiến luợc này gọi là “chiến đấu vũ trang”. Giai đoạn ba sau cùng là “đợt ba là kiểu chiến tranh qui uớc mà rồi thế giới xem trên màn hình TV suốt đêm.

.

Tháng giêng năm 1960, chính phủ Sài Gòn chính thức loan trung bình có bảy sự cố khủng bố chống lại một vài đồn bót xa xôi. Thuật ngữ “sự cố” là sáo rỗng mà phát ngôn viên quân sự dùng trong bản tin “năm giờ màu mè” hàng ngày. Trên thực tế, những “sự cố” này chính là những phẫn nộ kinh hoàng mà số luợng cuả nó đã nhân lên nhanh chóng thành hàng trăm và cuối cùng là hàng ngàn mỗi ngày. Đầu năm 1965, kẻ phóng viên này đã chứng kiến một “sự cố ” như thế trong một ngôi làng mà toán Việt Cộng vừa “thăm” đêm truớc. Xã truởng, vợ và muời một đứa con đều bị treo cổ trên cây. Tất cả dân làng bị bắt buộc chứng kiến cảnh tắm máu này và để nghe một cán bộ VC bảo: “Điều này sẽ xảy ra cho bất kỳ ai dám cộng tác với bù nhìn Sài Gòn”. Ông xã truởng lại là kẻ trung thành với chính quyền miền Nam. [2]

.

Những kỷ niệm như thế này chẳng bao giờ phai đi, phải ký ức về những cảnh tra tấn lên những chiến sĩ miền Nam cùng những nhân viên hành chánh cũng không hề tan biến sau khi đất nuớc họ bị các đồng minh Tây phuơng cuả mình bỏ rơi.

Nhân kỷ niệm năm thứ 50 khai sinh ra Việt Cộng, đây là lúc xin tỏ lòng tôn kính tới những nguời bạn cùng chiến tuyến năm xưa, tới những ai đã bỏ mình trên biển cả vì trốn chạy Cộng sản, tới những ai đã lấy Hoa kỳ làm nơi dừng chân, đã từng gây ngạc nhiên cho những lân bang hàng xóm vì sự cần mẫn và lòng trung kiên cuả họ cho xứ sở này.
———
[1] Bài viết của Uwe Siemon-Netto ngày 27/05/2010 tại link:
http://uwesiemon.blogspot.com/2010/05/50-years-ago-hanoi-began-vietnam-war.html
[2]: In his Real War, President R Nixon wrote: Uwe Siemon-Netto, a prominent German journalist, who accompagned a South Vietnamese battalion to a village Vietcong had raided in 1965, reported: “Dangling from the trees and poles in the village square were the village chief, his wife, and their twelve children, the males, including a baby , with their genitals cut off and stuffed into their mouths, the females with their breasts cut off”. The Vietcong had ordered everyone in the village to witness the execution. They started with the baby and then slowly worked their way up to the elder children, to the wife, and finally to the chief himself… It was done very coolly , as much an act of war as firing anti-aircraft gun”. It was routine ..Because it became routine to us, we did not report it over and over again.We reported the unusual case, like My Lai”. (Real War”, President R. Nixon, page 39-40)
Tạm dịch: “Lủng lẳng trên các cây và sào trong khuôn đất làng là xác của ông xã, bà vợ và 12 đứa con trai gái kể cả đưá bé con. Xác trai thì cu bị cắt và nhét vào mồm, gái bị cắt vú.
Việt Cộng ra lệnh cả làng ra chứng kiến cảnh thảm sát này. Họ bắt đầu ra tay giết và cắt cu em bé rồi nhét mồm rồi chậm rãi giết và cắt cu dái những đứa lớn hơn, đến nguời vợ và sau cùng là đến chính ông xã… Họ giết nguời một cách lạnh lùng như bắn súng phòng không. Đây là chuyện thuờng ngày, bởi vì chuyện tàn sát của Việt Cộng như thế này xảy ra thuờng ngày đối với phóng viên chúng tôi nên chúng tôi không tuờng thuật đi đi lại lại mãi nữa. Chúng tôi tuờng thuật những vụ bất thuờng như vụ Mỹ Lai”. (trang 39-40, “Cuộc chiến thật sự” viết bởi Tổng thống Richard Nixon).

Nguồn: Bài do tác giả gửi tới. Hình minh hoạ bởi Lê Diễn Đức

Bản tiếng Việt © Lê Diễn Đức Weblog

.

.

.

No comments: