Wednesday, June 9, 2010

MỘT ĐẤT NƯỚC ĐẦY NGHỊCH CẢNH

Một đất nước với đầy nghịch cảnh

Trần Thảo Nhi

Tháng Sáu 8, 2010

http://ledienduc.wordpress.com/2010/06/08/m%e1%bb%99t-d%e1%ba%a5t-n%c6%b0%e1%bb%9bc-v%e1%bb%9bi-d%e1%ba%a7y-ngh%e1%bb%8bch-c%e1%ba%a3nh/

Trên sông Pô Kô con em chúng ta đánh cược tính mạng của mình để vượt sông bằng mọi cách mạo hiểm nhất. Trong phòng máy lạnh tại Thủ đô, mấy vị Bộ trưởng ngồi lim dim đôi mắt mơ xe lửa cao tốc chạy vun vút… 50 năm sau, nhưng việc tính toán tiền nợ để chồng lên những mái đầu xanh đang vượt sông trong hiểm nguy rập rình từng phút thì… “đành phải làm” ngay từ hôm nay (Bauxitevn).

------------------------------

Ngược theo đường Hồ Chí Minh, chúng tôi có mặt bên này bờ sông Pô Kô thuộc làng Long Jôn, xã Đăk Ang (Kon Tum) để chứng kiến cách vượt sông đến trường ở đây: “cầu” được lát bằng cây lồ ô, tre nứa rồi neo vào dây thép.

Địa điểm này chỉ cách nơi người dân vượt sông bằng cách đu giây chừng 15 km.

.

Ngày 6/6, trước mắt chúng tôi, trên bờ sông Pô Kô thuộc xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) là bốn học sinh người dân tộc Xê-Đăng đang chuẩn bị vượt sông.

.

http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/15.jpg?w=455&h=254

http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/21.jpg?w=455&h=318

Ảnh: Tuổi Trẻ

.

Bốn em nhỏ nhất là Y Pho, học sinh lớp 6 Trường THCS Ngô Quyền và lớn nhất là Y Tôm, học lớp 9 cùng hai bạn Y Liêm và Y Mer.

Sau một hồi chần chừ, rồi cả bốn em mon men leo lên những mảng cây được lắp ghép rồi buộc néo vào một dây cáp bắt qua tựa như… cầu phao.

.

Ông A Phin, làng Long Jôn, cho biết: “Phía dưới được lót bằng cây nứa và lồ ô để làm “cầu” nổi lên trên mặt nước, phía trên được lót một số tấm ván. Thế nhưng chỉ đi lại được những ngày trong mùa khô, nhưng khi gặp những trận mưa đầu mùa, bị nước cuốn trôi làm cầu… tan tác, đứt ra từng đoạn”.

Em Y Mer cho biết: “Suốt cả năm học vừa qua, tất cả tụi em đều đến trường bằng việc đi qua cầu phập phù như thế này. Rất nhiều bạn đã té ngã xuống sông, cặp và sách vở bị nước cuốn trôi, còn áo quần hầu như ngày nào cũng ướt sũng”.

Y Tôm hồn nhiên cho biết: “Em đã hàng chục lần bị rơi xuống sông, dù biết bơi khá giỏi nhưng đã ba bốn lần gì đó đã bị uống nước sông căng cả bụng, thoát chết trong gang tấc”.

Nhà ở phía trên bờ sông được chứng kiến nhiều cảnh rơi sông, ông Nguyễn Văn Khuyến nói: “Tui ở đây ngày nào mà không phải chứng kiến người qua sông bị rơi xuống, không chỉ tụi học trò mà ngày cả cô giáo Y Quyền cả người và xe gắn máy rơi xuống sông, phải nhờ tụi thanh niên mò mấy bữa mới vớt xe lên được đó”.

.

Chúng tôi thử lấy cây le dài chừng 3 mét đo xuống lòng sông nhưng vẫn chưa thể chạm đáy. Nước sau và chảy rất xiết; chỉ một chút bất cẩn là bị hất ngay xuống sông.

“Bữa trước đây này, không nói đâu xa chính Bí thư Đoàn xã Đăk Ang A Thoa cũng bị rơi cả người và xe gắn máy xuống sông. Hay trường hợp A Tuấn đi vay 15 triệu đồng vốn xóa đói giảm nghèo từ Ngân hàng về, khi qua sông bị ngã làm tiền trôi mất, nhiều ngày đi tìm nhưng không được, không biết bao giờ mới trả hết nợ” – ông A Khao cho biết.

Hiện nay, làng Long Jôn có hơn 130 hộ gia đình, 674 nhân khẩu hàng ngày nhiều người trong làng vẫn đánh cược mạng sống của mình để đi qua sông một cách đầy mạo hiểm này.

Mưa đang ngày một nhiều. Nước sông Pô Kô ngày càng dâng cao và chảy xiết không ai dám chắc chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra, nhất là khi bất ngờ gặp cơn lũ quét.

“Nghỉ hè được mấy bữa rồi, nhưng chúng cháu lại chuẩn bị cho việc đi học hè – chúng cháu lại phải liều mình vượt sông thôi chú ơi!” – em Y Liêm mở to đôi mắt học trò hồn nhiên nhưng không dấu được vẻ lo sợ bảo thế.

.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online với tựa bài “Thêm “sáng kiến” vượt sông Pô Kô dựng tóc gáy!” ngày 6/06/2010

.

.

.

No comments: