Tuesday, June 22, 2010

HỌ DẠY THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH ĐẬU 100% ?

Họ đã dạy như thế nào để học sinh đỗ 100%?

Hoàng Ngọc Lữ

Thứ Ba, 22/06/2010

http://danluan.org/node/5475

Đây là đề tài, hy vọng các nhà báo cần có một cuộc điều tra, xâm nhập vào thế giới học đường để có thể có những thông tin bổ ích để trình cho lãnh đạo ngành giáo dục có được cái nhìn chính xác về chất lượng đào tạo hiện nay. Với các trường có “thương hiệu” có “đầu vào” học sinh có trình độ, chất lượng và tính tự giác cao, thì với thời gian ôn luyện cộng với đề thi ở mức dưới trung bình như kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, thì việc đỗ tốt nghiệp 100% chẳng có gì khó. Nhưng với các trường có học sinh yếu kém. Các thầy các cô đã có những giải pháp để học sinh đỗ 100% hết sức độc đáo. Nhất hệ thống các trường ngoài công lập.

.

Chép và chép…

Đây là giải pháp mà các môn học trường tôi đỗ 100% được các thầy cô áp dụng thành thục. Cụ thể là các môn Toán, Văn và Hóa. Với số tiết tăng kỷ lục từ đầu năm, công với học chính thức chương trình từ đầu tháng 6. Thì khoảng đầu học kỳ II năm học, các môn này đã hoàn thành chương trình. Sau đó, đến tiết các môn này, học sinh chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: chép và chép tất cả các đề và các đáp án. Cứ thế từ tiết này qua tiết khác, từ đề này sang đề khác, cả văn lẫn toán, hóa…cứ thế mà chép. Hết vòng này đến vòng khác, chép như một cái máy. Một ngày 4 tiết trên lớp chép, 4 tiết phụ đạo buổi chiều chép… Tính từ khi bắt đầu chép cho đến ngày lên đường đi thi, tất thảy có 5 tháng rưỡi chép. Trên 5 tháng với vài tác giả, vài đề văn mẫu, vài dạng toán, hóa… Thử hỏi học sinh không “nhập tâm” sao được. Và đề thì Bộ GD-ĐT ra chính trong cái khung đó, cho nên lấy 5-6 điểm đâu có gì khó… Thế là đậu 100%! Thầy cô nhận thưởng, học sinh hoan hỉ vì đỗ cả.

Nhưng rồi, kết thúc kì thì, các em được gì trong đầu. Các em có gì cái gọi là kiến thức để ra đời hầu như là con số không tròn trĩnh. Giáo dục là như thế chăng? Vị hiệu trưởng nhà trường cũng vì lợi nhuận, vì những con số đẹp mà cổ vũ (bằng cách thưởng hậu cho giáo viên nào dạy học sinh đỗ 100%), khiến cho năm học mới bắt đầu, từ thành quả các môn đỗ 100% mà giờ đây tất cả các môn còn lại nằm trong chương trình chọn thi tốt nghiệp, ai ai cũng đang bắt học sinh… chép và chép. Một mô hình đào tạo thật sự độc đáo??? Cho học thuộc mặt chữ, thuộc những phương trình, như một cái máy… Đề của Bộ ra như thế, nên cứ... dạy như thế.

.

Đọc và đọc…

Các môn còn lại, vì học sinh không còn thời gian chép, nên khi ôn thi, thầy cô cứ bắt đọc. Cứ hết học sinh này đọc đến học sinh khác đọc. Từ bài này sang bài khác, hết chương trình quay lại từ đầu… Cứ như thế ngày này qua tháng khác. Học trò của tôi đi thi như một cái máy đã nhét đầy chữ, quen chữ… Trúng đề thì nhả ra, không trúng đề cũng... nhả ra. Nhả hết chữ trong kì thi, bước ra cuộc đời, đầu óc các em…trong sáng đến kì lạ. Kỹ năng sống không biết, kiến thức ngoài sách vở không hay. Các em u u mê mê trong cõi game online, trong những trò tiêu khiển. Cả một thế hệ đỗ tốt nghiệp nhưng... chẳng biết làm gì khác, nếu không được vào trường ĐH-CĐ nào đó…

Ôi các sự dạy và học bây giờ thế đấy. Tôi không phải quy chụp tất cả. Nhưng với các mô hình trường tư, trường dân lập “chất lượng cao” là thế đấy. Bởi cũng là lẽ thường do ngành giáo dục đã tự chọn cho mình cái các thi cử, đề ra theo kiểu thế nên phương pháp dạy-học này ngày một có đất sống… Một thế hệ u u mê mê như thế này, có lẽ những người nắm vận mệnh đất nước hài lòng nhất, vì họ không biết gì hết, mà không biết thì dễ quản, dễ cai trị…

.

.

.

Thi tốt nghiệp THPT: Nhiều tỉnh tỉ lệ đậu tăng vọt

TT - Ngày 21-6, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã công bố tỉ lệ tốt nghiệp THPT. Theo đó, cả nước có 843.234/910.931 học sinh hệ THPT đậu tốt nghiệp, chiếm 92,57%. Hệ giáo dục thường xuyên có 90.450/135.591 học sinh đậu tốt nghiệp, chiếm 66,71%.

.

Tỉ lệ tốt nghiệp các tỉnh phía Bắc 92% - 99%

.

.

.

No comments: