Tuesday, May 12, 2009

TRUNG QUỐC CHƠI ÉP VIỆT NAM

Trung Quốc lại “chơi ép” Việt Nam
DCVOnline – Tổng hợp
12-05-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6297
LIÊN HIỆP QUỐC - Ủy ban Thường trực của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc đã đệ trình một lá đơn đến ông Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hôm thứ Năm ngày 7 tháng Năm, thúc giục Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa Mở rộng (CLCS) đừng xét đơn đệ trình chung của Mã Lai Á và Việt Nam về ranh giới bên ngoài thềm lục địa, nghĩa là vùng biển nằm ngoài giới hạn 200 hải lý tính từ đường gốc cơ sở, một phát ngôn viên của ủy ban Trung Quốc nói với thông tấn xã Xinhua.

Theo quy định của CLCS, Mã Lai Á và Việt Nam đã đệ trình chung một văn kiện lên LHQ ngày thứ Tư tuần rồi, trước ngày hạn cuối là 13 tháng Năm quy định bởi Liên Hiệp Quốc dành cho những nước muốn nộp đơn yêu cầu xác định chủ quyền của mình ở thềm lục địa mở rộng.

Tuy nhiên, theo Quy định Thủ tục của CLCS, “trong trường hợp có sự tranh chấp lãnh hải hay đất liền, ủy ban sẽ không xét và chấp nhận tính hợp lệ lá đơn đệ trình của bất cứ nước nào liên quan đến chuyện tranh chấp này,” vì Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa Mở rộng (CLCS) không đóng vai trò như tòa án quốc tế để giải quyết chuyện tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia.

Nắm được điều này, Trung Quốc đã nhanh chóng đệ trình công hàm yêu cầu CLCS không xét đơn của Việt Nam và Mã Lai Á, với lý do “vùng biển này là của Trung Quốc.” Công hàm của Trung Quốc nhấn mạnh sự đệ trình văn kiện của Việt Nam và Mã Lai Á là “là vi phạm chủ quyền và pháp quyền của Trung Quốc trong vùng biển Nam Hải.”

Chính phủ Trung Quốc, vì lẽ đó, chính thức kêu gọi CLCS không xét đơn đệ trình chung của hai nước Mã Lai Á và Việt Nam, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Ma Zhaoxu hôm thứ Sáu ngày 8 tháng Năm.

Với sự phản đối từ phía Trung Quốc, Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Mở rộng sẽ không cho rằng lá đơn đệ trình chung của Mã Lai Á và Việt Nam phù hợp với Thủ tục Quy định của CLCS, ông phát ngôn viên của Ủy ban Thường trực Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc nói thêm. Điều đó có nghĩa là đơn của Việt Nam và Mã Lai Á có khả năng bị “xù” trước khi được xét!

Bản đồ vùng biển đang tranh chấp. Đường chấm đỏ là lãnh hải mà Trung Quốc cho là của họ. Đường chấm xanh là vùng Đặc quyền Kinh tế kéo dài đến 200 hải lý theo quy định của UNCLOS, và những chấm màu xám là những quần đảo hiện đang còn tranh chấp. Nguồn: UNCLOS and CIA
http://www.dcvonline.net/php/images/032009/southchinasea.jpg

Các nhà phân tích vấn đề tranh chấp này nói rằng Việt Nam và Mã Lai Á có ý định xác nhận vị thế và quyền của mình ở vùng biển Nam Hải qua một đơn đệ trình chung. “Qua việc đệ trình chung với Ủy ban, hai nước này có ý định quốc tế hóa vấn đề biển Nam Hải,” một chuyên gia về luật biển ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ông Wang Hanling nói, ông thêm rằng “thương thảo là phương cách tốt nhất để giải quyết chuyện tranh chấp ở vùng biển Nam Hải, và sự hợp tác sẽ mang đến ích lợi cho tất cả cá nước trong vùng.”

Đáp ứng lại chuyện này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Dũng nói: “Việc trình các báo cáo này (lên CLCS) là việc làm bình thường của quốc gia thành viên, nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982”.
Ông nói thêm: "Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có sơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn".
“Một lần nữa, chúng tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”, ông Lê Dũng lập lại điều đã từng nói trước đây.

Trong lúc đó ở Bắc Kinh hôm qua thứ Hai ngày 11 tháng Năm, phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Hội đồng Cố vấn Chính trị Nhân dân, đồng thời là Chủ tịch Mặt trận Thống nhất của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ông Du Qinglin đã tiếp bà Hà Thị Khiết, Ủy viên Trung đảng CSVN, trưởng ban Dân vận Trung Ương đang ghé thăm Bắc Kinh. Ông Du nói với bà Thiết: “hai nước và hai đảng nên duy trì mối quan hệ 16 chữ vàng, và bốn tốt: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt.” Nhưng không thấy Trưởng ban Dân Vận Trung Ương Hà Thị Khiết nhắc nhỡ gì về chuyện Trung Quốc yêu cầu Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa Mở rộng (CLCS) đừng xét đơn của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc này.

© DCVOnline

---------------------------------------------

Nguồn:
(1)
China urges UN commission not to review joint Malaysia-Vietnam submission on outer limits of continental shelf. Thông tấn xã Xinhua, Trung Quốc, 8 tháng Năm 2009
(2)
Công hàm Trung Quốc vi phạm chủ quyền VN ở Biển Đông. Vietnam.net, Linh Thu, ngày 8 tháng Năm 2009
(3)
China Rejects Bid to Redraw Maritime Border. China Daily, 8 May 2009
(4)
China vows to further relations with Vietnam. Chinaview.cn, 11 May 2009

(5) Chú thích DCVOnline:
Theo Luật Quốc tế:
Năm 1982, Hiệp ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Convention on the Law of the Sea – USCLOS) cho phép các nước dọc bờ biển được thiết lập chủ quyền trong hai khu vực:
1. Vùng biển thuộc lãnh thổ quốc gia – là vùng biển kéo dài từ bờ ra 12 hải lý (khoảng 22 cây số), bao gồm bờ biển của những quần đảo thuộc quốc gia này nằm ngoài khơi.
2. Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zones – EEZ) -- trải dài ra 200 hải lý tính từ bờ biển. UNCLOS nói rằng những vùng biển nằm chờm lên nhau giữa các nước nên được giải quyết qua ủy ban phân xử đặc biệt hay đệ trình lên tòa án quốc tế.


No comments: