Giúp Hiểu Thêm Cộng Sản
VI ANH
Việt Báo Thứ Sáu, 5/22/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=144795
Lịch sử không hữu ích nếu đời sau không rút được kinh nghiệm từ lịch sử để phát huy cái tốt và để tránh cái xấu. Dưới cái nhìn ấy, người ta thấy cuốn hồi ký của Ong Triệu Tử Dương viết trong điều kiện thiên nan vạn nan, xuất bản ở ngoại quốc rất có ích cho người đời sau như di chúc của một người CS thức tỉnh. Ích lợi đó, là hiểu thêm CS; một điều rất cần trong thời kỳ mà nhiều người tưởng là CS đổi mới.
Một, lợi ich không những cho những người đang sống trong xã hội tư do, dân chủ, mà cả cho người đang sống trong xã hội CS độc tài đảng trị toàn diện nữa. Vì muốn hay không muốn cuốn hồi ký này cũng đến được xứ CS, sớm hay muộn, ít hay hay nhiều thôi, trong thời đại tin học, thế giới là xóm nhà, các nước là láng giềng. Trong Hồi ký này Ong Triệu Tử Dương, một người con trai của một gia đình tiểu điền chủ Trung Hoa, gia nhập vào Đoàn Thanh Niên CS từ năm 1932, theo Đảng dần dần lên đến chức tột đỉnh là Tổng bí Thư nhưng vẫn thức tỉnh. Ong muốn có một nền báo chí tự do và đa đảng. "Hệ thống đại nghị tây phương là hệ thống có nhiều sức sống nhứt. Hệ thống đó là hệ thống tốt nhứt. Nó phản ảnh tinh thần dân chủ và tương ứng với những đòi hỏi của một xã hội hiện đại". Ong khẳng định chế độ nghị viện Tây phương tuy không hoàn hảo nhưng là giải pháp duy nhất thích hợp với Trung Quốc.
Một cuộc chấm điểm, một bình chọn độc đáo, một thông điệp dâu sắc mà Ô. Triệu tử Dương muốn gởi lại cho hậu thế, một di chúc đặc biệt cho lớp trẻ Trung Hoa. Một dân tộc đông nhứt hoàn cầu, đã từng phát minh ra tiền thân của thuốc nổ, thuốc súng với pháo, nguyên tắc phản lực cho hoả tiễn với pháo thăng thiên, địa bàn cho với chỉ nam xa, và nguyên tắc bàn toán tiền thân của khoa học computer của Tây Phương.
Hai, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận thực sự bị triệt tiêu ngay đối với những lãnh tụ đảng. Dân chủ tập trung vào đảng chỉ là ngụy biện để tước đoạt quyền dân chủ của nhân dân. Dân chủ trong đảng chỉ là huyền thoại, quyền hành toàn đảng chỉ tập trung vào Bộ Chánh trị, thậm chí có khi vào một người mà thôi. Viết và phổ biến hồi ký theo cảm nghĩ chân thực của mình là một thiên nan vạn nan. Ô. Triệu từ Dương bị quản thúc trong tư dinh vật chất như cung điện nhưng tinh thần và tư tương, hành động thì bị kiểm soát còn hơn ngục tù. Ong không thề ngồi viết hồi ký được trước những con mắt cú vọ của bảo vệ chánh trị trong dinh. Ông phải lén lấy băng cassette ghi những bài hát cho trẻ em và những bản nhạc hoà tấu để che dấu và tái chế dùng để lén ghi âm lời nói của Ong. Ong ghi âm lời của Ong trong 30 băng cassette và những băng này sau khi Ong qua đời lần lượt được người thân tín của Ong bí mật gởi ra ngoại quốc..Không thể có cuốn nhật ký này nếu không có sự giúp đỡ của Ong Bào Đồng là người chí thân,cánh tay măt của Ông theo Ong từ năm 1989 khi Ong bị quản thúc tại gia. Ong Bao Đồng đã cẩn thận ghi lại trên giấy và dịch sang tiếng Anh, một cách hết sức lén lút và bí mật.
Ba. trong thâm cung quyền lực của Đảng CS, mọi xung đột quyền lực không được giải quyết bằng thỏa hiệp, mà bằng thanh trừng, triệt hạ, bất chấp nội qui Đảng, không biểu quyết ngay trong Bộ Chánh trị là bộ quyền lực cao nhứt của Đảng Nhà Nước CS. Hồi ký bí mật của Triệu Tử Dương đã tường thuật những mưu đồ đấu đá không thương tiếc với nhau, để thịt nhau trong cái nhóm nhỏ sống trong cái xã hội bế tắc này. Lợi dụng khi Ong đi công du Bắc Triều Tiên, nhơn danh Thủ Tướng, Ong Lý Bằng viết và đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo một bài xã luận lên án phong trào biểu tình Thiên An Môn là "chống đảng" và "chống chủ nghĩa xã hội". Một cách đổ dầu vào lửa của Ong Lý Bắng, đặt chính quyền vào thế đối địch với phong trào Thiên An Môn và đẩy sinh viên đến thế đối địch với chánh quyền.
Quyết định dùng quân đội để trấn áp sinh viên, Ô. Triệu Tử Dương xác nhận không hề có việc biểu quyêt của Bộ Chánh trị, thậm chí Ban Thường vụ Bộ Chánh trị có vài ngưòi thôi cũng không có biểu quyết. Ong kể ngày 17 tháng 5, năm 1989, Thường Vụ Bộ Chánh trị gặp nhau tại tư dinh của Ong Đặng tiểu Bình. Ong Đặng Tiểu Bình, một nhân vật số 1 nhưng đã hồi hưu, không còn giữ chức vụ chánh thức nào trong guồng máy nhà nước nữa. Nhưng với tư cách Chủ Tịch Quân Uy Trung Ương, một chức mà Ong giữ đến chết, Ong Bình đã chủ động và chuyên quyền giải pháp trấn áp sinh viên, tuyên bố tình trạng thiết quân luật và dùng quân đội trang bị xe tăng dẹp sinh viên bàng vũ lực. Ô Triệu Tử Dương khẳng định trong hồi ký lúc bấy giờ là Tổng Bí Thư Đảng, quyết định đó hoàn toàn trái với ý kiến của Ong. Hoàn toàn không có biểu quyết của Bộ Chánh trị. Thậm chí vài ngày sau đích thân Ong đến Thiên An Môn kêu gọi sinh viên giải tán, rơi nước mắt với ý định cho sinh viên biết quân đội sẽ, những người Trung Hoa nam nữ, trẻ trung sẽ bị máu rơi, thịt đố. Nhưng Ong đã thất bại. "Ngày 3 tháng 6, lúc tôi đang ngổi ngoài sân sau của gia đình, tôi nghe hàng loạt súng bắn liên hồi. Thảm kịch làm chấn động thế giới đó không tránh được" còn vang động như thế giới đã thấy 20 năm sau.
Bốn, cá nhân cấp tiến, muốn đổi mới dù là cá nhân của một lãnh tụ dù có nỗ lực thế mấy cũng khó vượt qua được sức ỳ của cơ cấu đảng và phe nhóm giáo điều đã thâm căn cố đế trong Đảng. Hy vọng một Gorbatchev trong CS Á châu là mong manh nếu không muốn nói là không tưởng. Độc tài CS ở Á Châu được gia cố bằng chuyên chính Thiên Tử của Vua Tàu. Theo lời của Ong trong hồi ký, những cố gắng của Ong để tìm cách ngăn chặn vụ đàn áp đẫm máu, theo đường lối mềm dẻo, suốt từ tháng Tư đến tháng Sáu, các đối thủ của Ong trong đảng, các phần tử cứng rắn giáo điều tìm cách phá và dựa vào đó buộc tội và loại trừ Ong.
Năm, quân ủy trung ương nắm quân quyền thường nhơn danh và lợi dụng nhu cầu ổn định lấn lướt đảng quyền khi có biến động, chuyên quyền dùng biện pháp mạnh bạo và chuyên chính. Đây là một mối nguy cho thế giới, quân quyền của TC có thể gây chiến tranh lơn với ngoại quốc. Ô. Triệu Tử Dưong viết : "Đặng Tiểu Bình lúc nào cũng thiên về các biện pháp cứng rắn khi ứng xử với các cuộc biểu tình của sinh viên, vì ông tin chắc là biểu tình làm tổn hại sự ổn định. Ông lúc nào cũng nhấn mạnh đến chuyên chính (…). Mỗi khi ông nhắc đến ổn định là ông nhấn mạnh đến chuyên chính.
Vơí ngấy ấy sư kiện và trần tình trên của Ô. Triệu Tử Dương, Tổng bí Thư của một đảng độc tài toàn trị trên một nước Á Châu đông dân nhứt thế giới đã khá đủ. Xin mượn lời của hai người sau đây để kết luận. Ô Boris Yeltsin, một lãnh tụ CS Liên xô thức tỉnh và lật đổ chế đô CS, tin rằng, CS là một chủ nghĩa, một chế độ không thể sửa đổi được, chỉ có thế vứt bỏ nó đi thôi. Còn nhà báo Verna Yu ở Hồng Kông bên hông TC, qua hồi ký của Ô Triễu Tư Dương nhận định, bài học Thiên An Môn ở đây là : "Kết hợp kinh tế thị trừơng với quyền lực chính trị không đối trọng là một giải pháp chết người. Của cải của cả xã hội bị một thiểu số ưu tú của tầng lớp có quyền và có thân thế thâu tóm, trong khi thường dân bị đưa vào chỗ phải trả giá đắt cho sự phát triển kinh tế". Theo Ngân hàng Thế giới và con số chánh thức của nhà cầm quyền Trung Quốc, ở tại đất nước này chưa đầy 1% dân số lại chiếm đến 60% của cải toàn quốc.
No comments:
Post a Comment