Tuesday, May 5, 2009

NHÂN ĐỊNH VỀ LÁ THƯ HOÀNG TRUNG HẢI GỬI NGUYỄN THỊ BÌNH

Nhận Định Về Lá Thư của PTT CS Hoàng Trung Hải Gởi PCT CS Nguyễn Thị Bình Ngày 16-12-2008
Mai Thanh Truyết
Thứ Hai, ngày 4 tháng 5 năm 2009
http://vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090504_03.htm
Đây là lá thư trả lời của Phó Thủ Tướng CS Hoàng Trung Hải trả lời cho Phó Chủ tịch Nước Việt Nam CS Nguyễn Thị Bình sau khi nhận được thư góp ý của Bà về việc khai thác quặng mõ bauxite ở Đắk Nông có thể gây nhiều tác hại về môi trường, khí hậu đối với cả vùng rộng lớn “Nam Trung Bộ” (tức là Nam Trung phần Việt Nam). Lá thư gồm 4 trang.
Nhận thấy có “rất” nhiều điều lý giải trong thư thể hiện một tinh thần phản khoa học và hoàn toàn không có tính cách khả thi, nhân danh một người làm khoa học, chuyên môn trong việc xử lý phế thải lỏng và bùn (sludge), người viết xin lần lượt phân tích từng điểm một trong thư.

TS. Mai Thanh Truyết giơ cao lá thư của Phó thủ tướng Cộng sản Hoàng Trung Hải gởi Phó Chủ tịch Cộng sản Nguyễn Thị Bình Ngày 16 tháng 12 năm 2008. Trong buổi Hội Luận về hậu quả của việc khai thác Bauxite và âm mưu chiếm đóng Cao nguyên của Trung Cộng, được tổ chức tại phòng sinh hoạt Cộng đồng Việt Nam Bắc Cali ngày 2/5/22009 - photo: MỹLợi)
http://vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20090504_03-00.jpg

Trang một nói về tổng quát khu khai thác cũng như quyết định của Nghị quyết Đại hội đảng X về phương hướng phát triển xã hội năm 2006 – 2010; từ đó đưa đến quyết định 167 của TT CS Nguyễn Tấn Dũng ngày 1/11/2007.
Giai đoạn khai thác là dự kiến triển khai 6 dự án, nhưng đến năm 2010 chỉ khai thác 3 mà thôi. Đó là Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đắc Nông), và Kon Hà (Gia Lai). Các trang kế tiếp nói lên các quy hoạch, ành hưởng lên môi trường và phương cách giải quyết vấn đề:

Về quy hoạch vận tải
“Chủ trương xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên- Bình Thuận và cảng biển tại Hòn Kê Gà (Bình Thuận) để phục vụ cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm alumin, đảm bảo đồng bộ với việc khai táhc, chế biến quặng bauxite và kết hợp vận chuyển hàng hóa, hành khách, góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực Tây Nguyên là điều kiện tiên quyết đã được Thủ tướng chính phủ chỉ đạo”.

Qua quy hoạch trên chúng ta nhận thấy, vùng Cao nguyên Trung pphần Việt Nam có cao độ từ 400 đến 600 thước so với mặt biển và các đồi núi từ Tây sang Đông thường bị cắt ngang bởi nhiều thung lũng sâu, do đó việc thiết lập một đường xe lữa không phải là chuyện dể dàng trong một vùng đồi núi chập chùng quanh co. Với tình trạng kinh tế tài chính và khả năng chuyên môn của nhân sự hiện có tại nơi nầy, việc xây dựng trên cần phải mất thời gian ít nhứt phải trên 5 năm(!) sau khi thực hiện chi tiết kỹ thuật cho dự án. Cũng như việc xây cảng Bình Thuận cần phải thực hiện song hành mới có thể đi vào hoạt động được. Do đó, chỉ nội hai dự án nầy thôi cũng cho thấy thời biểu thực hiện chắc chắn sẽ không thể nào theo đúng như đã dự trù và cũng chỉ nằm trong quy hoạch của “nhà nước” mà thôi.
Thêm nữa, nôi dung cũng như mục đích xây dựng cũng chỉ để “phục vụ” việc chuyên chở alumin. Người viết suy diễn thêm là việc chuyên chở nhôm ròng trong khai thác sẽ không bao giờ (?) thực hiện vì không nằm trong quy hoạch nêu trên!

Về nguồn cung cấp nước
“Về nguồn cung cấp nước chủ yếu lấy từ sông Đồng Nai (lưu lượng bình quân 11m3/s) và một số suối trong khu vực. Nguồn cung cấp điện cho sản xuất chủ yếu được lầy từ nguồn điện của các nhà máy sản xuất alumin. (ví dụ tại Dự án Đắk Nông, dự kiến đầu tư 3 tổ máy phát điện 3x30 MW) và hệ thống điện quốc gia.”

Trong một số “biện giải” sau nầy và trong chi tiết của dự án, người viết được biết là có nằm trong quy hoạch để thực hiện một nhà máy thuỷ điện tại Đắt Tít với công xuất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ lớn chạy dọc theo sông Serépok để cung cấp nước cho đập thuỷ điện. Trong lúc đó, trong thư ghi là xây dựng 3 tổ máy (dường như là máy phát điện chạy bằng than hay diesel?)
Như vậy, chẳn lẽ có hai dự án khai thác quặng mõ tại Nhân Cơ? Hay là có cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược? Hay là cùng một dự án mà do hai cơ quan khác nhau thực hiện? Hay là dự án chì nói chung chung và thực hiện đến đâu rút kinh nghiệm đến đó?
Hay là chỉ nhắm tới việc chính thức hoá việc khai thác trước đã để “hợp thức hoá” sự hiện diện của người công nhân và chuyên viện TC do như cầu gấp rút của đàn anh nước lớn trong ý định xâm nhập miền cao nguyên Trung phần Việt Nam?


Về ảnh hưởng môi trường
“Về ảnh hưởng môi trường trong quá trình khai thác bauxít và sản xuất alumin, Bộ công Thương và Tập đoàn Công nghệ Than- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bùn đỏ, xin nêu khái quát như sau:”
“Ảnh hưởng chiếm diện tích đất mặt: Giải pháp khắc phục: Do diện tích phân bổ bauxite trải trên diện tích rất lớn, trong quá trình khai thác dự kiến áp dụng phương pháp và trình tự khai thác “cuốn chiếu”. Cụ thể là: chia khai trường (?) thành nhiều khu vực, khai thác dứt điểm từng khu vực mới chuyển sang khu vực khác; khi tiến hành khai thác khu vực tiếp theo sẽ triển khai công tác hoàn thổ, phục hồi không gian của khu vực đã khai thác. Trong quá trình bóc đất mặt, riêng lớp đất màu trên mặt (lớp đất thịt(?)), đổ đống riêng để rải cùng với đất mùn, phân bón hữu cơ lên diện tích được hoàn thổ. Phương pháp nầy hầu hết được áp dụng có hiệu quả tại các mõ bauxite ở Trung Quốc…”

Xin thưa ngay, nếu phương pháp nầy được thực hiện thành công tại TQ, tại sao TC lại chấm dứt ngưng khai thác hàng trăm quặng mõ đang tiến hành trong nước, để “khăn gói” gấp rút gởi người và máy móc sang tận một nơi xa xôi để….bắt đầu “nàm nại”? Chúng ta có thể hình dung một bàn cờ, làm xong một ô vuông, rồi hoàn thổ(?), rồi làm tiếp. Xin đề nghị tiếp là sau khi hoàn thổ thì cần trồng cây xanh hay khai thác cây công nghiệp để trả lại thiên nhiên cho thiên nhiên tức là bảo vệ môi trường và tăng thêm năng suất khai thác, đem lại hiệu quả kinh tế cao!

Về tuyển rửa quặng bauxite
Và siêu việt hơn nữa là “khâu” “tuyển rửa quặng bauxite (bùn thải quặng đuôi)”

“Để thu hồi tinh quặng bauxite ở Tây Nguyên cần phải tuyển quặng bauxite nguyên khai. Công nghệ tuyển quặng bauxite ở Tây Nguyên là công nghệ tuyển rửa trọng lực. Lợi dụng các thung lũng trong khu vực nầy để xây dựng các hồ chứa quặng đuôi. Các quặng đuôi đều được thiết kế hệ thống thu hồi nước tuần hoàn. Các hồ chức quặng đuôi sau khi kết thúc đổ nước thải và rút hết nước sẽ được san gạt và phủ lớp đất màu để hóan thổ.”

Đọc tới khâu rửa quặng nầy, người viết cảm thấy hổ thẹn vì hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc xử lý bùn và nước thải ở Hoa Kỳ, kỹ thuật “cao siêu” nầy vẫn chưa được “học” tới!. Làm sao rút hết nước trong một lượng “vĩ đại” bùn thải trong các hồ chứa làm thành do các thung lũng, khe núi, và phủ lại lớp đất màu và hoàn thổ. Nhưng đây không phải là việc hoàn thổ mà là việc “đập đá vá trời” biến các thung lũng thành khu nông nghiệp mới để làm tăng phúc lợi cho người dân XHCN!

“Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bùn đỏ: Chống thấm bùn đỏ: Bùn đỏ của nhà máy sẽ tiến hành xử lý theo phương thức tồn đọng. Tức là trong quá trình xử lý bùn đỏ, tách tối đa thành phần nước trong bùn đỏ để có hàm lượng chất lỏng trong huyền phù bùn đỏ hạ xuống 54,4%. Chất rắn trong bùn đỏ chiếm 45,6%; huyền phù bùn đỏ thải sẽ dùng bơm thông qua đường ống đưa vào bãi chứa bùn đỏ…”

Thông thường trong kỹ nghệ “ướt” của việc khai thác quặng mõ bauxite, sau khi tách alumin ra, tỷ lệ nước trong và bùn đỏ là 2/1…như vậy cần phải sấy một số lượng “vĩ đại” bùn đỏ mới có thể đem bùn đỏ xuống còn 54,4% nước. Và với tỷ lệ nầy bùn đỏ trở thành một chất rắn…. Thì làm sao dùng bơm để đưa vào hồ chứa đây? Với tính cách thông tin, bùn (sludge) phế thải sau khi được xử lý hoá và sinh học nước rỉ ở nhà máy ở Los Angeles chúng tôi đang làm việc, bùn đã được rút nước bằng cách ép dưới áp suất 330 psi, nghĩa là gấp 330 lần áp suất không khí, bùn khô sau khi ép có nồng độ nước (moisture) là trên 60% và cứng được gọi là “cake” (cứng hơn bánh đâu xanh chúng ta ăn gấp nhiếu lần).

Về việc “thu hồi nước từ bùn đỏ”

Về việc “thu hồi nước từ bùn đỏ”, trong thơ có viết:”Về thu hồi nước chứa kiềm trong bùn đỏ: sử dụng các ống và tháp thu nước để thu nước về hố thu của trạm bơm nước tuần hoàn của hồ bùng đỏ, sau đó nước thu được từ hồ bùn đỏ sẽ được máy bơm bơm qua hệ thống cấp ngược về nhà máy alumin để phục vụ cho quá trình rửa tách bùn đỏ…”

Qua quy trình trên, chúng ta thấy đến đây, không cần phải xây dựng các hồ chứa nước để khai thác quặng mỏ vì đây là một chu trình kín, nước sử dụng trong việc tẩy rửa quặng sẽ được tái tạo lại qua việc rút nứơc từ bùn đỏ.

“Cũng để ngăn nước tràn từ hồ bùn đỏ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, hồ bùn đỏ sẽ được xây các công trình ngăn nước mặt chảy tràn vào khu hồ bùn đỏ…Ở ngòqi đường dốc của đập sẽ trồng cây rộng làm hàng cây bảo hộ, tránh việc sạt nở (sạt lở) bờ đập”.

Quả thật người viết hoàn toàn không hiểu gì cả dù cố “động não” để tìm hiểu vì nhận thấy phần diễn giảng ở phần trên đối nghịch và tương phản so với phần dưới. Nước trong bùn đỏ đã được tái sinh và tái sử dụng thì đâu cần trồng cây để tránh “sạt nở”. Và lớp bùn đỏ khô đã được phủ lớp đất màu để tái tạo thành vùng có thể trồng cây công nghiệp!

Nhưng chưa hết, đã đến giai đoạn “quan sát, kiểm tra nguồn nước kịp thời: Để bảo đảm việc dung dịch trong bùn đỏ (ở đâu ra, vì đã được dùng lại hết rồi?) không gây ảnh hưởng đấn nguồn nước, công trình dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ theo kế 4 giếng quan sát (thực ra phải gọi là giếng quan trắc- well monitoring) kiểm tra nguồn nước ở thượng nguồn , hạ nguồn gần hồ bùn đỏ…”

Với một diện tích khai thác và diện tích hồ chứa bùn đỏ ở giữa các thung lũng (đã được giải quyết và tái tạo lại đất, đâu cần phải kiểm tra lại ô nhiễm?) Và các giếng quan sát trên đã được đặt theo tiêu chuẩn nào hay là được chỉ định chiếu theo nghị quyết thánh lập công trường khai thác? Bùn đã khô và đã được lấp đất (hoàn thổ), làm sao còn nước để bơm lên và phân tích ô nhiễm?

Vấn đề chất phóng xạ trong bùn đỏ
Và sau cùng vấn đề chất phóng xạ trong bùn đỏ. là thư viết tiếp: :”Kết quả phân tích mẫu quặng bauxite (mẫu sau ki tuyển rửa) của mõ Tân Rai và một số mõ ở Đắk Nông do nước ngoài (Pháp,Ú!c) phân tích khẳng định rắng thành phần bauxite và bùn đỏ của Tây nguyên hoàn toàn không có phóng xạ”.

Lại thêm một khẵng định “xã hội chủ nghĩa” nữa. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí` và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, Radium và có nồng độ giao động trong khoảng trên dười ~20PicoCurie/L tuỳ theo vùng…Với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mõ hay các bãi rác có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều (trong hơn 25 năm, bức xạ trung bình được tìm thấy ở bải rác lớn nhứt Los Angeles là 40 PicoCurie/L).

Để kết luận nhận định về là thư của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải gởi cho Phó Chủ tịch nước Việt Nam CS Nguyễn Thị Bình, chúng ta có thể rút tỉa ra một số suy nghĩ như sau:
• Quả thật Việt Nam mặc dù nói đến công trình khai thác quặng mõ bauxite để sản xuất ra nhôm ròng, nhưng thật sự trong dự án cũng như phát biểu nhận định, biện giải…của Đảng CS, của Bộ Chính trị CS chỉ “khai triển” tới mức sản xuất alumina tức là oxid nhôm mà thôi;
• Có thể kết luận là việc khai thác nầy hoàn toàn không được nghiên cứu để đệ nạp bản nghiên cứu cứu tác động môi trường, một quy định có ghi trong Luật Môi Trường của Việt Nam trước khi dự án được cấp giấy phép xây dựng;
• Dự án cũng không được minh bạch hoá và được dấu nhẹm trong hơn 10 năm qua, và chỉ được Bộ Chính trị qua Thủ tướng CS là Nguyễn Tấn Dũng bạch hoá sau khi bị “nhân dân” khám phá trong vòng hơnn hai tháng nay;
• Để trấn an dư luận và để giải thích những lý giải hoàn toàn không có căn bản khoa học và nghịch lý như lá thư điển hình của Hoàng Trung Hải, một trong cấp quyền lực cao nhứt nước, lá thư trên thể hiện tinh thần khinh rẽ người dân, khinh rẽ cả sự hiểu biết của giới trí thức am hiểu vấn đề khai thác quặng mõ;
• Dự án hoàn toàn không có tính cách khả thi vì có quá nhiều mâu thuẫn kỹ thuật trong dự án.

Nói tóm lại, dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án khai thác quặng mõ bauxite khác đã được quy hoạch ở Đắk Nông có thể được xem như là DIỆN trước dư luận thế giới và ĐIỂM là chính thức hoá sự hiện diện của người Trung Hoa ỡ vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ẩn tàng một âm mưu chính trị-quân sự của Trung Cộng trong tiến trình tiến chiếm Việt Nam và vùng Đông Nam Á qua não trạng Đại Hán của quốc gia nầy.

Hiện tại, không một tiếng súng nổ ngoài biên cương, không có tiếng kêu cứu trước công luận quốc tế, Bộ Chính trị CS Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhứt đã cấu kết, thoả hiệp, hợp đảng với Bắc Kinh để hợp pháp hoá việc xâm lược qua việc khai thác quặng mõ ở cao nguyên. Hình thức xâm lược nầy cực kỳ nham hiểm, do đó quốc tế không thể nào lên án kẻ xâm lược là Trung Cộng được.

Đó chính là thảm nạn lớn cho Đất và Nước trong giai đọan hiện tại.

Chúng ta phải làm gì để chấm dự thảm nạn trên do cộng sản Việt Nam gây ra?

Mai Thanh Truyết
VAST 5/2009


Ghi chú: Các đoạn trong ngoặc kép và được viết nghiêng là những trích đoạn trong lá thư kể trên.
---------------------------

Hình ảnh quang cảnh buổi Hội Luận về hậu quả của việc khai thác Bauxite và âm mưu chiếm đóng Cao nguyên của Trung Cộng được tổ chức tại phòng sinh hoạt Cộng đồng Việt Nam Bắc Cali ngày 2/5/22009 - photo: MỹLợi –
http://vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20090504_03-01.jpg
http://vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20090504_03-02.jpg
http://vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20090504_03-03.jpg
http://vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20090504_03-04.jpg

No comments: