Thursday, May 21, 2009

MIẾN ĐIỆN LẠI KHÔNG CHO QUỐC TẾ DỰ PHIÊN TOÀ SUU KYI

Chính quyền Miến Điện lại cấm quan sát viên nước ngoài tham dự phiên xử bà Aung San Suu Kyi
Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 21/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 21/05/2009 14:54 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3592.asp
Sau thái độ mềm mỏng bất ngờ ngày hôm qua, vào hôm nay, 21/05/2009, chính quyền Miến Điện lại nghiêm cấm không cho các nhà ngoại giao và phóng viên nước ngoài vào quan sát phiên toà xét xử bà Aung San Suu Kyi tại nhà tù Insein ở Rangoun.

Trả lời câu hỏi của hãng tin Pháp AFP, một quan chức Miến Điện xin ẩn danh, đã giải thích là quyết định mở cửa phiên toà cho nhà báo và nhà ngoại giao chỉ có hiệu lực trong một ngày duy nhất là hôm qua mà thôi.
Như vậy là tập đoàn quân sự Miến Điện đã mau chóng cứng rắn trở lại, một hôm sau khi tỏ thái độ cởi mở dưới sức ép ngày càng gia tăng của công luận thế giới. Tuy nhiên, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi đã tranh thủ được thời điểm cởi mở ngắn ngủi đó để cảm ơn quốc tế đã quan tâm đến đất nước của bà và truyền đi thông điệp hoà giải dân tộc mà bà vẫn chủ trương.

Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus, phụ trách Đông Nam Á, ghi nhận:
"Bà Aung San Suu Kyi nói không muốn sử dụng sự cố người Mỹ xâm nhập nhà bà để làm khó cho tập đoàn quân sự. Đó là điều mà bà đã giải thích với ba vị đại sứ được phép gặp bà tại nhà tù Insein. Bà cho biết muốn làm việc vì hòa hợp dân tộc. Bà Aung San Suu Kyi thậm chí còn nghĩ rằng phiên tòa lấy lý do từ sự cố trên còn có thể gây ra hiệu ứng tích cực cho đất nước.
Dẫu sao thì đây là lần đầu tiên kể từ khi bị bắt lần trước vào năm 2003, các đại sứ nước ngoài có thể nói chuyện được với bà Aung San Suu Kyi. Mặc dù có động thái cởi mở như vậy, nhưng tập đoàn quân sự Miến Điện vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận chủ trương hòa hợp dân tộc do bà Aung San Suu Kyi đề nghị. Rất có thể bà sẽ bị kết án nhiều năm tù. 22 nhân chứng mà trong đó 21 người là cảnh sát được tòa án triệu tập đều buộc tội bà.
Dù gì đi nữa thì Hiến pháp thông qua năm ngoái của Miến Điện vẫn cấm bà Aung San Suu Kyi tham gia lãnh đạo đất nước. Tập đoàn quân sự dự tính kiểm soát chặt chẽ hơn cuộc tổng tuyển cử vào năm tới để bảo đảm cho các đảng phải ủng hộ quân đội chắc thắng."

Quyết định tiếp tục xử kín bà Aung San Suu Kyi được đưa ra vào lúc áp lực của thế giới trên chính quyền Miến Điện vẫn gia tăng. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton hôm 20/05/2009 đã cực lực đả kích việc tập đoàn quân sự tìm cách xét xử và tiếp tục cầm giữ lãnh tụ đối lập. Theo ngoại trưởng Mỹ, cách đối đãi kể trên của chính quyền sẽ làm cho cuộc bầu cử mà chế độ dự trù mất đi hoàn toàn tính chính đáng.
Riêng một nhóm luật gia quốc tế tên tuổi thì lên tiếng kêu gọi Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra về Miến Điện vì chế độ quân sự tại đấy có thể bị kết án về tộI ác chống nhân loại.
Trong một bản báo cáo do Trường Đại Học Luật Harvard công bố, các luật gia này yêu cầu Hội Đồng Bảo An đi theo tiền lệ Rwanda và Nam Tư cũ, nghĩa là mở các cuộc điều tra, sau đó thành lập các toà án đặc biệt và truy tố các nghi phạm.
Đối với các luật gia, tác giả bản phúc trình, chính quyền quân sự Miến Điện đã phạm vào các tội ác chống nhân loại một cách thường xuyên và có hệ thống, như cưỡng bức di dời hơn 3000 ngôi làng, hành quyết thường dân vô tội, dung túng các hành vi tra tấn và cưỡng hiếp trên quy mô rộng. Dù vậy, Liên Hiệp Quốc cho đến nay chưa hề có hành động nào nhắm vào Miến Điện cho dù các vi phạm của chính quyền nước này tương tự như những gì đã xẩy ra trước đây ở Rwanda và Nam Tư cũ.
Trong số năm tác giả chính của bản báo cáo, có ông Richard Goldstone, công tố viên đầu tiên của Toà Án Quốc Tế Đặc biệt về Rwanda và Nam Tư cũ.
Đúng vào lúc bản báo cáo của các luật gia kể trên được công bố, một số dân biểu Mỹ đã chuẩn bị một bức thư gởi lên tổng thống Barack Obama, yêu cầu Hoa Kỳ thúc đẩy Liên Hiệp Quốc mở điều tra về chế độ Miến Điện.


Bà Suu Kyi 'bình thản' trong phiên tòa
Cập nhật: 03:16 GMT - thứ năm, 21 tháng 5, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090521_suukyi_composed.shtml
nhân viên ngoại giao và nhà báo quốc tế theo dõi phiên tòa xử bà Suu Kyi.
Cạnh đó nói thêm, ông không hy vọng vào khả năng bà Suu Kyi được trả tự do.
Phiên xử bà Suu Kyi bắt đầu từ thứ Hai (18/05) và quan sát viên quốc tế không được phép tới phòng xử án.Quốc tế đã lên án chính quyền quân sự mở phiên tòa - xử cáo buộc mới nhắm đến lãnh tụ tinh thần của phong trào đối lập tại Miến Điện.
Bà Suu Kyi bị buộc tội vi phạm lệnh quản thúc tại gia.
Năm nay 63 tuổi và sức khỏe không được tốt, bà đã bị quản thúc tại gia trong 13 năm qua. Chưa có lời buộc tội chính thức nào dành cho bà trong thời gian này.
Hiện bà đang bị giam tại nhà tù Isein khết tiếng của Rangoon.
Lệnh quản thúc tại gia dành cho bà Suu Kyi sẽ hết hạn ngày 27/5. Các nhà quan sát coi lời buộc tội mới nhắm vào bà là cái cớ của chính quyền quân nhân nhằm kéo dài thời gian giam giữ, ngăn cản bà tham dự cuộc bầu cử tổ chức năm sau.
'Chủ động'Quyết định cho phép một nhóm nhà báo và nhân viên ngoại giao dự phiên xử có thể coi là sự nhượng bộ hiếm hoi của chính quyền quân nhân Miến Điện trước dư luận quốc tế.
Ông Canning cho đài BBC hay trong phiên xử ngày thứ Hai, bên công tố viên đã gọi một cảnh sát viên ra điều trần. Cuộc đối chất kéo dài khoảng một tiếng.
"Bà bình tĩnh, tỉnh táo, tràn đầy sinh lực," ông nói. "Bà hầu như bao quát toàn bộ nhóm luật sư của mình."Sau đó bà trao đổi ngắn gọn với một số nhà ngoại giao. Bà cám ơn sự hiện diện của họ, và nói thêm bà hy vọng bà sẽ gặp mọi người trong hoàn cảnh tốt hơn về sau.
Và bà cũng có một cuộc họp riêng rẽ với quan chức ngoại giao từ ba nước.
Đó là đại sứ Singapore tại Miến Điện, người có thời gian công tác tại Miến Điện lâu nhất.Đại diện của Nga, vốn là quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an.
Và Thái Lan, nước giữ vai chủ tịch luân phiên của khối Asean.Theo tin từ bộ Ngoại giao Singapore, bà Suu Kyi cho các viên chức quốc tế hay, bà và hai người giúp việc nhà, vốn bị bắt cùng lúc, được đối xử tốt.Và "hoàn toàn chưa muộn để mang lại một sự thay đổi khả quan từ sự việc không may này."
Đại sứ Anh tại Miến Điện, Mark Canning nói ông không rõ quyết định cho nhân viên ngoại giao quốc tế dự phiên tòa kéo dài bao lâu.Ông nói: "Ai cũng biết kết quả của vụ xử là như thế nào rồi."
"Tôi không tin vào kết quả tích cực xuất hiện sau phiên tòa. Trong lúc họ phép quan sát viên ngoại quốc được dự phiên tòa, nó không hề thay đổi vấn đề cơ bản tại đây."


Phúc trình Harvard kêu gọi điều tra chính phủ Miến Ðiện
21/05/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-05-21-voa5.cfm
Một phúc trình của Trường Đại Học Luật Khoa Harvard nhiều uy tín ở tiểu bang Massachusets nói rằng phải mở cuộc điều tra đối với chính phủ quân nhân Miến Điện về tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại. Phúc trình vừa kể được đưa ra vào lúc tiếp tục vụ xét xử nhà lãnh đạo phe dân chủ Miến Điện đang bị cầm tù là bà Aung San Suu Kyi. Từ văn phòng Đông Nam Á của đài VOA, thông tín viên Daniel Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.
Phúc trình do Cuộc Hội thảo về Nhân quyền Quốc tế của Trường Đại Học Luật Khoa Harvard công bố nói rằng, có những chỉ dấu cho thấy tình trạng vi phạm nhân quyền tại Miến Điện tràn lan khắp nơi, có hệ thống, và nằm trong chính sách của nhà nước.Phúc trình mang tên 'Tội Ác tại Miến Điện' nói rằng những vi phạm này có thể coi như tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.Dựa hoàn toàn trên những công trình phân tích hồ sơ của Liên Hiệp Quốc trong 15 năm, phúc trình vừa kể ghi nhận những hành vi lạm dụng tính dục bằng bạo động, những vụ ép buộc dời cư, những vụ tra tấn và giết hại không cần xét xử.Ông Tyler Giannini là Giám đốc chương trình Hội thảo về nhân quyền tại trường đại học Harvard và cũng là người biên soạn phúc trình này nói rằng, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nên điều tra Miến Điện cũng như đã điều tra những vi phạm nhân quyền tương tự tại Nam Tư cũ và Darfur.Ông Giannini cho biết: "Con số các làng mạc bị tấn công và phá hủy tại Darfur có thể đem so sánh với các làng mạc tại miền Đông Miến Điện đã bị phá hủy. Báo Cáo Viên Đặc Biệt về tình hình nhân quyền tại Miến Điện đã phát hiện ra rằng, dựa trên những nguồn tin độc lập và đáng tin cậy, kể từ năm 1996 tới nay đã có hơn ba ngàn làng tại miền Đông Miến Điện phải dời cư hoặc bị phá hủy. Đây là con số rất đáng kể."Phúc trình này nói rằng, trong nhiều năm qua, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đã nói lên những vi phạm nhân quyền của Miến Điện, nhưng Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã không thúc đẩy tiến trình này.Năm chuyên gia luật pháp quốc tế được giao nhiệm vụ thực hiện phúc trình này, vài người trong số họ đã từng phục vụ trong vai trò công tố viên và thẩm phán tại các tòa án hình sự quốc tế tại các nước Nam Tư cũ và Rwanda.Các nhà lãnh đạo chính phủ quân nhân Miến Điện đang phải chịu áp lực ngày càng gia tăng của quốc tế khi vụ xét xử thần tượng dân chủ Aung San Suu Kyi tiếp diễn.Ông Giannini nói rằng phúc trình này được đưa ra đúng lúc khi vụ xét xử bà Suu Kyi lại một lần nữa đem lại sự chú ý đối với những vi phạm nhân quyền ở bên trong lãnh thổ Miến Điện.Ông Giannini nói thêm: “Ngoài việc đàn áp và những cáo trạng giả dối gán cho bà Suu Kyi, đã đem lại thêm bằng chứng về những vi phạm nhân quyền của chế độ quân nhân Miến Điện và những hạn chế các quyền tự do cơ bản đối với tất cả nhân dân nước họ, một cuộc nghiên cứu như vậy sẽ nêu bật cho Hội Đồng Bảo An thấy rằng ngoài các vấn đề chính trị tại Miến Điện cũng còn những vấn đề liên quan tới khả năng vi phạm luật hình sự quốc tế.” Bà Aung San Suu Kyi bị truy tố về tội vi phạm quy tắc giam giữ tại nhà, là nơi bà bị giam hầu hết thời gian 19 năm qua, và có thể bị kết án 5 năm tù.Những cáo trạng vừa kể đã bị nhiều nơi trên thế giới lên án và coi đó là một cái cớ để tiếp tục giam giữ nhân vật được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình này.Đảng Liên Minh Toàn Quốc Đấu Tranh cho Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã thắng trong cuộc bầu cử năm 1990, nhưng chính phủ quân nhân đã không đếm xỉa tới kết quả cuộc bầu cử và đã áp dụng lệnh giam giữ tại nhà đối với bà.

No comments: