Friday, May 8, 2009

LÁNG GIỀNG HỮU NGHỊ

Láng giềng hữu nghị
Dương Danh Huy
08/05/2009 6:18 chiều
http://www.talawas.org/?p=4231

Sau khi Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng ngoài khơi Miền Nam, và Việt Nam nộp báo cáo về thềm lục địa mở rộng ngoài khơi Miền Trung, Trung Quốc đã phản đối hai báo cáo này.

Đây là phản đối của Trung Quốc:

http://www.minhbien.org/wp-content/uploads/2009/05/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf

http://www.minhbien.org/wp-content/uploads/2009/05/chn_2009re_vnm.pdf

Các phản đối của Trung Quốc không dựa trên quy định khoa học nào của UNCLOS về việc tính phạm vi vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, mà chỉ nói rằng nước này có chủ quyền không ai tranh cãi được đối với các đảo trong Biển Đông và các vùng biển lân cận, và nước này có quyền chủ quyền đối với biển và thềm lục địa trong các liên quan, như trong bản đồ đính kèm theo phản đối.

Bản đồ Trung Quốc đính kèm với các phản đối chỉ vẽ một ranh giới biển duy nhất: ranh giới lưỡi bò.

Láng giềng hữu nghị = hữu nghị 2 bên ranh giới lưỡi bò.
Hợp tác toàn diện = hợp tác dọc ranh giới lưỡi bò.
Ổn định lâu dài, tiến tới tương lai = ổn định tiến tới thực hiện lưỡi bò.
Kiểu này thì Đức Quốc xã cũng là láng giềng hữu nghị với Ba Lan.


Việt Nam nộp Báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa
Thứ Sáu, 08/05/2009, 19:57 (GMT+7)
http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=315098&ChannelID=3

Ngày 8-5-2009, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết phản ứng của Việt Nam về việc ngày 7-5-2009, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc công hàm phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam:

"Ngày 7-5-2009, Chính phủ Việt Nam đã trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Trước đó, ngày 6-5-2009, Việt Nam và Malaysia cũng đã phối hợp trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Việc trình các báo cáo này là việc làm bình thường của quốc gia thành viên nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có sơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.
Một lần nữa, chúng tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa".


Cổng thông tin điện tử Chính phủ

No comments: