Sunday, May 3, 2009

KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI DÂN

Kinh tế và giá trị của người dân
MartianMobile (Thành viên X-cafevn)
http://www.x-cafevn.org/node/1689

Nếu không lo đến đời sống người dân, tất cả đều không có nghĩa lí gì hết.

Trong tuần sau khi phản ứng mãnh liệt của nhiều ngườu dân, học giả, và tầng lớp trí thức, chính phủ Việt Nam dã yêu cầu Bộ Công Thương phải rà soát lại quy hoạch và chuẩn bị báo cáo tình hình triển khai dự án Bauxite tại Hội nghị Trung ương Đảng cũng như Quốc hội tại kỳ họp tới đây.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng vừa ký Văn bản 650 giao các bộ, ngành, địa phương thực thi kết luận mới đây của Bộ Chính trị về vấn đề Bauxite Tây Nguyên. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ rà soát lại quy hoạch trên cơ sở cập nhật tình hình và dự báo mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Từ đó, đề xuất điều chỉnh quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng Bauxite giai đoạn 2007-2015, đồng thời lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

Theo đó chính phủ Việt Nam quan ngại ảnh hưởng chống khai thác Bauxite sẽ trở ngại cho việc quan hệ với Trung Quốc và kinh tế trong nước. Chúng ta phải hiểu điều này cho chính phủ Việt Nam nhưng cùng lúc chúng ta nhận thấy chính phủ Việt Nam đã đặt không đúng chỗ cho sự lo lắng này. Cái mà họ nên lo lắng là người dân trong vùng bi ảnh hưởng. Hàng ngàn người hay có thể nói hàng trăm ngàn người sẽ có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến sự ô nhiễm vì khai thác aluminium trong khu vực Tây Nguyên.

Điển hình trong vụ cúm từ heo hiện nay và được gọi là dich cúm hay H1N1 Flu (Swine Flu), rất nhiều người lo sợ ảnh hưởng thiệt hại về kinh tế của nó và lo sợ nó sẽ đẩy kinh tế trong nước đang trong tinh trạng suy yếu sẽ đẩy thêm thành tình trạng tồi tệ thêm. Chúng ta phải hiểu và thông cảm điều này nhưng một lần nữa nhà cầm quyền đã đặt không đúng chỗ. Cái đang lo lắng phải là hàng trăm hay có thể hàng ngàn người dân có thể bị bệnh và rất nhiều người dân có thể sẽ chết vì bệnh này chứ không phải chỉ số đo lường về kinh tế.

Trong chương trình hỗ trợ cho kinh tế suy thoái tại Việt Nam, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp trong 2009-2010 mà chính phủ Việt Nam đang đặt trọng tâm đang được các ngân hàng triển khai. Theo dự tính của Ngân hàng Nhà nước, từ nay đến cuối 2009 sẽ có khoảng 70.000 tỷ đồng vốn trung và dài hạn được hỗ trợ lãi suất đến doanh nghiệp. Một lần nữa thay vì chú trọng đến hàng triệu người dân đang thất nghiệp, rât nhiều gia đình rất túng thiếu và không đủ ăn, thì rất nhiều các chuyên gia trong chính phủ chỉ để ý đến con số lên xuống của GDP hay chỉ số lên xuống của Thị Trường Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà quên đi những "con người thật" đang lo cho bữa ăn từng ngày và họ "những người làm chủ đất nước" không để ý đến những con số lên xuống.

Nhiều người có thể bất đồng quan điểm với chúng ta và cho kinh tế là những con số hay những chính sách nhưng chúng ta không nghĩ như vậy. Họ phải hiểu kết quả của kinh tế là con người, nếu con người không có cơm ăn áo mặc, không được chăm sóc về sức khỏe thì những con số hay chính sách về kinh tế không còn một nghĩa lý gì nữa.

Nhiều người cũng không đồng ý với chúng ta, họ cho là chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã cải tiến về đời sống về kinh tế cho người dân. Họ cho là GDP per Capita của Viêt Nam là 2,700 (*) là điều rất tốt và hoàn toàn tự mãn về con số này (Malaysia là 9,700, Thailand là 8.100, Trung Quốc là 5,600 và Ấn Độ là 3,100). Họ không nói rõ là chính phủ Việt Nam rất giỏi và biết xừ dụng con số này vào mục đích chính trị. Họ tự ý quên rằng hiện nay tại Việt Nam tầng lớp giai cấp thật giầu sang là các đảng viên đảng Cộng Sản hay thân nhân của họ. Những người này nay kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế trong nước. Con số GDP per Capita tại Việt Nam thực sự không còn trung thực nữa bởi vì nó không phải là con số trung bình mà người ta dùng để đo lường trong những xã hội ổn định trong đó người trung lưu đông hơn giai cấp trưởng giả và những gia đinhg thật nghèo khổ. Không thể đo lường GDP per Capita khi tầng lớp trưởng giả thì thật ít nhưng kiểm soát đại đa số "Tổng Sản Lượng" của quốc gia.

Hằng ngày đứng trước bệnh viện Nhi Đồng tại thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngàn người dân chen lấn để tìm được chỗ cho con cái thân nhân họ được chăm sóc, trong khi đó tại bệnh viện của đảng hay tại bệnh viên 30 tháng 4 của Công An thì thật là yên tĩnh gần như là một nơi nghỉ mát cho những kẻ trưởng giả trong xã hội Việt Nam. Kinh tế là gì? Kinh tế không là gì nếu người dân không được hưởng một cách công bằng trong quá trình của nó.

Nếu đại đa số người dân sung túc thì có thể nói là kinh tế là thành công. Tại sao chúng ta nói là "có thể"? Chỉ vì xã hội rất phức tạp, một chính phủ như chính phủ Việt Nam chỉ chú trọng đầu tư những vùng kinh tế lớn như TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội nhưng tại các thôn quê nơi mà đa số 80 triệu người Việt Nam sinh sống vẫn chưa có tiện nghi tối thiểu. Nhiều gia đìng vẫn chưa đủ tài trợ cho con cái đến trường học. 70.000 tỷ đồng phải đầu tư vào những vùng "bị bỏ quên" này thay vì đầu tư vào những vùng kinh tế "vĩ mô" mà chính phủ Việt Nam biết rằng người thừa hưởng là những đảng viên đảng Cộng Sản chứ không phải là người dân như họ nói.

Kinh tế chẳng nghĩa là gì nếu người dân vẫn tiếp tục khổ sở lo lắng cho bữa ăn hằng ngày, hàng triệu người thất nghiệp. Nếu những người lãnh đạo không chịu học hỏi những bài học thất bại cũ về kinh tế thì kinh tế sẽ không có tuơng lai. Từ những chính sách đẩy dân lên vùng Kinh Tế Mới, cho đến chính sách người Việt ở nước ngoài. Chỉ nhìn vào hai chính sách kinh tế trong hai thời kỳ khác nhau quá khứ để so sánh. Chúng ta thấy sau cuộc chiến 1975, chính phủ Việt Nam đẩy Hoa Kiều và người miền Nam ra khỏi nước và nay chúng ta gọi là Việt Kiều và so sánh với chính sách đưa người Việt làm lao động ở nước ngoài. Cùng một cách gọi là người Việt ở nước ngoài nhưng chính sách Hoa Kiều và ngưòi Việt vượt biển đông đã được đánh giá là sai lầm; hậu quả là những người có chuyên môn cần để xây dựng đất nước thì đã "nhất định" không trở về mặc dù chính phủ tiếp tục những chính sách 'đãi ngộ". Trong khi chính sách về kinh tế "xuất cảng lao động ra nước ngoài" cũng được gọi là thất bại hiện nay; những người Việt này nay phải trở về nước vì không còn việc làm tại các quốc gia nhập khẩu này và đang trở một gánh nặng "thêm" cho tình trạng thất nghiệp trong nước. Tại sao chính sách kinh tế không chú trọng đến đào tạo tay nghề cao hay xử dụng những lao động này trong nước thay vì mang lao động Trung Quốc vào Việt Nam? Chưa kể chúng ta chưa thấy một sự thành công vĩ đại nào trên thể giới khi quốc gia họ đẩy công dân mình sang các nước khác để làm lao động không chuyên môn này.

Kinh tế chẳng là gì nếu chỉ chú trọng đến số lượng mà lơ là phẩm chất. Kinh tế Việt Nam tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người nhưng nếu họ chỉ là những người làm gia công cho các công ty nước ngoài và Việt Nam chưa sản suất được một sản phẩm nào mà có chất lượng khá và đồng đều thì kinh tế Việt Nam sẽ không đi đến đâu. Kinh tế Việt Nam cũng chẳng là gì nếu Việt Nam không có một đội ngũ kỹ thuật cao, không đủ cung cấp lao động chuyên môn cao cho một nhà máy hạng trung của Intel thì cho dù Việt Nam có hàng ngàn khẩu hiệu ca ngợi Đảng và Nhà Nước cũng đều vô nghĩa.

Với một quốc gia với dân số hơn 80 triệu người và trẻ đầy năng lực như hiện nay. Kinh tế Việt Nam không phải là một kinh tế trong sạch mà chúng ta thấy hiện nay trên các báo chỉ trong nước đề cao. Kinh tế Việt Nam hiện nay là một kinh tế trong đó những kẻ nắm quyền hành cùng lúc kiểm soát nền kinh tế khập khiễng đi vào WTO. Kinh tế Việt Nam hiện nay được đề cao tại các công ty đầu tư Quốc Tế chỉ vì các công ty này đang có cổ phần hay có quyền lợi tại Việt Nam... Và những người đáng lẽ được thừa hưởng thành quả Kinh Tế Việt Nam thì chắc chắn không phải là những công nhân, nông dân Việt Nam mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã tự hào tranh đấu cho họ mấy chục năm qua.

Kinh tế không có nghĩa là gì nếu Việt Nam không có một chính sách kinh tế thật sự chú trọng đến đời sống người dân, có chiều sâu, rõ ràng, minh bạch, có kiểm soát và người dân phải được tham dự trong quá trình làm việc của nó chứ không phải là một "Kinh Tế Thí Trường có kiểm soát" trong đó người làm chính sách kinh tế lại là người kiểm soát chính sách này. Và nhất là không phải là một Kinh Tế trong đó chỉ sản xuất ra được những con số, chỉ số, hay những băng-rôn ca ngợi nhà cầm quyền.

Have a good day, MartianMobile

-----------------------------------------------


(*) World Factbook: GDP Statistics Country Comparison Table http://education.yahoo.com/reference/factbook/countrycompare/gdp/1a.html


No comments: