Saturday, May 9, 2009

ĐỆ TRÌNH CỦA VIỆT NAM GỬI LÊN UNCLOS VỀ KHU VỰC BẮC BIỂN ĐÔNG

Tài liệu:

Đệ trình của Việt Nam gửi lên UBQHTLĐMR: khu vực Bắc Biển Đông

Đăng ngày 09/05/2009 lúc 03:29:05 EDT

http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3750

Đệ trình của Việt Nam
Gửi lên Uỷ Ban Quy Hạn Thềm Lục Địa Mở Rộng

Căn cứ theo Điều Lệ 76, Phần 8
của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982
Liên quan đến khu vực Bắc Biển Đông


1. Dẫn nhập

Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Việt Nam), một trong những quốc gia duyên hải mà bờ biển mở ra Biển Đông, có khoảng 3 260 cây số dọc dài theo biển và có chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như trên hơn 3000 hòn đảo và mảnh đảo bao phủ một phần rộng lớn của Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo thứ tự, nằm ở phiá bắc và ở phiá đông-nam của Biển Đông. Việt Nam cho rằng có đủ căn bản để thực thi chủ quyền, để áp dụng luật pháp quốc gia và quyền hạn xử lý tại các vùng lãnh hải và thềm lục địa của Việt nam, căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).

Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (“Việt Nam”) đã ký kết UNCLOS 1982 vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 và đã phê chuẩn công ước này vào ngày 23 tháng 6 năm 1994

Chiếu theo các điều khoản của UNCLOS 1982 và sự sắp đặt của thiên nhiên, cũng như những đặc tính của bờ biển và thềm lục địa của mình, Việt Nam quan niệm có đủ căn bản để xác minh quyền mở rộng thềm lục địa vượt đến 200 hải lý (hl) kể từ Đường Cơ Bản, điểm khởi đầu để đo lường bề rộng của lãnh hải thuộc về nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Căn cứ vào Phần 3 thuộc Phụ Chương I của Quy Định về Thủ Tục của Uỷ Ban, Đệ Trình này là một phần của đệ trình mô tả giới tuyến tận cùng của một phần thuộc về thềm lục địa, vượt đến 200 hl, bắt đầu từ Đường Cơ Bản, điểm khởi đầu để đo lường bề rộng của lãnh hải thuộc về nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đệ Trình này đề cập đến thềm lục địa mở rộng của Việt Nam: Bắc Phần (VNM-N) thuộc về Việt Nam.

Đệ Trình của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về thềm lục địa mở rộng đã được soạn thảo bằng cách sử dụng những dữ liệu thâu nhập từ những nghiên cứu chuyên môn vào năm 2007, 2008 và những dữ liệu có tính chất công cộng, gồm các dữ liệu về độ sâu, từ lực, trọng lực và địa chấn.

Đệ Trình về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam - Bắc Phần (VNM-N) này có liên quan đến những vùng như sau:

- Đường biên về phiá bắc là đường cách đều giữa đường cơ bản lãnh hải thuộc về Việt Nam và đường cơ bản lãnh hải thuộc về Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa,

- Đường biên về phiá đông và về phiá nam là những giới tuyến tận cùng của thềm lục địa mở rộng, như đã được quy định trong Đệ Trình này chiếu theo Điều Lệ 76 (8) của UNCLOS 1982,

- Đường biên về phiá tây là giới hạn 200 hải lý (hl) kể từ Đường Cơ Bản, điểm khởi đầu để đo lường bề rộng của lãnh hải thuộc về nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

2. Những điều khoản đặc biệt của Điều Lệ 76 được sử dụng để dẫn chứng

Những giới tuyến tận cùng được mô tả trong Đệ Trình này có căn cứ ở các điều khoản thuộc Phần 1, 4, 5 và 7 của Điều Lệ 76.

3. Thành viên của Uỷ Ban đã cố vấn trong việc soạn thảo Đệ Trình này

Không một thành viên nào thuộc Uỷ Ban Quy Hạn Thềm Lục Địa Mở Rộng (Uỷ Ban) đã hỗ trợ Việt Nam để soạn thảo Đệ Trình này.

4. Không có tranh chấp

Chiếu theo Phần 2 (a) thuộc Phụ Chương I của Quy Định về Thủ Tục của Uỷ Ban, Việt Nam cần thông báo cho Uỷ Ban biết rằng hiện nay có một đồng thuận chung cho rằng vẫn tồn tại những chồng chéo có liên quan đến quyền lợi của các quốc gia duyên hải láng giềng về các vùng thuộc thềm lục địa mở rộng, đề tài được bàn đến trong Đệ Trình này. Tuy nhiên, căn cứ vào các điều khoản của UNCLOS 1982, Việt Nam quan niệm rằng không có vấn đề tranh chấp nào liên quan đến khu vực thềm lục địa mở rộng được bàn đến trong Đệ Trình này.

Hơn nữa, Việt Nam muốn bảo đảm cùng Uỷ Ban rằng, chiếu theo Điều Lệ 76 (10) của UNCLOS 1982, Điều Lệ 9 thuộc Phụ Chương II của UNCLOS 1982, Quy Định 46 và Phụ Chương I của Quy Định về Thủ Tục của Uỷ Ban, Đệ Trình này sẽ không gây tổn thương đến những đề tài liên quan đến việc phân định lãnh hải giữa Việt Nam và các quốc gia duyên hải láng giềng.

Việt Nam đã có những cố gắng để bảo đảm rằng sẽ không có sự phản đối đến từ các Quốc gia duyên hải láng giềng khác.

5.2 Mô tả chi tiết về những giới tuyến tận thuộc thềm lục địa mở rộng của Việt Nam : Bắc Phần (VNM-N)

Việt Nam đã phác hoạ những giới tuyến tận cùng thuộc thềm lục địa mở rộng của Việt Nam Bắc Phần (VNH-N) bằng cách áp dụng hai phương thức : Công thức 1% độ dày của trầm thích (công thức Gardiner) và Nguyên tắc “Chân của Bờ triền” (Foot Of the Slop – FOS) + 60 hl (Công thức Hedberg)

Phù hợp với hai tiêu chuẩn này, 45 điểm cố định đã được thiết lập và phác hoạ những giới tuyến tận cùng thuộc thềm lục địa mở rộng của Việt Nam : Bắc Phần (VNH-N). Những giới tuyến tận cùng được mô tả trong Hình 1.

Hình 1: Ranh giới phía ngoài của thềm lục địa mở rộng Việt Nam: khu vực Miền Bắc (VNM – N)

http://i159.photobucket.com/albums/t139/HaMi-75/Sub-N1.jpg


Danh sách các toạ độ địa lý của các điểm cố định để mô tả giới tuyến tận cùng của khu vực VNH-N và các chiều dài của những đường nối được liệt kê trong Bảng 1 (từ trang 6 trở đi).

6. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc soạn thảo Đề Trình này

Đệ Trình này cùng với tất cả các bản đồ, con số, tài liệu đính kèm, phụ lục và dữ liệu đã được soạn thảo bởi một đội ngũ liên ngành, thuộc các cơ quan sau đây:

Bộ Ngoại giao
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Khoa học và Kỹ thuật
Viện Địa vật lý và Địa chất dưới biển
Cục Nghiên cứu và Địa hình Việt Nam
Cục Nghiên cứu Thủy văn học và Địa hình, Hải quân Việt Nam
PETROVIETNAM
Cố vấn khoa học và kỹ thuật: Trung tâm Quốc gia Hải dương học, Southampton, Vương Quốc Anh

-----------------------------------------------

Nguồn: Submission to the Commision on the Limits of the continental shelf
pursuant to Article 76, Paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982
Partial Submission in Respect of Vietnam’s Extended Continental Shelf: North Area (VNM – N)
Part I – Executive Summary
. April 2009.

Nguyễn Huy Đức chuyển ngữ

© Thông Luận 2009

No comments: