Thursday, May 7, 2009

BLOGGER VIỆT NAM GẶP NGUY HIỂM

Blogger Việt Nam gặp nguy hiểm
Blogger Blacky
http://prisonbreak1612.multiply.com/journal/item/56
Từ khi Internet có mặt ở Việt nam thì nhà cầm quyền đã dựng nhiều bức tường lửa để chặn hết các website có những tiếng nói chính trị đối lập , và ra sức bưng bít thông tin ,tuyên truyền một chiều , Đảng bao giờ cũng là là đạo đức là văn minh, người dân có thể nghĩ khác những gì Đảng nghĩ, vì Đảng chưa phát minh ra máy móc để kiểm duyệt suy nghĩ của người dân , nhưng người dân chỉ được phép nói những gì Đảng cho nói , làm những gì Đảng cho phép làm , còn người nào dám bất đồng chính kiến thì sẽ bị trừng trị theo điều 88 của Bộ Luật hình sự về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam và sẽ bị tù từ 3 đến 12 năm ( Một tội danh rất đỗi quen thuộc ở các quốc gia độc tài ).
Một bước ngoặt to lớn về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam chính là việc ra đời dịch vụ Blog, nhưng từ đây cũng diễn ra nhiều cuộc chiến gay go giữa blogger và nhà cầm quyền .

Riêng bản thân tôi tham gia sinh hoạt blog từ năm 2006 và đã có 2 lần phải “chuyển nhà” vì bị một “nhóm người xấu” liên tục đánh phá bằng nhiều thủ đoạn khác nhau . Ở đây cần phải nói thêm rằng người dân Việt Nam từ những ngày đầu chập chững làm quen với internet đã chọn dịch vụ Yahoo Messenger làm phương tiện liên lạc phổ biến, chính vì thế nên khi Yahoo ra mắt dịch vụ Blog Yahoo 360 thì rất nhiều người Việt Nam đã hưởng ứng và xây dựng một cộng đồng blogger lớn mạnh như ngày hôm nay .
Mới đầu một số blogger chỉ đơn thuần là quan tâm đến hiện tình đất nước tìm đến nhau để chia sẽ thông tin ,rồi dần dần qua một thời gian ngắn với nhiều khó khăn và thử thách , nhiều người đã trở thành nhưng cây bút chính trị cứng cáp và thu hút được nhiều sự chú ý, điển hình như Blog Vàng Anh, Blog Công Lý Sự Thật (nhà báo tự do Tạ Phong Tần) và rất nhiều blogger khác nữa . Họ đã dũng cảm nêu lên nhiều vấn đề chưa sáng tỏ của lịch sử, họ thẳng thắn tố cáo những hành vi tham nhũng, lạm quyền của giới quan chức và vạch trần nhiều tội ác man rợ mà Đảng Cộng Sản đã gây ra trong gần một thế kỷ qua.
Chính vì sự bùng nổ thông tin một cách mạnh mẽ chưa từng thấy đó , đã gây hoang mang cho giới cầm quyền Việt Nam . Cuối năm 2008 họ ban hành thông tư quản lý Blog trong đó ở điều 6, nghị định 97/2008 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, trong đó có ghi rõ nghiêm cấm đăng tải những thông tin chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở những lời đe dọa mà họ đã có những hành động đàn áp và khủng bố nhiều blogger bất đồng chính kiến. Điển hình là Blog Điếu Cày ( nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải ) người có những hoạt động đòi tự do dân chủ và biểu tình lên tiếng “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam” đã bị bỏ tù 30 tháng với tội danh “trốn thuế” .

Nếu ở những quốc gia tự do dân chủ thì báo chí được xem là đệ tứ quyền (ngoài tam quyền phân lập Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp ) , thì ở Việt Nam báo chí chính là một công cụ, một vũ khí để bảo vệ Đảng và báo chí sẵn sàng xuyên tạc, vu khống bất kỳ một cuộc đấu tranh hay bất kỳ cá nhân nào dám bất đồng chính kiến.

Trong vụ án giáo dân Thái Hà đòi đất, nhà nước đã sử dụng nhiều tờ báo đế xuyên tạc nhóm giáo dân, tờ báo Hà Nội Mới gọi họ là thế lực thù địch phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Phòng luật sư pháp quyền của Luật sư Lê Trần Luật người nhận bào chữa cho giáo dân Thái Hà cũng đã bị chính quyền hai lần cưỡng chế tịch thu nhiều máy móc trang thiết bị . Báo chí trong nước đã mở chiến dịch bôi xấu luật sư và phụ tá của ông là cô Tạ Phong Tần đễ rộng đường cho việc bắt giam, họ tuyên bố : “sẽ bắt ông về tội Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt nam” theo điều 88 bộ luật Hình sự.
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, người nổi tiếng với nhiều bài viết thẳng thắn tố cáo tội ác của nhà cầm quyền đã phải gánh chịu 10 trận mưa phân tươi trộn dầu nhớt do “Đảng” phun vào nhà . Và rất nhiều blogger trong nước khác như : Anh Ba SG , Đông A, Thiên Sầu, Trăng Đêm ... đều được bộ máy công an xếp vào diện chăm sóc đặc biệt.

Còn tôi, vì may mắn đang trong thời gian học tập tại Đài Loan nên tôi có cơ hội được tự do nói lên sự thật mà không bị bỏ tù, nhưng gia đình của tôi đã nhiều lần bị công an đến sách nhiễu mặc dù cha mẹ tôi không hề liên quan gì đến việc tôi làm, họ còn ra sức ép đòi tôi phải dừng ngay việc viết blog lại vì blog của tôi thu hút được nhiều người đọc và cả sự quan tâm của các cơ quan truyền thông, và khi con số page view của blog đạt gần 1 triệu thì đột nhiên tôi ko thể truy cập vào blog của mình , lúc đầu thì tôi nghĩ rằng blog mình bị “bọn xấu”hoại nhưng sau đó thì được biết là Yahoo đã tước quyền đăng nhập của tôi . Blog của tôi chỉ viết về chính trị và không hề vi phạm những điều khoản của yahoo, vậy mà trong cả 2 lần gởi email và 2 lần gọi điện trực tiếp thì Yahoo đều trả lời vòng vo và không cho tôi biết nguyên nhân cụ thể nào mà Yahoo đã tước quyền đăng nhập của tôi !. Một điểm đáng chú ý là trước đó theo ông Vũ Minh Trí, Trưởng đại diện của Yahoo! Đông Nam Á tại Việt Nam cho biết: “Yahoo sẵn sàng hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo một mạng xã hội trực tuyến trong sạch, lành mạnh”. Tôi nói lên điều này để nhấn mạnh rằng , khi xem xét về vấn đề xâm hại đến tự do ngôn luận , thì không những chỉ quan tâm đến các hành vi từ phía nhà cầm quyền mà còn từ phía nhà cung cấp dịch vụ nữa .

Blogger Blacky
Lê Trung Thành, du học sinh ngành kiến trúc tại Đài Loan


***

Bài viết đã được ( Người Sài Gòn:
http://saigonese07.multiply.com/ ) lược dịch, và đăng trên website của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả http://www.cpj.org/ :

Nowhere safe for Vietnamese bloggers
By Le Trung Thanh (Blacky)

A major leap forward for freedom of expression in Vietnam has been the rise of blogs. But this development has led to growing conflicts between bloggers, government authorities, and, potentially, multinational Internet service companies.
Initially, bloggers who cared about national issues in Vietnam got connected over the Internet. After a period of trial and challenge, many developed into commentators on political issues and started to attract large readerships.
It should be noted that many Vietnamese Internet users adapted Yahoo! Messenger short message and chat service early on. So when Yahoo! introduced its 360° Blog service, many Vietnamese signed on and this network quickly developed into a very large online community.
Popular bloggers on Yahoo 360° include Vang Anh and Cong Ly Su That, who have in their writings courageously brought to light distorted historical issues, protested against government corruption and abuse, and exposed wrongdoing inside the ruling Communist Party of Vietnam.
The unprecedented explosion of information exchange caused concern among government authorities, who strictly control Vietnam's mainstream media. In 2008, officials issued new decrees to control the Internet and stepped up harassment of prominent, critical bloggers.
Authorities last year arrested blogger Nguyen Van Hai, better known as Dieu Cay, and sentenced him to 30 months in prison on trumped-up charges of tax evasion. Many in Vietnam's blogging community believe he was really targeted for his critical entries on Vietnam-China relations.
They also harassed Ta Phong Tan and other bloggers like Anh Ba Sg, Dong A, Thien Sau, and Trang Dem, sending a signal to all bloggers that the government is closely monitoring their online writings. As a student studying in Taiwan, I've had the opportunity from abroad to freely express my views on Vietnam without the immediate risk of imprisonment.
That doesn't mean I'm entirely safe, however. Authorities working with the police have repeatedly visited my family inside Vietnam, even though they have nothing to do with my writings. They have through my family tried to pressure me to shut down my blog, which to date has attracted nearly one million page views and international media attention.
I have been a blogger since 2006 and I have twice in the last three years had to relocate my Yahoo! blog page. At first I thought I was the victim of unknown hackers, but later discovered that Yahoo had taken steps to freeze my account. I personally don't see how the political views expressed on my blog violate Yahoo!'s terms of service.
After repeated attempts to phone and e-mail Yahoo customer service, I have yet to receive a clear answer about why my blog was suspended. I believe it is worth noting that Vu Minh Tri, the head of Yahoo Southeast Asia Pte Ltd which operates the 360° blog service in Vietnam, is on record saying: "Yahoo is willing to cooperate with government agencies to ensure a clean and healthy social network."
I'd like to emphasize that blogger and Internet freedom in Vietnam is not only contingent on the government's policies, but also on the actions of multinational Internet companies such as Yahoo as well.

Blacky is the pen name of Le Trung Thanh, a Vietnamese university student based in Taiwan. His blogs include
http://www.blacky2016.tk/ and http://prisonbreak1612.multiply.com/

(Reporting from Taiwan)
http://cpj.org/blog/2009/05/nowhere-safe-for-vietnamese-bloggers.php


No comments: