Chính
trị Trung Quốc đang trong giai đoạn bình lặng trước cơn bão
Katsuji Nakazawa
- Nikkei
Asia
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên dịch | Nghiên
Cứu Quốc Tế
Tập
quyết định chơi an toàn bằng cách trì hoãn các quyết định về nhân sự chủ chốt
và dự luật kinh tế.
Chính
trị Trung Quốc đã rơi vào tình trạng im ắng đáng sợ.
Chính
quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc
phải giữ thế phòng thủ và trì hoãn các quyết định quan trọng về nhân sự trong bối
cảnh gặp nhiều khó khăn về chính trị và kinh tế.
VIDEO
:
Chính trị Trung Quốc đang
trong giai đoạn bình lặng trước cơn bão
https://www.youtube.com/watch?v=FY4tmEBB86c
Kỳ
họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc,
cơ quan lập pháp của nước này, đã kết thúc vào ngày 11/03 mà không có bất kỳ
thông báo nào về các vấn đề nhân sự mà những người theo dõi Trung Quốc đã mong
đợi suốt một thời gian khá dài.
Người
ngoài khó có thể biết được chuyện gì đang xảy ra sau bức mành tre. Những thay đổi
về nhân sự chính là manh mối duy nhất về diễn biến chính trị bên trong Đảng Cộng
sản Trung Quốc.
Với
việc không có thay đổi nhân sự cấp cao nào diễn ra trong kỳ họp Quốc hội thường
niên, có thể nói rằng sẽ không có sự thay đổi thế hệ nào diễn ra dưới thời
chính quyền Tập, chí ít là ở thời điểm hiện tại.
Nhưng
nhân sự không phải là vấn đề duy nhất bị trì hoãn. Cái gọi là “dự thảo luật
thúc đẩy kinh tế tư nhân” cũng vẫn còn trong tình trạng lấp lửng vì những bất đồng
trong nội bộ chính quyền.
Chủ
tịch Tập tham dự lễ bế mạc kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ
đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 11/03. (Ảnh của Tomoki Mera)
Dự
luật này vẫn được cho là trọng tâm của các cuộc thảo luận tại Quốc hội năm nay
cho đến ngay trước thềm khai mạc kỳ họp. Nhưng cuối cùng nó đã bị loại khỏi
chương trình nghị sự tại các phiên họp toàn thể.
Dự
luật này – nhằm mục đích tận dụng sức mạnh của khu vực tư nhân để củng cố nền
kinh tế đang suy yếu của Trung Quốc – đang phải đối mặt với một cuộc chiến khó
khăn. Dù thế nào đi nữa, số phận của nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới.
Các
vấn đề nhân sự quan trọng đang được chú ý đều liên quan đến ngành ngoại giao và
quốc phòng Trung Quốc.
Vương
Nghị, một thành viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng, đang kiêm nhiệm
chức Ngoại trưởng. Đây là một tình huống bất thường. Khi Ngoại trưởng Tần Cương
bị cách chức vào tháng 07/2023, Vương đã trở lại vị trí mà ông từng đảm nhiệm.
Gần
hai năm đã trôi qua và có nhiều đồn đoán rằng người được bổ nhiệm để kế nhiệm
Vương cuối cùng sẽ xuất hiện tại kỳ họp Quốc hội năm nay.
Lưu
Kiến Siêu và một số nhà ngoại giao cấp cao khác được cho là ứng viên cho chức
Ngoại trưởng. Lưu hiện là Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương Đảng.
Nếu
Quốc hội chỉ định người kế nhiệm Vương Nghị, vị ngoại trưởng mới sẽ tham dự cuộc
họp của các ngoại trưởng Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc sẽ được tổ chức tại
Tokyo vào thứ Bảy.
Ngoại
trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya (trái) bắt tay Vương Nghị tại Bắc Kinh vào ngày
25/12/2024. Iwaya rời cuộc họp trong tâm trạng rằng Vương sẽ không sớm rời khỏi
vị trí của mình. (Ảnh của Kyodo)
Hồi
tháng 12, khi Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đến thăm Bắc Kinh để hội đàm
với Vương, đã có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ không sớm bổ nhiệm một ngoại
trưởng mới.
Vương
là chuyên gia về Nhật Bản và từng là đại sứ của Trung Quốc tại nước này. Cuộc gặp
của ông với Iwaya tạo ấn tượng rằng Vương sẽ tiếp tục phụ trách quan hệ song
phương.
Tài
ngoại giao khéo léo của Vương cũng khiến việc miễn nhiệm ông khỏi chức Ngoại
trưởng trở nên khó khăn hơn khi Mỹ hiện đang gia tăng áp lực lên Trung Quốc sau
khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Tổng
thống Mỹ cũng đang nghiêng dần về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc
chiến ở Ukraine. Một vị ngoại trưởng Trung Quốc thiếu kinh nghiệm sẽ không thể
dễ dàng đối phó với tình hình địa chính trị phức tạp hiện nay.
Bên
cạnh đó, địa vị thấp của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hiện tại là một điểm bất
thường khác trong cơ cấu quyền lực.
Đổng
Quân đã được bổ nhiệm vào tháng 12/2023 để kế nhiệm người tiền nhiệm bị thất sủng
là Lý Thượng Phúc. Dù đã 15 tháng trôi qua, nhưng ông vẫn chưa được thăng chức
lên làm Ủy viên Quốc vụ viện, một chức vụ tương đương cấp phó thủ tướng mà Lý từng
đảm nhiệm.
Ông
đã bỏ lỡ hai cơ hội vàng để thăng chức – tại kỳ họp thường niên của Quốc hội
năm 2024 và đầu tháng này.
Việc
bổ nhiệm Đổng làm Bộ trưởng Quốc phòng cũng thu hút nhiều sự chú ý vì ông là cựu
sĩ quan Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân đầu tiên đảm nhiệm chức vụ này.
Bộ
trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tham dự Diễn đàn Hương Sơn vào ngày
13/09/2024. © Reuters
Đổng,
một người gốc tỉnh Sơn Đông, được cho là có mối quan hệ thân thiết với lãnh tụ
tối cao Tập và vợ ông, Bành Lệ Viện, một cựu ca sĩ nổi tiếng thuộc Quân Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc.
Đổng
cũng không trở thành thành viên của Quân ủy Trung ương, cơ quan quân sự hàng đầu
giám sát Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trong quá khứ, các bộ trưởng quốc
phòng thường tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng với tư cách là
thành viên Quân ủy Trung ương.
Cựu
quan chức quân sự cấp cao Miêu Hoa đã tham gia vào việc bổ nhiệm Đổng làm bộ
trưởng quốc phòng.
Vào
tháng 11, Miêu, một thành viên Quân ủy Trung ương và là Chủ nhiệm Bộ Công tác
Chính trị Quân ủy Trung ương, đã đột nhiên bị đình chỉ chức vụ vì “nghi ngờ vi
phạm kỷ luật nghiêm trọng.” Ông từng phục vụ trong Hải quân và được biết đến là
phụ tá thân cận của Tập trong quân đội.
Chính
quyền Tập đang trì hoãn các quyết định quan trọng về nhân sự liên quan đến ngoại
giao và quốc phòng, vì cảm thấy cần phải hành động thận trọng khi thắt chặt quốc
phòng và vượt qua những khó khăn chính trị và kinh tế hiện nay.
Tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 vào năm 2022, Tập đã thể hiện sức mạnh chính
trị và điều phối của mình khi sắp xếp lại các thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính
trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng.
Đội
ngũ lãnh đạo được lấp đầy bởi những người thuộc hoặc gần gũi với phe cánh của Tập.
Đây là một đội hình bất ngờ, thậm chí khi xét theo lịch sử, vì Tập đã phá vỡ
truyền thống bằng cách không cố gắng duy trì sự cân bằng giữa các phe phái
trong đảng.
Tương
tự, Tập cũng phá vỡ truyền thống khi bổ nhiệm các chức vụ trong chính phủ. Việc
ông bổ nhiệm Tần làm Ngoại trưởng vào tháng 12/2022 là một ví dụ điển hình. Tần
là một trong những người được Tập yêu thích, nhưng chỉ hơn nửa năm sau, ông đã
buộc phải cách chức Tần.
Hơn
nữa, Tập cũng quyết định từ bỏ Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là Lý. Dù Tập
đã thâu tóm nhiều quyền lực vào tay mình, nhưng những sai lầm về mặt nhân sự
này đã giáng cho ông một đòn đau về chính trị.
Lưu
Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc, có bài phát biểu tại Tokyo vào ngày 29/05/2024. Ông được cho là ứng viên
cho chức Ngoại trưởng Trung Quốc. (Ảnh của Mina Ashikawa)
Bên
cạnh những khó khăn về nhân sự, chính quyền Tập còn phải đối mặt với những quyết
định kinh tế bất lợi. Chính sách thường gọi là “trấn áp các công ty tư nhân” của
họ đã được nhấn mạnh cách đây 5 năm. Nhưng giờ đây, nó đã thất bại, đổ thêm dầu
vào lửa kinh tế Trung Quốc và gây áp lực lên chính quyền, buộc họ từ bỏ thái độ
khinh thường đối với các công ty tư nhân.
Một
số người trong đảng từ lâu đã chỉ ra nhu cầu phải có các biện pháp quyết liệt để
đối phó với tình trạng hỗn loạn kinh tế. Hồi mùa hè năm 2023, chính quyền đương
nhiệm đã nhận được lời khuyên khắc nghiệt về vấn đề này từ các đảng viên lão
thành.
Nhưng
Tập và các trợ lý thân cận của ông đã làm ngơ trước lời khuyên như vậy, cho đến
khi họ chẳng thể làm ngơ được nữa. Giữa tháng 2, họ đã dàn dựng “một cuộc hòa
giải” với các doanh nhân tư nhân như người sáng lập Tập đoàn Alibaba Jack Ma.
Các
thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và các giám đốc điều hành công ty tư nhân
hàng đầu đã cùng tham dự hội nghị chuyên đề về doanh nghiệp tư nhân tại Bắc
Kinh và còn bắt tay nhau.
Đây
là lần đầu tiên sau sáu năm rưỡi, một hội thảo như vậy được tổ chức. Dù nó được
xử lý khá tốt, nhưng vẫn chưa thể chắc chắn về số phận của dự thảo luật thúc đẩy
kinh tế tư nhân do sự đấu đá nội bộ của chính quyền Tập.
Dự
luật – được công bố vào tháng 10 – nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động của các
công ty tư nhân bằng cách khuyến khích họ gia nhập thị trường và đảm bảo họ có
thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng.
Chính
quyền Tập có truyền thống xem trọng các công ty nhà nước. Việc họ có thể thay đổi
truyền thống này hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc.
Đến
tháng 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hai lần thảo luận về dự luật này và truyền
thông Trung Quốc đưa tin rằng đây sẽ là trọng tâm tại kỳ họp thường niên năm
nay của Quốc hội.
Tuy
nhiên, dự luật thậm chí còn không được đưa vào chương trình nghị sự một cách
chính thức, chứ đừng nói đến việc thảo luận. Đây là điều khá bất ngờ và bất thường
bởi các cuộc thảo luận về dự luật thường diễn ra theo đúng kế hoạch ở Trung Quốc.
Một
số thông điệp đến từ chính phủ Trung Quốc cho thấy rõ rằng dự luật này đã gây
ra những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ.
Tập
(giữa) tham dự một hội nghị chuyên đề về doanh nghiệp tư nhân tại Bắc Kinh vào
ngày 17/02. Việc bắt tay với các doanh nhân vẫn không giải phóng Tập khỏi chính
sách kinh tế thiên vị các công ty nhà nước. (Ảnh của Tân Hoa Xã qua AP)
Vào
thứ Hai ngày 17/03, ngay sau khi kỳ họp Quốc hội kết thúc, Ủy ban Giám sát và
Quản lý Tài sản thuộc Sở hữu Nhà nước của Quốc vụ viện (SASAC) đã đăng tiêu đề
của một bài báo lên một trong những tài khoản mạng xã hội chính thức của mình;
tiêu đề này nhấn mạnh cam kết vững chắc của Trung Quốc trong việc làm cho các
doanh nghiệp nhà nước trở nên “mạnh hơn, tốt hơn, và lớn hơn.”
Bài
viết này đã được đảng bộ SASAC ký và đăng trên Tạp chí Cầu thị,
cơ quan lý luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Thông
điệp này chính là điều mà Tập đã nhấn mạnh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
19 năm 2017, khi bong bóng bất động sản Trung Quốc vẫn đang phình to. Vì vậy,
ngay cả trong tình trạng cấp bách lúc này, Bắc Kinh cũng không thể thay đổi
hoàn toàn định hướng vì sợ làm tổn hại đến danh tiếng của Tập.
Nhưng
tiêu đề kêu gọi phát triển các doanh nghiệp nhà nước đã cho thấy sự bối rối
trong chính phủ, trong lúc Trung Quốc bắt đầu hành động để khai thác sức mạnh của
khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng sau khi bong bóng
bất động sản vỡ tan.
Với
việc các quyết định về nhân sự chủ chốt bị trì hoãn, sẽ không có thay đổi thế hệ
nào trong đội ngũ của chính quyền Tập. Có thể nói tình hình hiện tại chính là
khoảng lặng trước cơn bão.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Katsuji
Nakazawa
là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông
đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng
văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese
politics may be in a calm before the storm,” Nikkei Asia,
20/03/2025
No comments:
Post a Comment