Châu
Âu thực sự có những lá bài nào để đối phó với Donald Trump ?
Phan
Minh - RFI
Đăng
ngày: 24/03/2025 - 11:54
Phải
thừa nhận rằng bối cảnh hiện nay buộc các quốc gia châu Âu tìm giải pháp để duy
trì sự tồn tại của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương. Nhưng
trên thực tế, Liên Hiệp Châu Âu (EU) có thể đưa ra biện pháp gì, và cụ thể
là bởi quốc gia nào ? Liệu Liên Âu có thể hành động chung trong khuôn khổ 27 quốc
gia thành viên, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo không nhất thiết phải đạt
đồng thuận về mọi vấn đề ?
HÌNH
:
Chủ
tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (T) và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 21/01/2020. AFP - JIM
WATSON
Châu
Âu đã dự đoán rằng Donald Trump sẽ tỏ ra cứng rắn hơn trong nhiệm kỳ thứ
hai so với nhiệm kỳ đầu, nhưng không ai có thể ngờ tổng thống Mỹ lại xích lại gần
đồng nhiệm Nga Vladimir Putin đến mức này. Chủ nhân Nhà Trắng đã nhượng bộ
Vladimir Putin phần lớn những gì tổng thống Nga có thể kỳ vọng :
Matxcơva tiếp tục kiểm soát những vùng lãnh thổ đã chiếm được của
Ukraina và bảo đảm rằng Kiev sẽ không gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương
(NATO), ngay cả trước khi các cuộc đàm phán được khởi động. Đồng thời, Donald
Trump công khai lăng nhục tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và đình chỉ
viện trợ quân sự cho Kiev (trước khi khôi phục viện trợ sau khi Ukraina đồng
ý với đề xuất ngưng bắn mà Washington đưa ra tại Jeddah, Ả Rập Xê Út, hôm
11/03/2025).
Trong
bối cảnh này, Ukraina và các quốc gia châu Âu có thể làm được gì ? Họ
không thể làm gì ngay lập tức. Châu Âu thực sự phụ thuộc quá nhiều vào
trang thiết bị quân sự của Mỹ, từ tên lửa Patriot, đạn dược cho hệ thống phòng
không, chiến đấu cơ F-16 hay kể cả trinh sát không gian.
Đó
là lý do tại sao tổng thống Zelensky, mặc dù bị lăng nhục, vẫn giữ
thái độ khiêm nhường đối với Mỹ, và các quốc gia châu Âu cũng cố gắng
không làm đổ vỡ mối quan hệ với tổng thống Mỹ. Các nước vẫn hy vọng
có thể giúp Ukraina không phải đầu hàng vô điều kiện bằng cách tác động đến
lập trường của Hoa Kỳ, và điều này dường như đã được khởi động tại
Jeddah.
NATO
không còn tồn tại trên thực tế
Dù
rất khó dự đoán chính xác chiến tranh Ukraina sẽ tiến triển như thế nào, nhưng
bài học có thể rút ra từ những ngày đầu của nhiệm kỳ tổng thống Trump II đã rõ
ràng. Sự bảo đảm an ninh mà Mỹ cung cấp cho châu Âu trong khuôn khổ NATO không
còn tồn tại. Các nước giờ đây đều biết rằng việc mua thiết bị quân sự của Mỹ là
một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh của các quốc gia sử dụng chúng vì Mỹ vẫn
kiểm soát việc sử dụng các thiết bị này. Và các nước cũng đã hiểu rằng Donald
Trump có ý định tháo dỡ chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế được thiết lập
sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Hầu
hết các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhận thức được sự thay đổi của thời đại, kể cả
những người ủng hộ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương nhiệt thành nhất như lãnh đạo
ngành ngoại giao và an ninh châu Âu Kaja Kallas, hôm 28/02, đã nhận đình "thế
giới tự do rõ ràng đang cần một nhà lãnh đạo mới", hay Ursula von der
Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, luôn rất cẩn trọng để không làm phật lòng
Washington.
Friedrich
Merz, thủ tướng tương lai của Đức, cũng chia sẻ lập trường nêu trên, khi khẳng
định "ưu tiên tuyệt đối là tăng cường sức mạnh châu Âu càng sớm
càng tốt để có thể thực sự độc lập khỏi Mỹ". Đó cũng là quan điểm
của thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, hiện cũng đang tìm kiếm một giải pháp thay thế
cho ô hạt nhân của Mỹ.
Liên
Âu khó có thể thay thế Mỹ ngay lập tức
Các
quốc gia châu Âu cần phải làm gì ? Xây dựng lại một ngành công nghiệp quốc
phòng để không phụ thuộc vào trang thiết bị của Mỹ, tái thiết một cấu trúc an
ninh không còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ, và cuối cùng, tìm kiếm những đồng minh mới
để duy trì chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế. Nhưng liệu Liên Âu có thể
tìm ra lời giải cho bài toán khổng lồ này ? Liên Âu có thể sẽ rất chật vật và
phải tìm những giải pháp nằm ngoài khuôn khổ khối 27.
Tuy
nhiên, đây dường như không phải là bài toán không có lời giải. Vào năm 2023,
GDP của EU cao gấp 8 lần GDP của Nga. Chi tiêu quân sự của các quốc gia EU đạt
mức 326 tỷ euro vào năm 2024, cao gấp 2,5 lần chi tiêu quân sự của Nga, mặc dù
nước này đang huy động toàn bộ lực lượng cho cuộc chiến ở Ukraina. Tuy nhiên,
quy tắc đồng thuận vẫn được áp dụng, khiến khối 27 hầu như không thể tìm được
tiếng nói chung trong vấn đề an ninh và quốc phòng.
Liên
Âu đã thông qua kế hoạch ReArm Europe (Tái vũ trang châu Âu) do Ursula von der
Leyen đề xuất hôm 06/03 vừa qua. Số tiền phục vụ kế hoạch này đạt mức 800 tỷ
euro, vượt qua 750 tỷ euro được huy động vào năm 2020 cho kế hoạch Next
Generation EU đối phó với đại dịch Covid-19. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, có thể
nhận thấy rằng không có khoản tiền nào khác được thảo luận ở cấp Liên Âu.
Việc
loại bỏ chi tiêu quân sự khỏi các quy tắc của Hiệp ước Ổn định hiển nhiên là một
bước tiến tích cực trong các chính sách của Liên Âu, tuy nhiên, việc tăng ngân
sách quốc phòng nhờ cải cách này sẽ vẫn được quản lý ở cấp quốc gia và tiếp tục
ảnh hưởng đến tài chính công của các nước thành viên.
Việc
thay đổi các quy tắc để cho phép Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tài trợ cho các
dự án quốc phòng mặc dù đã được dự trù, nhưng điều đó không bao gồm việc tăng vốn
của ngân hàng. Do vậy, kế hoạch này vẫn còn bị hạn chế. Số tiền 150 tỷ euro của
khoản vay trong khuôn khổ Next Generation EU tài trợ cho các dự án quốc phòng
là số tiền đáng lẽ được sử dụng cho công cuộc chuyển đổi năng lượng và kỹ thuật
số.
Khoản
nợ chung của châu Âu và tài sản bị phong tỏa của Nga
Kế
hoạch của Liên Âu còn thiếu mất hai thành phần để có thể đánh dấu một bước tiến
thật sự của khối : một khoản nợ chung mới có tính liên đới và việc tịch thu khoảng
235 tỷ euro tài sản của Nga bị phong tỏa ở châu Âu, chứ không chỉ khoản lãi từ
số tiền này.
Nhưng
hiện tại, các nước Liên Âu vẫn còn bất đồng trong hồ sơ này. Hungary của Viktor
Orban không phải là quốc gia duy nhất phản đối việc thu giữ này, bởi hiện tại,
chính phủ Pháp và Đức cũng nhất trí với kế hoạch này vì lo ngại rằng châu
Âu sẽ mất khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều này có thể thay đổi
trong những tháng tới nếu các quốc gia châu Âu nhận thức được mức độ nghiêm trọng
của tình hình.
Tuy
nhiên, Liên Âu có thể tự định đoạt trong việc tăng cường ngành công nghiệp quốc
phòng, lĩnh vực mà EU có các công cụ và phương tiện đáng kể. Sẽ có rất nhiều việc
phải làm vì ngành công nghiệp này đã bị suy yếu rất nhiều sau khi bức tường
Berlin sụp đổ. Hơn nữa, các quốc gia châu Âu từng có vị thế vững chắc trong
lĩnh vực không gian vũ trụ, giờ đã sa sút trong những năm gần đây.
Ngành
hàng không quân sự châu Âu vẫn cực kỳ phụ thuộc vào Mỹ và ngành công nghiệp
drone của khối 27 vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.
Ngoài
ra, đây cũng không phải là điều đơn giản về mặt chính trị. Hầu hết các dự án quốc
phòng châu Âu, đặc biệt là các dự án Pháp-Đức, đều đã thất bại cho đến nay,
trong bối cảnh mỗi nước tìm cách bảo vệ đặc thù của mình và ưu tiên tự cung. Dự
án xe tăng tương lai Pháp-Đức đã liên tục bị trì hoãn, còn hành trình phát triển
máy bay vận tải quân sự Airbus A400 M thì đầy chông gai.
Khuyến
khích các nhà sản xuất hợp tác và sáp nhập
Liệu
bối cảnh địa chính trị mới có thúc đẩy Liên Âu vượt qua những rào cản
này ? Để EU có thể khuyến khích các nhà sản xuất vũ khí hợp tác nhiều hơn
hoặc thậm chí hợp nhất, khối 27 sẽ cần có đủ nguồn lực tài chính.
Hơn
nữa, trong ngắn hạn, ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu sẽ không có đủ khả
năng cung cấp các trang thiết bị và đạn dược cho quân đội ở mức tương xứng đối với mối
đe dọa hiện nay. Nếu không muốn phụ thuộc vào thiết bị Hoa Kỳ,
châu Âu sẽ phải mua thiết bị từ các quốc gia không thuộc EU như Thổ
Nhĩ Kỳ hoặc Hàn Quốc, và quỹ châu Âu phải hỗ trợ các quốc
gia thành viên trang bị những thiết bị này.
Trong
lĩnh vực quân sự thuần túy cũng như trong lĩnh vực tình báo, khả năng khối 27
có được tiến bộ vượt bậc là không khả thi. Liên Âu sẽ phải
dựa vào các liên minh bên ngoài khuôn khổ chính thức của EU, bao gồm các quốc
gia không phải thành viên như Vương Quốc Anh, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ hay thậm
chí là Canada hoặc Úc, để thực hiện các kế hoạch như bảo vệ
không phận cho Ukraina, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình trong trường hợp
ngưng bắn hoặc xây dựng một lá chắn tên lửa châu Âu.
Hơn
nữa, các nước sẽ phải tính đến việc lập một liên minh an ninh lâu dài có
thể thay thế NATO đã lỗi thời. Điều này đặc biệt cần thiết để chính thức
hóa việc mở rộng ô hạt nhân của Pháp và Anh nhằm bảo vệ các quốc
gia châu Âu khác, như mong muốn của Ba Lan và Đức, và điều
này có thể cũng phải bắt nguồn từ ngoài khuôn khổ
chính thức của EU.
Thắt
chặt quan hệ với các đồng minh khác của Mỹ và quan tâm hơn đến Nam
Bán cầu
Cuối
cùng, Liên Âu và các nước láng giềng phải gấp rút để bảo vệ
chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế trước Donald Trump. Để làm điều này, họ
cần thắt chặt quan hệ với các quốc gia G6 (G7 trừ Mỹ, bao gồm Nhật Bản và
Canada), cũng như với Hàn Quốc và Úc để cùng phản ứng trước hành động gây
hấn của tổng thống Mỹ.
Đồng
thời, Liên Âu cũng phải quan tâm hơn tới các quốc gia "Nam
Bán cầu" như Indonesia, Ấn Độ, Brazil hay Nam
Phi để hiện đại hóa khuôn khổ đa phương hiện tại, tạo thêm không gian cho
họ, và điều này sẽ góp phần ngăn chặn nỗ lực của Donald Trump nhằm phá hủy
luật pháp quốc tế. Việc bảo vệ Hiệp định Paris và đấu tranh chống biến đổi khí
hậu sẽ là ưu tiên, và châu Âu sẽ phải hợp tác chặt chẽ với Trung
Quốc về vấn đề này để đối phó với Mỹ.
Tóm
lại, châu Âu có khả năng đối phó với Donald Trump và Vladimir Putin, nhưng
khó khăn chính của họ là làm sao huy động các nguồn lực một cách hiệu quả. Để đạt
được điều này trong khuôn khổ Liên Hiệp Châu Âu sẽ không hề đơn giản, và
trong nhiều vấn đề, các quốc gia sẽ phải tìm những phương thức khác.
Nguồn
: The
Conversation – 17/03/2025
https://theconversation.com/concretement-que-peuvent-faire-les-europeens-face-a-trump-252191
---------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Quốc
Phòng Châu Âu : 5 năm để tự chủ quốc phòng, thời gian ngắn cho một hành
trình dài
Tạp
chí Kinh tế
Tái
vũ trang cho châu Âu : Những trở lực trong cuộc chạy đua với thời gian
No comments:
Post a Comment